Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Ở chung cư cao cấp, cư dân vẫn phát hoảng vì… trộm phá cửa 'ghé thăm'

Ở chung cư cao cấp, cư dân vẫn phát hoảng vì… trộm phá cửa 'ghé thăm'

07:12 | 24/11/2018

Khi vụ việc ăn cướp táo tợn xảy ra ở một chung cư cao cấp vẫn còn gây bất an cho nhiều người thì mới đây, báo chí lại tiếp tục đưa tin về việc kẻ trộm ngang nhiên "ghé thăm" ở một khu chung cư khác tại Hà Nội.

Ở nhiều chung cư mới, hiện đại, vì tiết kiệm chi phí, chủ đầu tư không thuê các công ty quản lý chuyên nghiệp, bố trí lực lượng bảo vệ quá mỏng, lắp thiết bị ổ khóa rẻ tiền, thiếu camera… nên vẫn xảy ra tình trạng trộm cướp.

Nhiều chung cư bị trộm viếng thăm

Mới đây, Công an Hà Nội đã có kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Tuấn Việt trong vụ cướp táo tợn ở khu chung cư cao cấp Golden Westlake, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Theo kết luận điều tra, Việt đã giả làm nhân viên sửa điện đột nhập vào căn hộ chung cư cao cấp ở Hà Nội, dùng súng nhựa uy hiếp cướp hơn 1 tỷ đồng.

Khi vụ việc còn khiến nhiều người chưa hết hốt hoảng, bất an vì ăn cướp có thể lộng hành ở một chung cư cao cấp thì mới đây, báo chí lại tiếp tục đưa tin về việc kẻ trộm ngang nhiên "ghé thăm" ở một khu chung cư khác tại Hà Nội.

Cụ thể, theo phản ánh của chị Vân ở chung cư Mandarin Garden 2 (Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội), gia đình chị đã bị trộm đột nhập lấy đi một số trang sức trong phòng vào trưa ngày 18/11.

Sau khi phát hiện sự việc, cư dân này đã yêu cầu lực lượng an ninh tòa nhà cho xem lại camera. Qua hình ảnh lưu lại cho thấy có một nam thanh niên đi từ cầu thang thoát hiểm của tòa A chung cư Mandarin Garden 2 qua một số nhà cùng dãy và đến bấm chuông căn phòng của nhà chị. Khi đó, chị này không có nhà và con trai chị không mở cửa. Sau đó, nam thanh niên trên trèo qua cửa thông gió của hành lang để vào căn hộ chưa có người ở bên cạnh.

Từ căn hộ này, nam thanh niên trên trèo qua cửa sổ lan can để sang lan can nhà chị Vân. Đối tượng mở cửa ban công nhà chị Vân (cửa không khóa) vào trong nhà rồi dùng tua vít cạy cửa phòng của chị Vân, lấy đi một túi xách và một số đồ trang sức, đồng hồ ở trong phòng. Hiện vụ việc đang được Công an phường Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) xác minh, điều tra.

Thực tế thời gian qua cho thấy, không ít các chung cư bị kẻ trộm "viếng thăm" dưới nhiều cách. Chủ hộ tại một chung cư trên địa bàn Hà Đông từng cho biết họ đã bị trộm đột nhập lấy đi nhiều món đồ giá trị gần 80 triệu đồng.

Sau khi Công an phường đến làm việc và xác minh thì cư dân này mới "tá hoả" khi biết tên trộm đã đột nhập căn hộ bằng dây thừng, leo từ khu vực hành lang lên các ban công. Một số vụ khác thì do kẻ trộm lẻn qua đường thang bộ rồi lợi dụng sơ hở của các chủ hộ.

Một điều đáng bàn tới, đó là các vụ trộm lớn nhỏ không chỉ xảy ra tại các chung cư bình dân, chung cư cũ mà còn ở những dự án cao cấp. Chị Hương – chủ căn hộ tại một chung cư cao cấp ở Cầu Giấy chia sẻ: "Một trong những lý do tôi mua nhà ở chung cư là vì nghĩ rằng an ninh sẽ tốt hơn nhà mặt đất và có thể yên tâm đóng cửa đi làm mà không lo sợ trộm cắp. Trong số phí dịch vụ vận hành chung cư hàng tháng phải đóng có cả cả chi phí an ninh đầy đủ. Thế nhưng nhiều vụ việc trộm cướp gần đây mà báo chí thông tin khiến tôi cảm thấy rất hoang mang".

"Tôi cho rằng nếu để xảy ra mất trộm phải làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý, đơn vị bảo vệ an ninh như vậy vấn đề an toàn của cư dân mới được thắt chặt hơn", chị Hương nói.

Làm sao "né" cảnh bị trộm viếng thăm?

So với nhà nặt đất, chung cư thường được cho là có tính bảo đảm hơn nhờ có hệ thống camera dày đặc và lực lượng bảo vệ tòa nhà 24/7. Nắm được tâm lý này, nhiều chủ đầu tư khi rao bán căn hộ cũng thường kèm theo quảng cáo về hệ thống an ninh, an toàn tuyệt đối.

Trên lý thuyết là vậy, nhưng thực tế trộm cướp vẫn xảy ra và gây hoang mang đối với nhiều cư dân. Nhiều chung cư người lạ vào vô tư như "chốn không người". Nhiều chung cư có sử dùng thẻ từ nhưng cầu thang bộ hoàn toàn không có ai kiểm soát. Và ngay ở các thang máy thì người lạ hoàn toàn có thể lợi dụng đám đông đi lẫn vào hoặc nhờ người khác quẹt hộ nếu thiếu sự giám sát của bảo vệ.

Thậm chí khá bất ngờ, hồi tháng 4/2018 báo chí còn đưa tin tại một chung cư cao cấp ở quận 2 (TP.HCM) đã xảy ra vụ trộm cắp tài sản mà do chính nhân viên bảo vệ của chung cư này thực hiện.

 

Tại nhiều diễn đàn, hội nhóm của các cư dân, vấn đề nêu cao cảnh giác phòng chống trộm cắp được bàn tán khá sôi nổi.

Một cán bộ công an cho biết, trước đây nạn trộm cắp thường xảy ra ở các chung cư cũ do ở đó thiếu lực lượng bảo vệ và các thiết bị an ninh như camera, thẻ từ...

Song gần đây ở nhiều chung cư mới, hiện đại, vì tiết kiệm chi phí, chủ đầu tư không thuê các công ty quản lý chuyên nghiệp, bố trí lực lượng bảo vệ quá mỏng, lắp thiết bị ổ khóa rẻ tiền, thiếu camera an ninh tại những vị trí trọng yếu… nên xảy ra tình trạng trộm cướp.

Mặt khác, tại nhiều các chung cư cao cấp mặc dù vẫn bố trí đầy đủ thiết bị kiểm tra an ninh như camera, thẻ từ... nhưng có thời điểm kẻ cắp lợi dụng lúc nhân viên bảo vệ hoặc chủ hộ chủ quan, lơ là để đột nhập vào căn hộ trộm tài sản.

Bên cạnh việc nâng cao ý thức từ phía ban quản lý, chủ đầu tư... các chung cư trong việc thực hiện trách nhiệm đảm bảo an toàn cho các cư dân thì bản thân các hộ dân cũng cần tránh việc lơ là, mất cảnh giác.

Mỗi gia đình cũng cần trang bị các thiết bị chống trộm như camera, chuông báo động, đặc biệt trong điện thoại phải có sẵn số liên hệ của bảo vệ chung cư, công an khu vực để gọi khi có sự cố.

Trong trường hợp, ở nhà chỉ có người già và trẻ em thì tuyệt đối không mở cửa khi thấy người lạ. Ngoài ra, trước lúc đi ngủ, bạn nên xem lại khóa cửa, kiểm tra cẩn thận mọi ngóc ngách đề phòng trộm đã vào từ lúc bạn sơ hở không để ý...

Theo Dân trí.

 

Hà Nội: Truy tố kẻ uy hiếp nữ gia chủ ở chung cư cao cấp rồi lấy đi 1 tỉ đồng

Hà Nội: Truy tố kẻ uy hiếp nữ gia chủ ở chung cư cao cấp rồi lấy đi 1 tỉ đồng

07:16 | 27/11/2018

Với hành vi uy hiếp nữ gia chủ ở một chung cư cao cấp tại Hà Nội, lấy đi 1 tỉ đồng, Nguyễn Tuấn Việt (32 tuổi, ở quận Hà Đông) vừa bị VKSND Hà Nội truy tố về tội Cướp tài sản.

Hôm nay, 27/11, báo VnExpress thông tin VKSND Hà Nội đã ra cáo trạng truy tố Nguyễn Tuấn Việt (32 tuổi, ở quận Hà Đông) về tội Cướp tài sản, theo Điều 168 Bộ Luật hình sự 2015, khung hình phạt tới án tù chung thân.

Cũng theo tờ báo này dẫn thông tin từ cáo trạng, "Việt là tài xế của một ngân hàng song đã tự nghỉ việc. Do nợ nần chồng chất, cuối tháng 9, Việt nảy sinh ý định cướp tài sản. Chọn mục tiêu là một gia đình ở khu chung cư cao cấp trên đường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, anh ta chuẩn bị súng nhựa, khẩu trang, kính đen...

Sáng sớm 2/10, Việt cầm theo "đồ nghề", đón taxi đến khu chung cư trên. Anh ta đi lên theo lối cầu thang bộ, ngồi đợi ở chiếu nghỉ giữa tầng 22 và 23 đến 8h sáng cùng ngày.

Sau đó, anh ta đến cửa phòng một căn hộ, bấm chuông.Vờ bảo "cất giày dép vào nhà cho thợ làm", Việt được nữ chủ nhà mở cửa vì tin anh là thợ sửa chữa kỹ thuật... Vào được trong căn hộ, anh ta lại bảo: Phải đục sàn đến sát cửa. Khi chủ nhà phàn nàn việc sửa phải thông báo trước, Việt liền đi sâu vào trong và nói cần tìm mũi khoan bị rơi.

Người phụ nữ nói không có vật gì rơi vào nhà mình và yêu cầu Việt ra ngoài để chị còn đi làm. Việt vờ đi ra rồi bất ngờ chốt cửa lại, lấy khẩu súng nhựa, đeo khẩu trang ra khống chế.

Việt nói: "Em được lệnh đến thủ tiêu gia đình chị" khiến nữ chủ nhà hoảng sợ: "em muốn lấy gì thì lấy, tiền chị để trong phòng thờ". Việt cho hay được thuê ra tay với giá 25.000 USD thì nạn nhân van xin anh ta.

Nghe vậy, gã liền bảo: "Chị đi lấy tiền đi". Người phụ nữ mở tủ đựng đồ, lấy một tỉ đồng gồm hai cọc mệnh giá 500.000 để vào túi giấy màu nâu theo yêu cầu của Việt.

Lúc này, Việt lấy điện thoại giả vờ gọi và nói: "Chúng mày đi về đi, không phải canh ở cổng trường nó nữa, nhìn chị này tao không nỡ giết, đem tiền kia trả cho người ta" rồi tiếp tục yêu cầu nữ chủ nhà rút đầu thu camera, đầu thu kỹ thuật số, cho vào túi để anh ta mang đi. Trước khi bỏ trốn, tên cướp nói với nạn nhân không được báo công an".

Liên quan đến vụ án này, trước đó, báo Công Lý mô tả, nơi xảy ra vụ cướp là chung cư cao cấp Golden Westlake và sau khi cướp được tiền Việt đem trả nợ nửa tỉ đồng , đưa cho mẹ hơn 100 triệu để trả nợ. Hai chiếc đầu thu camera thì Việt khai vứt xuống sông Hồng. Nghi phạm cũng khai nhét nhầm 200 triệu đồng vào chiếc túi vứt xuống sông.

Ngày 4/10, Việt đi xe khách lên nhà bạn ở Phú Thọ chơi, hôm sau về Hà Nội thì bị bắt giữ.

Cho đến thời điểm phá án, cơ quan công an chỉ thu hồi được 795 triệu đồng.

Điều 168 (Bộ Luật Hình sự): Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

Minh Anh (tổng hợp)

Theo Đời sống & Pháp lý

 

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Hủ tục đốt vàng mã: Tự tay châm lửa đốt 16.000 tỉ

Hủ tục đốt vàng mã: Tự tay châm lửa đốt 16.000 tỉ

© Được Lao Dong cung cấp: Bộ VHTT và DL cho rằng: việc các chùa tổ chức dâng sao, giải hạn là sự biến tướng, lợi dụng nhu cầu của người dân để trục lợi (Ảnh LĐ)

 

Trong khi SpaceX đang kỳ vọng sẽ tạo ra những công dân sao Hỏa, những con người đầu tiên được sinh ra ngoài trái đất vào năm 2024 thì "chúng ta" vẫn mải mê dâng sao giải hạn và mỗi năm, đốt không dưới 16.000 tỉ tiền vàng mã, nhân danh tín ngưỡng, "nhu cầu tâm linh".

Trên sàn chứng khoán, có một mã là CAP của Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái với các khoản cổ tức có thời điểm lên tới 40-50%. Một tờ báo dẫn báo cáo  của DN này cho biết doanh thu CAP năm 2018 đạt 389 tỉ đồng, tăng 43%; trong đó, vàng mã, giấy đế (giấy làm vàng mã) đã mang về cho CAP doanh thu gần 200 tỉ đồng, tăng 19% so với năm trước đó và chiếm tới 51% doanh thu.

550 triệu doanh thu mỗi ngày của mảng "vàng mã" của chỉ từ một DN (dù tính cả xuất khẩu) dường như đang nói lên nhiều điều.

2016, dựa vào số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê, TS Nguyễn Việt Cường, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu cứu phát triển Mêkông tính toán rằng: Nếu năm 2012, bình quân mỗi hộ gia đình tại Việt Nam chi 575.000 đồng cho đồ cúng lễ (chỉ bao gồm tiền mua vàng mã, hương hoa và đồ cúng không phải thực phẩm- tức là không bao gồm bánh kẹo, quả hay thịt cá dùng để cúng lễ), thì tới 2016, mức chi tiêu bình quân đã tăng lên 654.000 đồng.

Và "Nếu nhân con số này với tổng số hộ cả nước của từng năm thì tổng mức chi tiêu cho cúng lễ là khoảng 13.000 tỉ đồng năm 2012 và tăng lên khoảng 16.000 tỉ đồng năm 2016".

16.000 tỉ mang đốt mỗi năm theo đúng nghĩa đen, nhân danh tín ngưỡng và nhu cầu tâm linh. Về mặt kinh tế, đó chính là phí phạm.

Trở lại với câu chuyện thời sự là việc "dâng sao giải hạn", Giáo hội Phật giáo VN đã chính thức có văn bản khẳng định "dâng sao giải hạn" không phải là nghi lễ Phật giáo. Bộ VHTT và DL cũng vừa có công văn nêu rõ: việc các chùa tổ chức dâng sao, giải hạn là sự biến tướng, lợi dụng nhu cầu của người dân để trục lợi; và  đề nghị địa phương có biện pháp chấn chỉnh, xử lý.

Rất khó để có một biện pháp cấm sản xuất hay đốt vàng mã dù nó cũng gây hại và tốn kém chẳng kém gì pháo nổ- đã từng bị cấm, nhưng ít nhất nhà chùa hay các cơ sở Phật giáo hoàn toàn có quyền từ chối việc đốt vàng mã khi từ năm ngoái, Hội đồng trị sự Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam từng có công văn 031/CV-HĐTS đề nghị tăng ni hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Ít nhất có thể cương quyết nói không đối với những "biến tướng" của nghi lễ, đối với việc "lợi dụng nhu cầu của người dân để trục lợi".

16.000 tỉ mỗi năm đó là tiền thật, là nguồn lực không có lý gì để đem đốt.

©Lao Dong

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện, VEC đang lạm quyền?

 

Việc Giám đốc VEC E ông Nguyễn Viết Tân thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện mang BKS: 51A-55850 và 51G-77256 trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý đang khiến người tham gia giao thông bức xúc. Đường cao tốc là tài sản của Nhà nước và chưa có quy định nào cấm người dân không được tham gia giao thông trên tài sản của nhà nước, vậy VEC dựa vào đâu để cấm 2 phương tiện này?

Theo thông tin tra cứu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, cả 2 xe là ôtô 7 chỗ, không hoạt động kinh doanh vận tải. Chủ chiếc xe ôtô BKS: 51G-77256, đăng ký ngày 16.1.2019 tên là Lê Hoàng Ph. (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM); Chiếc xe ôtô BKS: 51A-55850, đăng ký ngày 16.4.2014, chủ xe là ông Hoàng Trọng Th. (ngụ quận 12, TP HCM).

Lý do được ông Nguyễn Viết Tân, Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E), đơn vị trực thuộc Tổng Công ty đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa ra 2 phương tiện trên bị từ chối phục vụ trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý là vì đã có hành vi gây cản trở, rối loạn trên tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.

© danviet.vn Từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện, VEC đang lạm quyền?

 

Luật Giao thông đường bộ chưa có quy định từ chối phục vụ phương tiện trên cao tốc

Trao đổi với Dân Việt, Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội, cho biết: "Hiện nay, tất cả các thông tư về thu phí dịch vụ đường bộ và luật giao thông đường bộ,... chưa có quy định nào cho phép chủ đầu tư tuyến đường cao tốc từ chối phục vụ các phương tiện tham gia giao thông, chỉ có duy nhất luật Hàng không là có quy định cấm bay".

"Đối với máy bay khác với đường cao tốc, bởi vì máy bay là tài sản của doanh nghiệp nên có thể cấm bay hành khách, nhưng không thể cấm hành khách đến Cảng Hàng không vì Cảng Hàng không là tài sản của nhà nước. Ngược lại, đường cao tốc là tài sản của nhà nước nên chủ đầu tư không có quyền từ chối phục vụ các phương tiện vì chủ đầu tư chỉ là đơn vị làm dịch vụ thay nhà nước", Luật sư Trương Anh Tú nhận định.

Theo Điều 23 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rất rõ ràng "Công dân có quyền tự do đi lại". Không một cá nhân nào hay tổ chức nào được phép đứng trên Hiến pháp và Pháp luật.

Bởi vậy, cứ theo khẳng định của VEC hai xe biển số 51A-55850 và 51G-77256 có hành vi cản trở giao thông, thì VEC, với vai trò là một doanh nghiệp quản lý khai thác đường giao thông BOT chỉ có thẩm quyền thông báo sự việc đến với các cơ quan chức năng.

Ngay cả các cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền xử lý sự việc cũng chỉ được xử lý vi phạm hành chính (nếu chứng minh được vi phạm theo quy định pháp luật), chứ không được quyền cấm vĩnh viễn hai phương tiện trên lưu thông, khi hai phương tiện ấy đáp ứng đầy đủ điều kiện lưu thông. Việc cấm hai phương tiện lưu thông trên các tuyến đường VEC khai thác thực chất đã gián tiếp tước quyền tự do đi lại của chủ phương tiện.

Trước đó, vào lúc 18h20' ngày 10.2, chiếc xe BKS 51A-55850 di chuyển vào làn thu phí số 7, hướng từ Long Thành về TP HCM, khi đến cabin thu phí, mặc dù đã nhận được tín hiệu từ nhân viên thu phí nhưng người điều khiển phương tiện không trả thẻ thu phí và tiền phí mà cố tình dừng tại làn thu phí, đồng thời để nhiều người già, phụ nữ và trẻ em xuống xe, cố tình gây rối tại làn thu phí và lôi kéo các phương tiện ở các làn khác gây ách tắc giao thông.

Tiếp sau đó, có thêm chiếc xe BKS: 51C-78196 đã có các hành vi tương tự tại làn 10, xe 51G-77256 tại làn 8. Mặc dù, nhân viên tại trạm thu phí đã giải thích về một số sự cố đang xảy ra trên tuyến dẫn đến việc lưu thông chậm trên tuyến và mời những người trên các phương tiện này vào trong khu văn phòng của trạm để giải thích cụ thể tránh ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện khác.

Tuy nhiên, những người trên các xe này đã không chịu hợp tác còn có hành động phá hoại tài sản, có hành vi đe dọa đánh đuổi nhân viên điều khiển giao thông, gây ùn tắc tại trạm, gây hoang mang cho nhân viên phục vụ tại trạm thu phí, làm mất trật tự an ninh tại khu vực.

VEC E khẳng định, việc ùn ứ từ Km18 đến cầu Long Thành tại Km12 hướng Long Thành về TP.HCM trong ngày 10.2 hoàn toàn từ các sự cố khách quan, không phải do việc chậm trễ trong hoạt động thu phí gây ùn tắc tại trạm thu phí, nên các yêu cầu liên quan đến việc xả trạm là không hợp lý và không đúng quy định hiện hành

(Dân việt).

 

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...