Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Nokia bán Windows Phone 8 giá rẻ nhất tại Việt Nam đầu tiên

http://dantri.com.vn/suc-manh-so/nokia-ban-windows-phone-8-gia-re-nhat-tai-viet-nam-dau-tien-700306.htm

Nokia bán Windows Phone 8 giá rẻ nhất tại Việt Nam đầu tiên

(Dân trí) - Nokia đã mở đầu cho màn trình diễn của mình tại Đại hội di động thế giới MWC 2013 bằng việc ra mắt loạt điện thoại giá rẻ mới, đáng chú ý trong đó có 2 chiếc smartphone sử dụng nền tảng Windows Phone 8 của Microsoft.

Kể từ khi ra mắt bộ đôi smartphone sử dụng Windows Phone 8 là Lumia 920 và Lumia 820, với những tính năng cao cấp như máy ảnh PureView, sạc không dây… Nokia vẫn chưa thể tìm được chỗ đứng trên thị trường smartphone để cạnh tranh với Android và iOS, có vẻ như hãng điện thoại Phần Lan đang dần thay đổi chiến thuật khi tập trung vào phân khúc trung cấp.

Hôm nay, trước thềm MWC 2013 diễn ra tại Barcelona (Tây Ban Nha), Nokia đã trình làng bộ đôi smartphone sử dụng nền tảng Windows Phone 8 giá rẻ.

Lumia 520 là smartphone chạy Windows 8 rẻ nhất hiện nay

Nổi bật trong đó là chiếc smartphone Lumia 520, được xem là chiếc smartphone sử dụng Windows Phone 8 rẻ nhất hiện nay, với mức giá 183 USD, không kèm theo hợp đồng với nhà mạng.

Mặc dù là chiếc smartphone tầm trung và giá rẻ, Lumia 520 cũng được trang bị một cấu hình khá ổn so với mức giá, bao gồm màn hình rộng 4-inch, độ phân giải 800x480, sử dụng vi xử lý lõi kép tốc độ 1GHz cùng 512MB bộ nhớ RAM. Máy có ổ cứng 8GB kèm theo khe cắm thẻ nhớ ngoài.

Nokia cũng trang bị cho Lumia 520 máy ảnh với ống kính Carl Zeiss f/1.9, tương tự như nhiều smartphone cao cấp khác của hãng. Máy ảnh của Lumia 520 có độ phân giải 5 megapixel, hỗ trợ quay video HD 720p.

Máy được trang bị công nghệ màn hình siêu nhạy, như trên Lumia 920

Đáng chú ý, Lumia 520 cũng được trang bị công nghệ màn hình cảm ứng siêu nhạy, nghĩa là người dùng có thể sử dụng máy khi vẫn đeo găng tay hay sử dụng các vật dụng bằng kim loại để điều khiển màn hình.

Sản phẩm hỗ trợ kết nối Wifi, Bluetooth và 3G. Lumia 520 sẽ có mặt trên thị trường Việt Nam và Hồng Kông đầu tiên vào tháng 3 tới đây. Các nước khác sẽ phải sang quý II mới được xuất hiện.

Video giới thiệu về Lumia 520:



Trong khi đó, Lumia 720 là phiên bản cao cấp hơn với mức giá cao hơn, nhưng vẫn thuộc phân khúc tầm trung. Chiếc smartphone này có giá bán lẻ 328 USD, không kèm hợp đồng với nhà mạng.

Lumia 720 có màn hình rộng 4,3-inch với độ phân giải 800x480. Giống Lumia 520, Lumia 720 cũng được trang bị màn hình công nghệ siêu nhạy.

Sản phẩm sử dụng vi xử lý lõi kép tốc độ 1GHz, 512MB bộ nhớ RAM, ổ cứng lưu trữ 8GB hỗ trợ thêm khe cắm thẻ nhớ ngoài. Camera trên Lumia 720 cũng được nâng cấp lên 6.7 megapixel với ống kính Carl Zeiss f/1.0, hỗ trợ quay video HD 720p.

Lumia 720 là chiếc smartphone Windows Phone 8 tầm trung

Lumia 720 hỗ trợ kết nối Wifi, Bluetooth, 3G. Mặc dù sản phẩm không được trang bị tính năng sạc không dây, nhưng sẽ xuất hiện lớp vỏ phụ kiện dành cho Lumia 720 để mở rộng thêm tính năng này cho sản phẩm.

Lumia 720 sẽ xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 3 này, sau đó tại các thị trường khác trong quý II/2013.

Video giới thiệu về Lumia 720:



Ngoài bộ đôi smartphone chạy Windows Phone 8, Nokia còn trình làng thêm 2 chiếc điện thoại giá rẻ tại MWC 2013 là Nokia 105 và Nokia 301. Đáng chú ý, chiếc điện thoại Nokia 105 chỉ có giá 15 Euro (khoảng 20 USD). Đây là một trong những chiếc điện thoại có giá rẻ nhất thế giới hiện nay.

"Chúng tôi đang muốn chứng tỏ rằng với 15 Euro cũng có thể tạo ra một chiếc điện thoại đẹp", Susan Sheehan, Phó chủ tịch truyền thông của Nokia cho biết.

Nokia 105 là một trong những điện thoại rẻ nhất hiện nay

Cả 2 chiếc điện thoại này đều có thiết kế dạng thanh cơ bản, trong đó Nokia 301 được trang bị với nhiều tính năng hơn như trình duyệt Xpress Browser, camera 3.2 megapixel, hỗ trợ cả phiên bản 2 SIM. Nokia 301 còn hỗ trợ cả kết nối 3G. Sản phẩm có giá 65 Euro.

Lumia 301 được trang bị thêm khá nhiều tính năng

Dự kiến 2 chiếc điện thoại giá rẻ này sẽ chỉ nhắm đến các thị trường đang phát triển, tuy nhiên thời gian xuất hiện chưa được công bố.

T.Thủy

--   Best regards!      ********************************************************************  Bui Cong Thinh, Official  Division of Science Technology and International Cooperation  --------------------------------------------------------------------  Office: Department of Information Technology, MONRE  Address: 28 Pham Van Dong Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam  Work phone: +84 (0)462 975 766     Mobile phone: +84 (0)989 989 256  Email: thinhbc@tnmt.vn             thinhbc@gmail.com  ********************************************************************

Vũ khí Hàn Quốc “đổ bộ” thị trường Đông Nam Á

http://dantri.com.vn/the-gioi/vu-khi-han-quoc-do-bo-thi-truong-dong-nam-a-700340.htm

Vũ khí Hàn Quốc "đổ bộ" thị trường Đông Nam Á

(Dân trí) - Các máy bay và tàu quân sự Hàn Quốc ngày càng phổ biến ở Đông Nam Á khi các quốc gia đang phát triển trong khu vực đẩy mạnh mua bán vũ khí trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường quân sự.


Máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc.

Với việc coi thị trường Đông Nam Á là bàn đạp, Seoul đang đặt mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu vũ khí lên 4 tỷ USD vào năm 2020.

Các máy bay huấn luyện là mặt hàng hàng đầu trong nỗ lực xuất khẩu của Seoul sang khu vực Đông Nam Á. Hàn Quốc và Philippines đã bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm bán các máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc cho Philippines.

FA-50 là phiên bản cải tiến của máy bay chiến đấu siêu âm T-50 Golden Eagle do tập đoàn Công nghiệp không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) chế tạo.

"Cả hai bên đã bước vào các cuộc đàm phán cuối cùng về thương vụ FA-50", một phát ngôn viên của Cơ quan thu mua quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc ho hay. "Các cuộc đàm phán dự kiến mất vài tháng nữa".

FA-50 dự kiến sẽ củng cố cho không quân Philippines trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này không có máy bay chiến đấu nào kể từ khi cho về hưu các chiến đấu cơ F-5 do Mỹ thiết kế hồi năm 2005.

Thương vụ FA-50 diễn ra giữa lúc Philippines có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng giới chức Philippines nói các máy bay FA-50 cơ bản sẽ được sử dụng cho công tác huấn luyện và đối phó thảm hoạ.

KAI cũng tăng cường vị thế tại Indonesia, vốn trở thành một trong những đối tác mua vũ khí lớn nhất của Hàn Quốc. Sau khi bàn giao 16 máy bay huấn luyện cơ bản KT-1 Woongbi cho Indonesia, KAI đã ký một hợp đồng trị giá 400 triệu USD với Indonesia hồi năm 2011 để bán 16 chiếc F-50.
 
Chiến đấu cơ hiện đại KF-X do Indonesia và Hàn Quốc hợp tác chế tạo.

"Chúng tôi đang thành công trong việc mở rộng quan hệ đối tác với Indonesia trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và bán sản phẩm", Park Noh-sun, phó chủ tịch điều hành của KAI, cho biết, ám chỉ dự án giữa Seoul và Jakarta nhằm phát triển các máy bay chiến đấu lớp F-16, được biết tới với tên gọi KF-X.

"Tôi nghĩ có 4 điều bạn phải thoả mãn trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí: chính trị, vận hành, kinh tế và chuyển giao công nghệ. Đối với các quốc gia Đông Nam Á, các hệ thống vũ khí Hàn Quốc đáp ứng tất cả các nhu cầu này một cách hoàn hảo", ông Park nói thêm.

Thái Lan cũng được xem là một khách hàng tiềm năng của dòng trực thăng vận tải Surion, do KAI và Eurocopter hợp tác phát triển, cũng như các máy bay chiến đấu T-50.

Ngoài máy bay, Hàn Quốc cũng đang tập trung vào việc xuất khẩu các tàu ngầm và tàu chiến. Tập đoàn đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering đã bán 3 trong số các tàu ngầm Type-209 cho Indonesia vào năm 2011 với giá 1,1 tỷ USD.
 
Tàu ngầm Type-209 của Hàn Quốc.

Các quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có Malaysia và Philippines, cũng rất quan tâm tới các tàu hải quân Hàn Quốc, trong đó có các tàu cung ứng, ông Lee Jong-deuk, quản lý bộ phận tiếp thị nước ngoài của Hiệp hội công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, cho hay.

"Khả năng đóng tàu của Hàn Quốc đã được chứng minh trong năm qua khi giành hợp đồng trị giá 940 triệu USD nhằm chế tạo 4 tàu chở dầu cho hải quân hoàng gia Anh", ông Lee cho hay.

"Việc xuất khẩu các tàu chở dầu hải quân cho Anh sẽ giúp các hãng đóng tàu Hàn Quốc đẩy mạnh xuất khẩu tàu hải quân tới châu Á, châu Phi và các nước thuộc khối Thịnh vượng Chung Anh", ông Lee nói thêm.

Tiếp cận thị trường Nam Mỹ

Bên cạnh thị trường Đông Nam Á, Hàn Quốc cũng đang cố gắng đặt chân vào thị trường Nam Mỹ.

KAI đã ký một hợp đồng trị giá 200 triệu USD với Peru để bán 20 máy bay huấn luyện KT-1 và đây là thương vụ bán máy bay đầu tiên của Hàn Quốc với thị trường Nam Mỹ.

"Việc xuất khẩu các máy bay KT-1 tới Peru đã mở đường vào thị trường Nam Mỹ, sau Đông Nam Á và châu Âu", Noh Dae-rae, một quan chức của DAPA, nói. "Chúng tôi hi vọng các nhà thầu quốc phòng Hàn Quốc sẽ mở rộng xuất khẩu sang khu vực Nam Mỹ chậm nhưng chắc nhờ hợp đồng KT-1".

DAPA nhận thấy tiềm năng của khu vực Nam Mỹ là khoảng 200 máy bay huấn luyện cơ bản.

LIG Nex1, một nhà phát triển vũ khí dẫn đường chính xác hàng đầu của Hàn Quốc, hồi tháng 11 năm ngoái cũng ký kết một hợp đồng nhằm bán 16 tên lửa đối hạm trị giá khoảng 100 triệu USD cho Colombia.

An Bình
Theo Defense News


--   Best regards!      ********************************************************************  Bui Cong Thinh, Official  Division of Science Technology and International Cooperation  --------------------------------------------------------------------  Office: Department of Information Technology, MONRE  Address: 28 Pham Van Dong Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam  Work phone: +84 (0)462 975 766     Mobile phone: +84 (0)989 989 256  Email: thinhbc@tnmt.vn             thinhbc@gmail.com  ********************************************************************

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Vụ nổ làm 11 người chết: Có phải chỉ là chất nổ phim trường?

http://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-no-lam-11-nguoi-chet-co-phai-chi-la-chat-no-phim-truong-700916.htm

Có phải chỉ là chất nổ phim trường?

(Dân trí) - "Tôi không nghĩ vụ cháy nổ làm 11 người chết vừa xảy ra xuất phát từ loại thuốc cháy nổ bình thường trong phim trường. Tôi càng không hiểu tại sao một người cẩn trọng như ông Phương lại để xảy ra sai sót gây hậu quả nghiêm trọng như vậy".
 >> Nhiều súng quân dụng, vỏ đạn tại hiện trường vụ nổ sập nhà

Tiến sĩ Nguyễn Phước Thành, Chủ nhiệm liên ngành Hóa phân tích - Hóa đại cương, Trường Đại học Tôn Đức Thắng TPHCM, đã có những chia sẽ về mặt kỹ thuật với PV Dân trí liên quan đến vụ cháy nổ kinh hoàng tại nhà ông Lê Minh Phương, Giám đốc Công ty Lạc Việt, làm 11 người chết.

Sức công phá hơn quả bom lớn

Tiến sĩ Thành phân tích, cháy, nổ là 2 vấn đề. Nếu cháy, trong quá trình dồn nén mà nơi đang cháy có kíp nổ, thuốc nổ, sẽ sinh ra quá trình nổ. Phim trường chủ yếu tạo ra khói và lửa. Còn nổ thì phim trường không cho nổ bằng thứ thuốc nổ mạnh. Vì vậy, chắc chắn trong kho của ông Lê Minh Phương có khối thuốc cháy và khối thuốc nổ rất lớn.

Dù cho có thuốc nổ, thuốc cháy thì cũng phải có tác động, đập, xẹt, tia lửa thì mới xảy ra quá trình cháy, nổ. Khối nổ lớn nằm trong không gian hẹp, bị nén lại nên bung ra một cái làm sập nhà, chết người.

TS Thành cho rằng, vấn đề sát thương không xảy ra ở vụ nổ mà do sức nổ công phá làm sập nhà, nạn nhân bị thương và khi quá trình cháy xảy ra thì họ đã chết nóng, chết cháy.
Sức công phá của vụ nổ có thể không đơn thuần là do thuốc cháy nổ của phim trường

"Khi một trái bom nổ tạo ra sóng xung kích với sức công phá lớn. Khi sóng xung kích mạnh thì sức công phá sẽ mạnh, làm phá vỡ không gian trong nhà được bao bọc bởi những bức tường kín, kiên cố. Sóng xung kích tác động những nhà xung quanh, tức tạo ra một lực ép, bung ra theo kiểu lan tỏa. Bán kính của sóng xung kích tùy thuộc cấu trúc hạ tầng. Nếu những nhà xung quanh không chắc thì sức tàn phá còn lớn nữa. Quá trình nổ và cháy sẽ phát ra nhiệt độ cao, lấy toàn bộ ôxy trong quá trình cháy, tạo CO2 dẫn đến những người trong nhà bị ngộp thở cùng với sức nóng của lửa, tác động cơ học của vụ sập… dẫn đến tử vong", TS Thành phân tích.

Chuyên gia hóa học này cũng cho biết thêm về quy trình đơn giản nhất tạo hiệu ứng cháy nổ. Theo đó, đầu tiên phải có thuốc cháy, pha tùy tỉ lệ, muốn thuốc cháy bắt cháy phải có kíp nổ (to, nhỏ tùy yêu cầu) làm mồi. Khi chích kíp nổ thì lửa mới bùng lên. Tuy nhiên, phim trường không làm nổ to mà sử dụng kỹ xảo nhiều hơn. Quá trình cháy nổ kéo dài 5, 10 giây hay 1 phút…, hiệu ứng to, nhỏ… tùy yêu cầu của đạo diễn và phụ thuộc tỉ lệ thành phần các chất pha chế.

"Sức nổ công phá làm sập 3 căn nhà, 10 người chết tại chỗ, tiếng vang to thì chứng tỏ sức nổ rất lớn, tầm cỡ quả bom. Vì thế, tôi không nghĩ trong kho của anh Phương chỉ chứa chất cháy, nổ thông thường dùng cho phim trường", TS Nguyễn Phước Thành nói.

Cẩn thận với cháy nổ không bao giờ thừa

Có thông tin cho rằng, ông Phương "khói lửa" mua hóa chất ở chợ Kim Biên (Q.5, TPHCM) và lấy thuốc từ đạn mã tử để làm hiệu ứng cháy nổ trong phim trường. TS Thành cho biết, những hóa chất tạo hiệu ứng cháy, nổ mà ông Phương có thể mua ở chợ Kim Biên là muối Natri hoặc Kali Nitrat (NO3-), Kaliclorat (KClO3), bột than nhẹ, phốt pho đỏ… Tuy nhiên, những chất tự pha chế này sức nổ kém, tính sát thương không cao mà chỉ tạo ra khói, lửa… "Để tạo khí nhiều, người ta thường cho bột than nhẹ và kaliclorat. Muốn có chất nổ như pháo thì người ta sử dụng nitrat và bột than nhẹ", TS Thành nói.

Kết quả khám nghiệm hiện trường ban đầu cho thấy có nhiều vỏ đạn mã tử. TS Thành cho rằng, thuốc đạn mã tử rất nhạy cháy, tùy kích cỡ mà lượng thuốc nhiều hay ít. Tuy nhiên, đây vẫn là loại được quản lý nghiêm ngặt không khác gì thuốc nổ TNT. "Có thể, ông Phương đã trộn thuốc trong đạn mã tử với hóa chất mua từ chợ Kim Biên để tăng độ nhạy cho thuốc… Vấn đề là làm sao mà ông có được thuốc từ đạn mã tử đấy", TS Thành nói.

TS Thành bác bỏ khả năng vụ nổ là do con trẻ trong nhà ông Phương nghịch phá gây ra, không thể do mâu thuẫn gia đình và cũng khó có khả năng bị trả thù vì cạnh tranh trong làm ăn mà ông Phương đang làm "độc quyền" hiệu ứng cháy nổ trong phía Nam.

Hiện trường vụ việc đang được phong tỏa để điều tra làm rõ nguyên nhân

TS Thành cũng không ngờ một con người được cho là cẩn thận như ông Phương mà lại đưa cả gia đình về ở trong kho chứa đạo cụ, thuốc cháy nổ tạo hiệu ứng phim trường. "Có thể biết nhiều quá, nên chủ quan chăng? Không có cẩn thận nào là thừa trong cuộc sống cả. Có kinh nghiệm như anh Phương nhưng chỉ cần chủ quan hay một sai sót nhỏ là hậu quả khôn lường. Hoạt động với chất cháy nổ thì không loại trừ sai sót nào hết", TS Thành nói.

Qua sự việc đau lòng xảy ra đối với gia đình ông Lê Minh Phương và các nạn nhân khác, TS Nguyễn Phước Thành khuyên mọi người nên cẩn thận với cháy nổ. Theo đó, cách quản lý chất cháy nổ an toàn nhất là không bao giờ cho chất cháy gần chất nổ. Phải bảo vệ, cất giữ trong khu đặc biệt, nhà kho, tường phải bảo đảm an toàn, cách xa dân cư, xa tất cả những khu vực có thể gây ra tiếng động, lực cơ học. Khi vận chuyển chất cháy nổ phải dùng loại xe chuyên biệt và khoảng thời gian di chuyển rất nhanh. 

"Cẩn thận với cháy nổ không thừa. Phải biết rất kỹ tính chất từng hóa chất đang dùng. Hiểu nó để bảo vệ mình. Phải nắm kỹ các quy định kỹ thuật về pha chế chất cháy nổ, không được làm ẩu… Phải có chuyên gia về cháy nổ chỉ dạy. Chứ sự việc của anh Phương khiến tôi cứ suy nghĩ mãi rằng chẳng lẽ đây là số mệnh, sinh nghề tử nghiệp", TS Thành trăn trở.

Chê bai và khen ngợi


http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/che-bai-va-khen-ngoi-700628.htm

Chê bai và khen ngợi

(Dân trí) - Khi học trong nước, cô học trò tự nhận mình rất kém, tự ti. Nhưng khi sang nước bạn, em trở nên mạnh dạn, tiến bộ bất ngờ…Điều khác biệt với cô học trò là ở nước ngoài, em không còn sợ làm sai hay bị ám ảnh bởi những lời chê bai, trách mắng.
 >>  Bi kịch trẻ nhờn đòn roi
 >>  "Bôi nhọ" để… dạy trẻ: Cực kỳ nguy hại

Cô là cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa TPHCM, từng tham gia chương trình Học giả Việt Nam tại ĐH Portland (Mỹ) do Intel hỗ trợ, kể rằng khi học trong nước, em rất kém, tự ti, ít khi dám thể hiện khả năng của mình. Nhưng chỉ một thời gian ở nước ngoài, em và những học sinh Việt Nam khác đều tiến bộ rất nhanh, trở thành những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc.

Điều khác biệt cô sinh viên cảm nhận rõ nhất lúc học ở nước ngoài là khi làm bất cứ việc gì, điều học trò nhận được đầu tiên là "good good" kèm lời cảm ơn của những người xung quanh. Nếu mình làm tốt, họ sẽ ghi nhận, còn nếu chưa đúng thì sẽ được những lời góp ý với tính xây dựng. Cô hiểu thêm vì sao sinh viên các nước lại năng động, giỏi giang và có sự khác biệt với sinh viên nước mình đến vậy.

Học sinh nước ngoài dám thể hiện mình vì các em được tin tưởng, không phải đối diện với những lời chê bai, cười nhạo (Ảnh minh họa: Hoài Nam)

Thái Minh Thùy, nữ sinh Việt đang theo học tại Trường ĐH Sydney - người khiến ngành giáo dục Úc phải ngỡ ngàng vì kết quả học tập cũng như khả năng tiếng Anh chia sẻ, mới đầu đi du học, em rất lo sợ vì cách phát âm tiếng Anh khó nghe của mình. Em sợ bị cười nhạo, bị chê bai…

Nhưng không, khi Thùy phát âm sai, không một ai cười nhạo mà đổi lại là thái độ thân thiện và thẳng thắn của bạn bè, thầy cô quốc tế. Họ khen ngợi nỗ lực của Thùy và giúp cô biết mình phát âm chưa chuẩn ở điểm nào để sửa lại.

Điều mà Thùy và nhiều du học sinh thừa nhận rằng rất khó tìm thấy ở môi trường giáo dục trong nước.

Từ khi còn rất nhỏ, học trò chúng ta đã được "rèn giũa" với những hình phạt, lời trách móc của giáo viên, cha mẹ mỗi khi chưa ngoan, chưa giỏi. Trẻ em Việt Nam sống chìm ngập trong những lời chê bai, cười nhạo của người xung quanh. Bị điểm kém, có thể các em sẽ bị lêu lêu giữa lớp với những lời cười cợt, chế nhạo. Về nhà, các em tiếp tục bị cha mẹ áp dụng các hình phạt như đánh tay, quỳ gối… kèm theo những lời ngu, yếu, dốt.

Vui chơi, ăn uống, học tập hay bất cứ công việc gì, nếu các em làm không đúng ý người lớn thì y như rằng sẽ bị quát nạt, chê bai đủ bề. Thậm chí… chưa làm đã bị chê.

Chúng ta giáo dục (cả nhà trường và gia đình) bằng những lời chê vì nghĩ chê trẻ mới tiến bộ. Nhưng sau đó, thay vì góp ý giúp các em biết chỗ chưa đúng để khắc phục, cách nhanh vào gọn nhất là người lớn làm thay các em.

Chúng ta đang dần tạo lên một thế hệ "gà công nghiệp". Khi sợ bị chê, bị phạt, không được người khác tin tưởng các em rất sợ rủi ro, sợ trách nhiệm. Đó là con đường ngắn nhất giúp đứa trẻ có lối sống thụ động, không dám sáng tạo, thể hiện mình.

Ở nước ngoài, nhất là ở một số nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Úc, Nhật…, người ta đặt niềm tin ở con trẻ từ rất sớm. Kể cả khi trẻ hoàn thành mọi việc rất tệ thì việc đầu tiên của thầy cô, cha mẹ là khen ngợi nỗ lực của chúng. Sau đó, họ mới chỉ ra điểm chưa đúng, còn thiếu với sự góp ý chân thành. Thế nên, học trò, con cái họ không sợ sai, dám dấn thân, dám sáng tạo và dám chịu trách nhiệm. Và hơn hết, trẻ em có động lực để cố gắng vì luôn được người khác tin tưởng vào mình.

Hoài Nam


Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Tàu ngầm Kilo có tính năng vượt trội các tàu ngầm AIP (1)

http://dantri.com.vn/the-gioi/tau-ngam-kilo-co-tinh-nang-vuot-troi-cac-tau-ngam-aip-1-699094.htm
Thứ Sáu, 22/02/2013 - 09:09   

Tàu ngầm Kilo có tính năng vượt trội các tàu ngầm AIP (1)

Hiện trên thế giới, xu hướng phát triển tàu ngầm AIP đang được ưa chuộng, các nước đua nhau mua sắm loại tàu ngầm này, thậm chí một số nước đã, đang và sắp sử dụng tàu ngầm Kilo cũng phân vân có nên theo trào lưu này, thay tàu ngầm Kilo bằng tàu ngầm AIP hay không?
 >> Trung Quốc lo ngại vì Việt Nam sắp nhận tàu ngầm

Về tính năng kỹ thuật: Mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng

Kilo là loại tàu ngầm Diezen - điện tầm trung thuộc dự án 636 của Nga, có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2300 tấn khi nổi và 3900 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ Diezen công suất 5.900hp, nó có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động bình thường dưới độ sâu 300m, tối đa 350m, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu ngầm Kilo còn được trang bị thiết bị thông tin vô tuyến tiên tiến với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và hệ thống thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc.
 

Tàu ngầm Kilo là sản phẩm ưu việt trong số các tàu ngầm thông thường trên thế giới
Đánh giá mức độ ưu việt của mỗi loại tàu ngầm động cơ thông thường người ta đều xuất phát từ 5 tiêu chí cơ bản, bao gồm 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật là: phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày; độ ồn, mức độ bộc lộ radar và hệ thống sonar quan trắc. 2 tiêu chí còn lại thuộc về tính năng tác chiến là hệ thống vũ khí và khả năng tác chiến đa nhiệm. Xét trên cả 5 tiêu chí thì tàu ngầm Kilo vẫn thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới.

Về tiêu chí thứ nhất: Các tàu ngầm thuộc dự án nâng cấp của Ấn Độ và đóng mới của Việt Nam đều được trang bị hệ thống duy trì sự sống mới, cải thiện điều kiện sinh hoạt của thủy thủ đoàn khiến tàu có khả năng hành trình liên tục 45 ngày. Tuy Kilo có một điểm yếu so với các tàu ngầm AIP là phải nổi lên nhiều hơn để lấy dưỡng khí, nhưng nhược điểm này có thể khắc phục được bằng công nghệ ống hút khí Composite hoàn toàn không bộ lộ radar (hiện SMX-26 của Pháp dang áp dụng công nghệ này).


Tàu ngầm SMX-26 có khả năng thả ống hút để lấy dưỡng khí. (Ảnh dưới: đường ống hút khí, ảnh trên: miệng ống nổi trên mặt biển)

Còn về phạm vi tác chiến thì Kilo vượt trội hơn rất nhiều, nó có thể hoạt động ở tầm xa trên 10.000km, tại các vùng biển xa, nước sâu 350m. Trong khi đó, các tàu ngầm AIP đa số kích cỡ nhỏ, hoạt động ở vùng biển sâu tối đa 200m ở khu vực ven bờ. Xét trên tiêu chí về phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày, cả 2 loại đều có những ưu, nhược điểm riêng là sự bổ sung hoàn hảo cho nhau chứ không thể thay thế nhau được.
 
Về độ ồn và khả năng bộc lộ radar
 
Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn nên cơ bản không cần ngói cách âm. Tàu ngầm Kilo không sử dụng công nghệ đó nên được phủ ngói cách âm công nghệ mới, giảm rung chấn vỏ tàu và truyền động đến chân vịt. Độ yên tĩnh của tàu ngầm Kilo đã được khẳng định hầu như tuyệt đối, thể hiện qua biệt danh mà NATO đặt cho nó là: "Black Hole" (Hố đen).
 

Tàu ngầm Amur của Nga là tàu ngầm AIP có tính năng tốt nhất
Đối với tiêu chí thứ 3, trong số các tàu ngầm Kilo, hệ thống sonar của Algieria và Trung Quốc là kém nhất. Tàu ngầm Kilo 636MK của họ trang bị hệ thống sonar MGK 400E. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao đa chức năng và có mức độ số hóa cao hơn, tiệm cận các loại tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay.

Về phương diện này, các tàu ngầm AIP thế hệ mới đương nhiên là có ưu thế hơn vì rõ ràng các tàu thuộc thế hệ sau bao giờ cũng được cung cấp những thiết bị tiên tiến nhất. SMX-26 của Pháp là tàu ngầm hàng đầu về hệ thống sonar quan trắc. Nó được trang bị hệ thống tác chiến có hiển thị hải đồ số 3 chiều, hệ thống radar và cảm biến quét địa hình dưới đáy biển, đồng thời, SMX-26 có thể rải các hệ thống cảm biến tích hợp thiết bị nhận biết địch - ta ở khoảng cách rất xa tàu để giám sát cả mặt biển và dưới nước ở phạm vi rất rộng. Đây là điều rất có lợi cho công tác đo đạc và thăm dò luồng lạch, quan trắc tàu thuyền, vạch lộ tuyến tấn công và rút lui.

 

Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật
Tuy nhiên, những ưu điểm này cũng chỉ phát huy tốt trong điều kiện tác chiến ở các vùng nước nông, đáy biển không bằng phẳng, nhiều luồng lạch hoặc trong hiệp đồng chi viện tác chiến cho các lực lượng khác, còn trong điều kiện biển xa, nước sâu, tác chiến trong lòng biển thì ưu thế này không thật sự nổi bật.
 
Trên 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật, tuy có một số nhược điểm những Kilo hoàn toàn có thể có thể sánh ngang với các tàu ngầm tiên tiến nhất hiện nay với công nghệ động lực phi không khí (AIP), các tàu ngầm AIP thế hệ mới nhất như: SMX-26 và "Scorpene" của hãng DCNS - Pháp, "Amur" 1650 của Viện thiết kế Rubin - Nga, "Soryu" của Nhật, tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW - Đức, tàu ngầm S-80 của hãng Navantia - Tây Ban Nha cũng không thể vượt trội so với Kilo. Trong số các tàu ngầm AIP chỉ có SMX-26 là có vài điểm ưu việt hơn Kilo.
(Còn nữa)
Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô

Uy lực tấn công tàu ngầm Kilo vượt trội tàu ngầm AIP (2)

http://dantri.com.vn/the-gioi/uy-luc-tan-cong-tau-ngam-kilo-vuot-troi-tau-ngam-aip-2-699605.htm
Thứ Bẩy, 23/02/2013 - 11:25   

Uy lực tấn công tàu ngầm Kilo vượt trội tàu ngầm AIP (2)

Về tính năng kỹ thuật, giữa tàu ngầm AIP và Kilo không loại nào chiếm ưu thế hơn hẳn nhưng xét về tính năng tác chiến thì rõ ràng là Kilo toàn diện và uy lực hơn nhiều.
 >> Tàu ngầm Kilo có tính năng vượt trội các tàu ngầm AIP (1)


Về tính năng tác chiến thì các tàu được đánh giá thông qua khả năng tấn công đa nhiệm và sức hủy diệt của hệ thống vũ khí. Tàu ngầm dù hiện đại đến đâu mà hỏa lực kém và khả năng tấn công đơn điệu thì cũng không có hiệu quả gì.

Trên lĩnh vực này thì rõ ràng Kilo có ưu thế hơn hẳn các tàu ngầm AIP, trong số này chỉ có tàu ngầm Amur của Nga là tiệm cận với Kilo

Xét trên cả 5 tiêu chí cơ bản, bao gồm 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật là: phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày; độ ồn, mức độ bộc lộ radar và hệ thống sonar quan trắc, cùng 2 tiêu chí về tính năng tác chiến là hệ thống vũ khí và khả năng tác chiến đa nhiệm, thì tàu ngầm Kilo vẫn thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới.

nhưng nó cũng là sản phẩm của Nga, hơn nữa lại là phiên bản xuất khẩu cỡ nhỏ của tàu ngầm Lada, mà Lada chính là phiên bản nâng cấp của Kilo.

Các tàu ngầm thuộc dự án 636 đều được trang bị 6 ống phóng với 18 quả ngư lôi loại 533mm, 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả dự trữ trong hệ thống nạp tự động.

Ngoài ra, nó cũng được dùng để rải lôi với cơ số tối đa 24 quả thủy lôi DM-1. Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (lượng nổ 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và có thể được trang bị thêm ngư lôi tốc độ nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.


Hiện chỉ duy nhất có tàu ngầm AIP là Amur 1650 của Nga
sánh được với Kilo về khả năng tấn công

Khả năng tấn công của Kilo được đánh giá cao nhờ hệ thống tên lửa phóng từ tàu ngầm thế hệ Club-S, mỗi dự án xuất khẩu được trang bị các kiểu tên lửa khác nhau. Tàu ngầm kiểu 636MK của Trung Quốc và 877EKM của Ấn Độ (trước khi nâng cấp) sử dụng tên lửa hành trình đối hạm 3M-54E và không được trang bị tên lửa hành trình đối đất 3M-14E. Tàu ngầm Kilo Algieria, Việt Nam và Ấn Độ (sau nâng cấp) được trang bị tên lửa 3M-54E1 có tầm bắn xa hơn 3M-54E (300km so với 220km), nhưng điểm quan trọng nhất của nó là đầu đạn nặng gấp đôi (400kg), có khả năng đánh chìm hàng không mẫu hạm.

Hơn nữa, việc được trang bị tên lửa hành trình đối đất tiên tiến 3M-14E, là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn đã khiến các tàu ngầm Kilo này trở thành loại tàu ngầm thông thường đầu tiên ở châu Á có khả năng tấn công mặt đất (đối với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược thì điều này là hiển nhiên). Ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, không một loại tàu ngầm của nước nào có khả năng tấn công đối đất như 877EKM và 636MV.

Tuy vậy, tàu ngầm AIP đời mới loại SMX-26 của DCNS có một điểm hơn Kilo là hệ thống pháo và tên lửa phòng không. Từ trước đến nay, các tàu ngầm trên thế giới không ngại các tàu hộ vệ chống ngầm mà đều e ngại sự lùng sục và hỏa lực của các máy bay trinh sát chống ngầm. Các tàu ngầm thường không có khả năng phòng không nên khi bị phát hiện nó chỉ có cách vừa lẩn trốn vừa gọi lực lượng hỗ trợ. Với hệ thống pháo Canon và tên lửa phòng không kiểu trục đẩy lên mặt nước của mình, tàu ngầm SMX-26 có thể hạ sát loại máy bay vốn bay chậm và không có khả năng bảo vệ này.

Với hệ thống vũ khí đối hải và đối đất, các tàu ngầm AIP không thể so sánh được Kilo. Về cơ bản các loại này đều chỉ được trang bị ngư lôi và tên lửa hạng nhẹ, tuy có khả năng tấn công đối hạm nhưng hiệu quả không cao. Trong số này duy nhất tàu ngầm Amur của Nga là có hệ thống vũ khí tương đương là các loại tên lửa Club-S còn lại đều kém hơn.


Tên lửa hành trình đối đất tiên tiến 3M-14E

Xét về xu thế tác chiến hiện đại của tàu ngầm, đây chính là những mục tiêu ưu tiên phát triển hàng đầu của tất cả các tàu ngầm trên thế giới. Vì vậy, tuy cũng có nhược điểm về khả năng phòng không nhưng xét về tổng thể, Kilo vượt trội các tàu ngầm AIP về tính năng tác chiến. Nếu Kilo hoàn thiện được khả năng phòng không, nó sẽ có khả năng tác chiến toàn diện nhất trong các tàu ngầm thông thường trên thế giới.

Điểm mạnh của các tàu ngầm AIP là độ ồn và khả năng bộc lộ bức xạ thấp cũng chính là điểm yếu của nó. Các hệ thống động lực dạng AIP có công suất kém, vì vậy không thể sử dụng để đóng các tàu ngầm cỡ lớn (Ví dụ như: SMX-26 tải trọng1000 tấn, Amur là 970 tấn..., chỉ duy nhất Soryu có tải trọng 2100 tấn). Chính vì vậy, tàu ngầm AIP thường có lượng giãn nước thấp thì mới bảo đảm công suất, dẫn đến phạm vi hoạt động gần, mang được ít vũ khí trang bị, chỉ có khả năng phòng thủ tốt ở phạm vi gần bờ chứ kém về tấn công ở tầm xa.


Khả năng tác chiến linh hoạt trên các vùng nước nông, địa hình phức tạp của tàu ngầm AIP sẽ là sự bổ sung hiệu quả cho Kilo
Tuy vậy, tàu ngầm AIP cũng là một sản phẩm ưu việt, là sự bổ sung hoàn hảo cho các tầu ngầm hạng trung có uy lực tấn công mạnh nhưng yếu về khả năng chống máy bay săn ngầm như Kilo. Kích thước nhỏ giúp tàu ngầm AIP có khả năng linh hoạt và cơ động cao trong các vùng biển nước nông, địa hình không bằng phẳng, nhiều luồng lạch hoặc dải đá ngầm (đây lại là điểm yếu của Kilo). Chính khả năng này đã biến nó thành loại tàu ngầm chiến thuật cỡ nhỏ tốt nhất hiện nay.

Qua phân tích các đặc điểm trên đây, có thể rút ra một kết luận, các tàu ngầm AIP không bao giờ thay thế được loại tàu ngầm như Kilo và ngược lại. Về thực chất chúng là 2 loại tàu ngầm có tính năng hoàn toàn khác nhau, cả 2 loại đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, Kilo và tàu ngầm AIP đảm nhận những nhiệm vụ trái ngược nhau, một tấn công tầm xa và một thì phòng thủ ven bờ hoặc yểm hộ tấn công. Đây chính là 2 loại tàu ngầm có tính năng tương hỗ, là sự bổ sung hoàn hảo cho nhau, nên không thể bỏ cái này để sắm cái kia.

Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Cách Copy toàn bộ dữ liệu nhưng bỏ qua các tệp bị lỗi trên Windows

BCT:
- Kết quả của vài tiếng hì hụi không làm sao sao lưu các dữ liệu trên
đĩa bị lỗi sang đĩa khác vì khối lượng tệp quá lớn, dữ liệu thì của
người khác không biết cái nào cần, cái nào không cần
- Copy toàn bộ dữ liệu, bỏ qua các tệp bị lỗi, ghi đè lên các tệp sẵn có
- mở CMD để chạy đoạn lệnh này - chạy bằng tệp bat không thực thi được
- robbocopy nhanh hơn vì thêm tham số số lần cố gắng đọc dữ liệu lỗi

xcopy /C/H/R/S/Y I:\ "D:\SAOLUU_CAMXOA\TEMP"
hoặc
robocopy I:\ "D:\SAOLUU_CAMXOA\TEMP" /MIR /R:0 /W:0

Tham khảo:
Windows: Ignore errors with Xcopy and RoboCopy
Posted on December 1, 2010 by Randy

To copy entire directory structures as quickly as possible and ignore
all disk errors (useful in data recovery) either of the following
commands should work with robocopy being the quickest (if you've got
Vista/7 or XP with the XP Resource Kit installed). Both commands use
source -> destination path order.

xcopy /C/H/R/S/Y c:\ d:\

/C = Continues copying even if errors occur
/H = Copies hidden and system files also
/R = Overwrites read-only files
/S = Copies directories and subdirectories
/Y = Overwrites existing files without asking

robocopy c:\ d:\ /MIR /R:0 /W:0

/MIR = Mirror entire directory structure (can use /E instead)
/R:0 = 0 retries for read/write failures
/W:0 = 0 seconds between retries

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Lộ diện vũ khí bí mật của “Lực lượng đặc biệt Senkaku”

http://dantri.com.vn/the-gioi/lo-dien-vu-khi-bi-mat-cua-luc-luong-dac-biet-senkaku-698429.htm
Thứ Tư, 20/02/2013 - 15:41   

Lộ diện vũ khí bí mật của "Lực lượng đặc biệt Senkaku"

Từ lâu, Nhật đã âm thầm phát triển một loại thủy phi cơ tiên tiến nhất thế giới để giám sát Senkaku/Điếu Ngư.

Loại thủy phi cơ này có tính năng vượt trội so các loại thủy phi cơ săn ngầm tiên tiến mà một số nước châu Á đang sử dụng như: Be-200 của Nga, CL-415 của Canada…
 
Theo tin của "Japan News Network", ngày 13/02 vừa qua, Nhật Bản đã tổ chức thành công thử nghiệm đa tính năng của loại thủy phi cơ trinh sát US-2 ở khu vực cửa biển thành phố Kobe. Loại thủy phi cơ này có tầm hoạt động tới 4700km, bán kính tác chiến 2200km, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, cực kỳ phù hợp trong điều kiện sóng gió dữ dội ở khu vực quần đảo Senkaku.

Nguyên mẫu số 3 (9903) đang cất cánh
 
Nhật Bản là quốc đảo rộng lớn gồm nhiều nhiều quần đảo hợp thành với bờ biển trải dài tới gần 3 vạn km nên từ lâu Nhật đã rất quan tâm phát triển lực lượng thủy phi cơ. Ngay từ năm 1967, Cục phòng vệ Nhật Bản đã tự lực nghiên cứu, chế tạo loại thủy phi cơ PS-1 và đưa vào sử dụng tới 23 chiếc (tại thời điểm đó Trung Quốc chỉ có khoảng 10 chiếc). Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ nên loại máy bay này có trần bay thấp, hành trình ngắn, khả năng hoạt động trong thời tiết xấu hạn chế nên đầu thập niên 90 Nhật đã loại bỏ toàn bộ số máy bay đó và phát triển thế hệ thủy phi cơ hiện đại hơn gồm 20 chiếc US-1A.
 
Nguyên mẫu số 2 khi bay lên thì cụp bánh lái, gấp gọn 2 bên sườn.
US-1A do Viện nghiên cứu chế tạo máy thuộc Tập đoàn Shin Meiwa sản xuất, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, tốc độ gió 25m/s (tương đương 90km/h), hành trình tối đa 3000km, bán kính tác chiến 1300km. Tuy vậy, trong thời điểm hiện tại các loại máy bay này cũng đã cũ, khó đáp ứng được yêu cầu tác chiến biển trong thời kỳ mới nên Nhật Bản đã quyết định phát triển thế hệ kế tiếp của nó là US-2.
Khi hạ cánh, phần khoang nổi dưới bụng sẽ hạ xuống trước
Loại máy bay này được Viện nghiên cứu chế tạo máy thuộc Tập đoàn Shin Meiwa phát triển trên cơ sở của US-1A theo yêu cầu riêng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản: US-2 phải có tính năng tiên tiến nhất trong số các thủy phi cơ tuần tiễu và săn ngầm trên thế giới.

Trong giai đoạn đầu, US-2 được đặt tên là US-1A Kai với trọng điểm cải tiến tập trung vào hệ thống điều khiển và thao tác trên mặt nước và các thiết bị trinh sát trên máy bay. US-2 được thiết kế hệ thống điều khiển chiều dọc, tích hợp buồng lái kiểu tăng áp và hệ thống bảng điều khiển; thay đổi động cơ AE2100, thay bánh lái 3 lá bằng bánh lái 6 lá; giảm trọng lượng của 2 cánh chính, 2 tấm đệm giảm chấn sóng và trọng lượng khoang phao dưới bụng máy bay.
Giai đoạn chạy quán tính, 2 tấm đệm giảm chấn sóng sẽ hạ xuống nâng cao sức nổi của máy bay
Tất cả những cải tiến trên đã giúp US-2 có sự thay đổi lớn về chất so với US-1A: độ cao bay lên tới 6,1km (gấp đôi US-1A), tốc độ từ 490km/h nâng lên 560km/h, hành trình tối đa tăng lên gần 1000km (4700/3800km). Điểm đặc biệt nhất là US-2 rút ngắn khoảng cách chạy đà cất cánh trên biển so với US-1A tới 38%, từ 735m rút xuống còn 460m, hạ cánh là 220m (với tải trọng 36 tấn). Về phương diện này, US-2 đã vượt qua những loại thủy phi cơ tiên tiến nhất trên thế giới hiện được một số nước trong khu vực sử dụng như: CL-415 của Canada với khoảng cách chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 814/655m (tải trọng 18 tấn) và Be-200 của Nga là 1400/800m.

 
Với khả năng chìm trong nước, nó có thể dễ dàng chui qua gầm cầu

US-2 được thiết kế cabin bằng thủy tinh gia cường, là loại thủy phi cơ cỡ lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng cabin chịu lực giúp máy bay có thể chịu được áp suất khi bay trên độ cao tối đa 9km/h và chịu được sức va đập của sóng gió lớn.

Hệ thống thiết bị trên máy bay có trình độ tự động hóa rất cao, hệ thống thông tin sử dụng các thiết bị trên dải sóng cao tần, rất cao tần và siêu cao tần (HF/VHF/UHF); hệ thống dẫn đường sử dụng phương thức hỏi/đáp thông tin vệ tinh 2 chiều (ARQ), thiết bị định vị toàn cầu GPS, thiết bị dẫn đường quán tính; hệ thống trinh sát sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu, thiết bị quan sát hồng ngoại ban đêm và hệ thống radar đa nhiệm "Sea King" do công ty Thomson/DASA sản xuất đảm bảo máy bay có thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ: tìm kiếm, cứu hộ; tuần tiễu và trinh sát chống ngầm. Chính vì sử dụng các thiết bị có khả năng tự động hóa cao nên US-2 đã giảm số lượng nhân viên từ 3 (US-1A) xuống còn 2 người.

 
Với bánh lái Dowty R414 loại 6 lá US-2 có khả năng hạ cánh và di chuyển trên mặt biển như một tàu cánh ngầm

Các tham số chính của US-2:

Chiều dài máy bay: 33,3m

Sải cánh: 33,2m

Chiều cao: 9,8m

Động cơ: 4 động cơ Rolls-Royce AE2100J

Chân vịt: bánh lái Dowty R414 loại 6 lá

Trọng tải cất cánh tối đa/đường băng mặt đất: 47,7 tấn/460m

Tải trọng hạ cánh tối đa/đường băng mặt đất: 47,7 tấn/1500m

Trọng tải cất cánh tối đa/mặt nước: 43 tấn/280m (36 tấn/220m)

Trọng tải hạ cánh tối đa/mặt nước: 43 tấn/330m (36 tấn/280m)

Hành trình: 3700km

Bán kính tác chiến: 2200km

Trần bay tuần tra: 6,1km

Trần bay tối đa: 9km

Tốc độ tuần tra: 480km/h

Tốc độ tối đa: 560km/h

Hiện Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đặt mua 14 chiếc làm nòng cốt trong lực lượng máy bay tuần tiễu và trinh sát chống ngầm của mình, đồng thời Nhật cũng triển khai thêm căn cứ thủy phi cơ thứ 3 ở Okinawa làm căn cứ mẹ cho US-2 để nâng cao khả năng phản ứng nhanh trên biển, phụ trách công việc giám sát mọi động tĩnh của máy bay và tàu ngầm đối thủ tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư.

Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô/Japan News Network/Nhật

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

How To Use ADO with Excel Data from Visual Basic or VBA

http://www.microsofttranslator.com/BV.aspx?ref=CSSKB&lo=SS&from=en&to=vi&a=http://support.microsoft.com/kb/257819/en-us?fr=1

How To Use ADO with Excel Data from Visual Basic or VBA

Article ID: 257819 - View products that this article applies to.
This article was previously published under Q257819

On This Page

SUMMARY

This article discusses the use of ActiveX Data Objects (ADO) with Microsoft Excel spreadsheets as a data source. The article also highlights syntax issues and limitations specific to Excel. This article does not discuss OLAP or PivotTable technologies or other specialized uses of Excel data.

For additional information, click the article number below to view the article in the Microsoft Knowledge Base:
303814 How To Use ADOX with Excel Data from Visual Basic or VBA
Back to the top | Give Feedback

MORE INFORMATION

INTRODUCTION

The rows and columns of a Microsoft Excel spreadsheet closely resemble the rows and columns of a database table. As long as users keep in mind that Microsoft Excel is not a relational database management system, and recognize the limitations that this fact imposes, it often makes sense to take advantage of Excel and its tools to store and analyze data.

Microsoft ActiveX Data Objects makes it possible to treat an Excel workbook as if it were a database. This article discusses how to accomplish this in the following sections: NOTE: The testing for this article was conducted with Microsoft Data Access Components (MDAC) 2.5 on Microsoft Windows 2000 with Visual Basic 6.0 Service Pack 3 and Excel 2000. This article may not acknowledge or discuss differences in behavior that users may observe with different versions of MDAC, Microsoft Windows, Visual Basic, or Excel.

Connect to Excel with ADO

ADO can connect to an Excel data file with either one of two OLE DB Providers included in MDAC:
  • Microsoft Jet OLE DB Provider -or-

  • Microsoft OLE DB Provider for ODBC Drivers

How to Use the Microsoft Jet OLE DB Provider

The Jet Provider requires only two pieces of information in order to connect to an Excel data source: the path, including the file name, and the Excel file version.

Jet Provider Using a Connection String
Dim cn as ADODB.Connection  Set cn = New ADODB.Connection  With cn  	.Provider = "Microsoft.Jet.OLEDB.4.0"  	.ConnectionString = "Data Source=C:\MyFolder\MyWorkbook.xls;" & _  "Extended Properties=Excel 8.0;"  	.Open  End With  				
Provider Version: It is necessary to use the Jet 4.0 Provider; the Jet 3.51 Provider does not support the Jet ISAM drivers. If you specify the Jet 3.51 Provider, at run time you receive the following error message:
Couldn't find installable ISAM.
Excel Version: Specify Excel 5.0 for an Excel 95 workbook (version 7.0 of Excel), and Excel 8.0 for an Excel 97, Excel 2000, or Excel 2002 (XP) workbook (versions 8.0, 9.0, and 10.0 of Excel).

Jet Provider Using the Data Link Properties Dialog Box

If you use the ADO Data Control or the Data Environment in your application, then the Data Link Properties dialog box is displayed to gather the necessary connection settings.
  1. On the Provider tab, select the Jet 4.0 Provider; the Jet 3.51 Provider does not support the Jet ISAM drivers. If you specify the Jet 3.51 Provider, at run time you receive the following error message:
    Couldn't find installable ISAM.
  2. On the Connection tab, browse to your workbook file. Ignore the "User ID" and "Password" entries, because these do not apply to an Excel connection. (You cannot open a password-protected Excel file as a data source. There is more information on this topic later in this article.)
  3. On the All tab, select Extended Properties in the list, and then click Edit Value. Enter Excel 8.0; separating it from any other existing entries with a semicolon (;). If you omit this step, you receive an error message when you test your connection, because the Jet Provider expects a Microsoft Access database unless you specify otherwise.
  4. Return to the Connection tab and click Test Connection. Note that a message box appears informing you that the process has succeeded.
Other Jet Provider Connection Settings

Column headings: By default, it is assumed that the first row of your Excel data source contains columns headings that can be used as field names. If this is not the case, you must turn this setting off, or your first row of data "disappears" to be used as field names. This is done by adding the optional HDR= setting to the Extended Properties of the connection string. The default, which does not need to be specified, is HDR=Yes. If you do not have column headings, you need to specify HDR=No; the provider names your fields F1, F2, etc. Because the Extended Properties string now contains multiple values, it must be enclosed in double quotes itself, plus an additional pair of double quotes to tell Visual Basic to treat the first set of quotes as literal values, as in the following example (where extra spaces have been added for visual clarity).
.ConnectionString = "Data Source=C:\MyFolder\MyWorkbook.xls;" & _  "Extended Properties=" " Excel 8.0; HDR=No;" " "  				

Using Microsoft OLE DB Provider for ODBC Drivers

The provider for ODBC drivers (which this article refers to as the "ODBC Provider" for the sake of brevity) also requires only two (2) pieces of information in order to connect to an Excel data source: the driver name, and the workbook path and filename.

IMPORTANT: An ODBC connection to Excel is read-only by default. Your ADO Recordset LockType property setting does not override this connection-level setting. You must set ReadOnly to False in your connection string or your DSN configuration if you want to edit your data. Otherwise, you receive the following error message:
Operation must use an updateable query.
ODBC Provider Using a DSN-Less Connection String
Dim cn as ADODB.Connection  Set cn = New ADODB.Connection  With cn  	.Provider = "MSDASQL"  	.ConnectionString = "Driver={Microsoft Excel Driver (*.xls)};" & _  "DBQ=C:\MyFolder\MyWorkbook.xls; ReadOnly=False;"  	.Open  End With  				
ODBC Provider Using a Connection String with a DSN
Dim cn as ADODB.Connection  Set cn = New ADODB.Connection  With cn  	.Provider = "MSDASQL"  	.ConnectionString = "DSN=MyExcelDSN;"  	.Open  End With  				
ODBC Provider Using the Data Link Properties Dialog Box

If you use the ADO Data Control or the Data Environment in your application, then the Data Link Properties dialog box is displayed to gather the necessary connection settings.
  1. On the Provider tab, select Microsoft OLE DB Provider for ODBC Drivers.
  2. On the Connection tab, select the existing DSN that you want to use, or choose Use connection string. This brings up the standard DSN configuration dialog box to gather the necessary connection settings. Remember to deselect the default read-only setting if desired, as mentioned previously.
  3. Return to the Connection tab, and click Test Connection. Note that a message box appears informing you that the process has succeeded.
Other ODBC Provider Connection Settings

Column headings: By default, it is assumed that the first row of your Excel data source contains columns headings, which can be used as field names. If this is not the case, you must turn this setting off, or your first row of data "disappears" to be used as field names. This is done by adding the optional FirstRowHasNames= setting to the connection string. The default, which does not need to be specified, is FirstRowHasNames=1, where 1 = True. If you do not have column headings, you need to specify FirstRowHasNames=0, where 0 = False; the driver names your fields F1, F2, and so forth. This option is not available in the DSN configuration dialog box.

However, due to a bug in the ODBC driver, specifying the FirstRowHasNames setting currently has no effect. In other words, the Excel ODBC driver (MDAC 2.1 and later) always treats the first row in the specified data source as field names. For additional informationon the Column Heading bug, click the article number below to view the article in the Microsoft Knowledge Base:
288343 BUG: Excel ODBC Driver Disregards the FirstRowHasNames or Header Setting
Rows to Scan: Excel does not provide ADO with detailed schema information about the data it contains, as a relational database would. Therefore, the driver must scan through at least a few rows of the existing data in order to make an educated guess at the data type of each column. The default for "Rows to Scan" is eight (8) rows. You can specify an integer value from one (1) to sixteen (16) rows, or you can specify zero (0) to scan all existing rows. This is done by adding the optional MaxScanRows= setting to the connection string, or by changing the Rows to Scan setting in the DSN configuration dialog box.

However, due to a bug in the ODBC driver, specifying the Rows to Scan (MaxScanRows) setting currently has no effect. In other words, the Excel ODBC driver (MDAC 2.1 and later) always scans the first 8 rows in the specified data source in order to determine each column's datatype.

For additional information about the Rows to Scan bug, including a simple workaround, click the article number below to view the article in the Microsoft Knowledge Base:
189897 XL97: Data Truncated to 255 Characters with Excel ODBC Driver
Other Settings: If you construct your connection string by using the Data Link Properties dialog box, you may notice some other Extended Properties settings added to the connection string that are not absolutely necessary, such as:
... DefaultDir=C:\WorkbookPath;DriverId=790;FIL=excel 8.0;MaxBufferSize=2048;PageTimeout=5;  				
"Collating Sequence" Error Message in the Visual Basic Editor

In the Visual Basic design environment with certain versions of MDAC, you may see the following error message the first time your program connects to an Excel data source at design time:
Selected collating sequence not supported by the operating system.
This message appears only in the IDE and will not appear in the compiled version of the program. For additional information, click the article number below to view the article in the Microsoft Knowledge Base:
246167 PRB: Collating Sequence Error Opening ADODB Recordset the First Time Against an Excel XLS

Considerations That Apply to Both OLE DB Providers

A Caution about Mixed Data Types

As stated previously, ADO must guess at the data type for each column in your Excel worksheet or range. (This is not affected by Excel cell formatting settings.) A serious problem can arise if you have numeric values mixed with text values in the same column. Both the Jet and the ODBC Provider return the data of the majority type, but return NULL (empty) values for the minority data type. If the two types are equally mixed in the column, the provider chooses numeric over text.

For example:
  • In your eight (8) scanned rows, if the column contains five (5) numeric values and three (3) text values, the provider returns five (5) numbers and three (3) null values.
  • In your eight (8) scanned rows, if the column contains three (3) numeric values and five (5) text values, the provider returns three (3) null values and five (5) text values.
  • In your eight (8) scanned rows, if the column contains four (4) numeric values and four (4) text values, the provider returns four (4) numbers and four (4) null values.
As a result, if your column contains mixed values, your only recourse is to store numeric values in that column as text, and to convert them back to numbers when needed in the client application by using the Visual Basic VAL function or an equivalent.

To work around this problem for read-only data, enable Import Mode by using the setting "IMEX=1" in the Extended Properties section of the connection string. This enforces the ImportMixedTypes=Text registry setting. However, note that updates may give unexpected results in this mode. For additional information about this setting, click the article number below to view the article in the Microsoft Knowledge Base:
194124 PRB: Excel Values Returned as NULL Using DAO OpenRecordset
You Cannot Open a Password-Protected Workbook

If the Excel workbook is protected by a password, you cannot open it for data access, even by supplying the correct password with your connection settings, unless the workbook file is already open in the Microsoft Excel application. If you try, you receive the following error message:
Could not decrypt file.
For additional information, click the article number below to view the article in the Microsoft Knowledge Base:
211378 XL2000: "Could Not Decrypt File" Error with Password Protected File

Retrieve and Edit Excel Data with ADO

This section discusses two aspects of working with your Excel data:
  • How to select data -and-

  • How to change data

How to Select Data

There are several ways to select data. You can:

  • Select Excel data with code.
  • Select Excel data with the ADO Data control.
  • Select Excel data with Data Environment commands.

Select Excel Data with Code

Your Excel data may be contained in your workbook in one of the following:

  • An entire worksheet.
  • A named range of cells on a worksheet.
  • An unnamed range of cells on a worksheet.
Specify a Worksheet

To specify a worksheet as your recordsource, use the worksheet name followed by a dollar sign and surrounded by square brackets. For example:
	strQuery = "SELECT * FROM [Sheet1$]"  				
You can also delimit the worksheet name with the slanted single quote character (`) found on the keyboard under the tilde (~). For example:
	strQuery = "SELECT * FROM `Sheet1$`"  				
Microsoft prefers the square brackets, which are the standing convention for problematic database object names.

If you omit both the dollar sign and the brackets, or just the dollar sign, you receive the following error message:
... the Jet database engine could not find the specified object
If you use the dollar sign but omit the brackets, you will see the following error message:
Syntax error in FROM clause.
If you try to use ordinary single quotes, you receive the following error message:
Syntax error in query. Incomplete query clause.
Specify a Named Range

To specify a named range of cells as your recordsource, simply use the defined name. For example:
	strQuery = "SELECT * FROM MyRange"  				
Specify an Unnamed Range

To specify an unnamed range of cells as your recordsource, append standard Excel row/column notation to the end of the sheet name in the square brackets. For example:
	strQuery = "SELECT * FROM [Sheet1$A1:B10]"  				
A caution about specifying worksheets: The provider assumes that your table of data begins with the upper-most, left-most, non-blank cell on the specified worksheet. In other words, your table of data can begin in Row 3, Column C without a problem. However, you cannot, for example, type a worksheeet title above and to the left of the data in cell A1.

A caution about specifying ranges: When you specify a worksheet as your recordsource, the provider adds new records below existing records in the worksheet as space allows. When you specify a range (named or unnamed), Jet also adds new records below the existing records in the range as space allows. However, if you requery on the original range, the resulting recordset does not include the newly added records outside the range.

With MDAC versions prior to 2.5, when you specify a named range, you cannot add new records beyond the defined limits of the range, or you receive the following error message:
Cannot expand named range.

Select Excel Data with the ADO Data Control

After you specify the connection settings for your Excel data source on the General tab of the ADODC Properties dialog box, click on the Recordsource tab. If you choose a CommandType of adCmdText, you can enter a SELECT query in the Command Text dialog box with the syntax described previously. If you choose a CommandType of adCmdTable, and you are using the Jet Provider, the drop-down list displays both the named ranges and worksheet names that are available in the selected workbook, with named ranges listed first.

This dialog box properly appends the dollar sign to worksheet names, but does not add the necessary square brackets. As a result, if you simply select a worksheet name and click OK, you receive the following error message later:
Syntax error in FROM clause.
You must manually add the square brackets around the worksheet name. (This combo box does allow editing.) If you are using the ODBC Provider, you see only named ranges listed in this drop-down list. However, you can manually enter a worksheet name with the appropriate delimiters.

Select Excel Data with Data Environment Commands

After setting up the Data Environment Connection for your Excel data source, create a new Command object. If you choose a Source of Data of SQL Statement, you can enter a query in the textbox using the syntax described previously. If you choose a Source of Data of Database Object, select Table in the first drop-down list, and you are using the Jet Provider, the drop-down list displays both named ranges and worksheet names available in the selected workbook, with named ranges listed first. (If you choose a worksheet name in this location, you do not need to add square brackets around the worksheet name manually as you do for the ADO Data Control.) If you are using the ODBC Provider, you see only named ranges listed in this drop-down list. However, you can manually enter a worksheet name.

How to Change Excel Data: Edit, Add, and Delete

Edit

You can edit Excel data with the normal ADO methods. Recordset fields which correspond to cells in the Excel worksheet containing Excel formulas (beginning with "=") are read-only and cannot be edited. Remember that an ODBC connection to Excel is read-only by default, unless you specify otherwise in your connection settings. See earlier under "Using the Microsoft OLE DB Provider for ODBC Drivers."

Add

You can add records to your Excel recordsource as space allows. However, if you add new records outside the range that you originally specified, these records are not visible if you requery on the original range specification. See earlier under "A caution about specifying ranges."

In certain circumstances, when you use the AddNew and Update methods of the ADO Recordset object to insert new rows of data into an Excel table, ADO may insert the data values into the wrong columns in Excel. For additional information, click the article number below to view the article in the Microsoft Knowledge Base:
314763 FIX: ADO Inserts Data into Wrong Columns in Excel
Delete

You are more restricted in deleting Excel data than data from a relational data source. In a relational database, "row" has no meaning or existence apart from "record"; in an Excel worksheet, this is not true. You can delete values in fields (cells). However, you cannot:
  1. Delete an entire record at once or you receive the following error message:
    Deleting data in a linked table is not supported by this ISAM.
    You can only delete a record by blanking out the contents of each individual field.
  2. Delete the value in a cell containing an Excel formula or you receive the following error message:
    Operation is not allowed in this context.
  3. You cannot delete the empty spreadsheet row(s) in which the deleted data was located, and your recordset will continue to display empty records corresponding to these empty rows.
A caution about editing Excel data with ADO: When you insert text data into Excel with ADO, the text value is preceded with a single quote. This may cause problems later in working with the new data.

Retrieve Data Source Structure (Metadata) from Excel

You can retrieve data about the structure of your Excel data source (tables and fields) with ADO. Results differ slightly between the two OLE DB Providers, although both return at least the same small number of useful fields of information. This metadata can be retrieved with the OpenSchema method of the ADO Connection object, which returns an ADO Recordset object. You can also use the more powerful Microsoft ActiveX Data Objects Extensions for Data Definition Language and Security (ADOX) library for this purpose. In the case of an Excel data source however, where a "table" is either a worksheet or a named range, and a "field" is one of a limited number of generic datatypes, this additional power is not useful.

Query Table Information

Of the various objects available in a relational database (tables, views, stored procedures, and so forth), an Excel data source exposes only table equivalents, consisting of the worksheets and the named ranges defined in the specified workbook. Named ranges are treated as "Tables" and worksheets are treated as "System Tables," and there is not much useful table information you can retrieve beyond this "table_type" property. You request a list of the available tables in the workbook with the following code:
Set rs = cn.OpenSchema(adSchemaTables)  				
The Jet Provider returns a recordset with nine (9) fields, of which it populates only four (4):

  • table_name
  • table_type ("Table" or "System Table")
  • date_created
  • date_modified
The two date fields for a given table always show the same value, which appears to be the "date last modified." In other words, "date_created" is not reliable.

The ODBC Provider also returns a recordset with nine (9) fields, of which it populates only three (3):

  • table_catalog, the folder in which the workbook is located.
  • table_name.
  • table_type, as noted earlier.
According to the ADO documentation, it is possible to retrieve a list of worksheets only, for example, by specifying the following additional criteria to the OpenSchema method:
Set rs = cn.OpenSchema(adSchemaTables, Array(Empty, Empty, Empty, "System Table"))  				
Unfortunately, this does not work against an Excel data source with MDAC versions later than 2.0, using either provider.

Query Field Information

Every field (column) in an Excel data source is one of the following datatypes:

  • numeric (ADO datatype 5, adDouble)
  • currency (ADO datatype 6, adCurrency)
  • logical or boolean (ADO datatype 11, adBoolean)
  • date (ADO datatype 7, adDate, using Jet; 135, adDBTimestamp, using ODBC)
  • text (an ADO ad...Char type, such as 202, adVarChar, 200, adVarWChar or similar)
The numeric_precision for a numeric column is always returned as 15 (which is the maximum precision in Excel); the character_maximum_length of a text column is always returned as 255 (which is the maximum display width, but not the maximum length, of text in an Excel column). There is not much useful field information that you can obtain beyond the data_type property. You request a list of the available fields in a table with the following code:
Set rs = cn.OpenSchema(adSchemaTables, Array(Empty, Empty, "TableName", Empty))  				
The Jet Provider returns a recordset that contains 28 fields, of which it populates eight (8) for numeric fields and nine (9) for text fields. The useful fields are likely to be these:

  • table_name
  • column_name
  • ordinal_position
  • data_type
The ODBC Provider returns a recordset containing 29 fields, of which it populates ten (10) for numeric fields and 11 for text fields. The useful fields are the same as earlier.

Enumerate Tables and Fields and Their Properties

Visual Basic code (such as the following sample) can be used to enumerate the tables and columns in an Excel data source and the available fields of information about each. This sample outputs its results to a Listbox, List1, on the same form.
Dim cn As ADODB.Connection  Dim rsT As ADODB.Recordset  Dim intTblCnt As Integer, intTblFlds As Integer  Dim strTbl As String  Dim rsC As ADODB.Recordset  Dim intColCnt As Integer, intColFlds As Integer  Dim strCol As String  Dim t As Integer, c As Integer, f As Integer  Set cn = New ADODB.Connection  With cn  	.Provider = "Microsoft.Jet.OLEDB.4.0"  	.ConnectionString = "Data Source=" & App.Path & _  "\ExcelSrc.xls;Extended Properties=Excel 8.0;"  	'.Provider = "MSDASQL"  	'.ConnectionString = "Driver={Microsoft Excel Driver (*.xls)};" & _  "DBQ=" & App.Path & "\ExcelSrc.xls; "  	.CursorLocation = adUseClient  	.Open  End With  Set rsT = cn.OpenSchema(adSchemaTables)  intTblCnt = rsT.RecordCount  intTblFlds = rsT.Fields.Count  List1.AddItem "Tables:	" & intTblCnt  List1.AddItem "--------------------"  For t = 1 To intTblCnt  	strTbl = rsT.Fields("TABLE_NAME").Value  	List1.AddItem vbTab & "Table #" & t & ":	" & strTbl  	List1.AddItem vbTab & "--------------------"  	For f = 0 To intTblFlds - 1  		List1.AddItem vbTab & rsT.Fields(f).Name & _  vbTab & rsT.Fields(f).Value  	Next  	List1.AddItem "--------------------"  	Set rsC = cn.OpenSchema(adSchemaColumns, Array(Empty, Empty, strTbl, Empty))  	intColCnt = rsC.RecordCount  	intColFlds = rsC.Fields.Count  	For c = 1 To intColCnt  		strCol = rsC.Fields("COLUMN_NAME").Value  		List1.AddItem vbTab & vbTab & "Column #" & c & ": " & strCol  		List1.AddItem vbTab & vbTab & "--------------------"  		For f = 0 To intColFlds - 1  			List1.AddItem vbTab & vbTab & rsC.Fields(f).Name & _  vbTab & rsC.Fields(f).Value  		Next  		List1.AddItem vbTab & vbTab & "--------------------"  		rsC.MoveNext  		Next  		rsC.Close  		List1.AddItem "--------------------"  		rsT.MoveNext  Next  rsT.Close  cn.Close  				

Use the Data View Window

If you create a data link to an Excel data source in the Visual Basic Data View window, the Data View window displays the same information that you can retrieve programmatically as described earlier. In particular, note that the Jet Provider lists both worksheets and named ranges under "Tables," where the ODBC Provider shows only named ranges. If you are using the ODBC Provider and have not defined any named ranges, the "Tables" list will be empty.

Excel Limitations

The use of Excel as a data source is bound by the internal limitations of Excel workbooks and worksheets. These include, but are not limited to:

  • Worksheet size: 65,536 rows by 256 columns
  • Cell contents (text): 32,767 characters
  • Sheets in a workbook: limited by available memory
  • Names in a workbook: limited by available memory
Back to the top | Give Feedback

REFERENCES

For additional information about how to use ADO.NET to retrieve and modify records in an Excel workbook with Visual Basic .NET, click the following article number to view the article in the Microsoft Knowledge Base:
316934 How To Use ADO.NET to Retrieve and Modify Records in an Excel Workbook With Visual Basic .NET
For additional information, click the article numbers below to view the articles in the Microsoft Knowledge Base:
295646 How To Transfer Data from ADO Data Source to Excel with ADO
246335 How To Transfer Data from ADO Recordset to Excel with Automation
247412 INFO: Methods for Transferring Data to Excel from Visual Basic
278973 SAMPLE: ExcelADO Demonstrates How to Use ADO to Read and Write Data in Excel Workbooks
318373 How To Retrieve Metadata from Excel by Using the GetOleDbSchemaTable Method in Visual Basic .NET
Back to the top | Give Feedback

Properties

Article ID: 257819 - Last Review: September 17, 2011 - Revision: 6.0
APPLIES TO
  • Microsoft Excel 2000 Standard Edition
  • Microsoft Visual Basic 6.0 Professional Edition
  • Microsoft Visual Basic for Applications 6.0
  • Microsoft Data Access Components 2.1
  • Microsoft Data Access Components 2.5
  • Microsoft Excel 2002 Standard Edition
  • Microsoft Excel 97 Standard Edition
  • Microsoft Excel 95 Standard Edition
Keywords: 
kbhowto kbiisam KB257819
Back to the top | Give Feedback

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...