Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Giải mật sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam năm 1979


Giải mật sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam năm 1979

Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam năm 1979.
Vào năm 1979, Liên Xô đã khẳng định kiên quyết với những thế lực đầy tham vọng: Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam.

Trong rất nhiều trường hợp khác nhau, các nước phải tiến hành nhưng hoạt động quân sự nhằm giải quyết những vấn đề xung đột chính trị mà các biện pháp ngoại giao thông thường không thể giải quyết vấn đề. Nhưng trong lịch sử đấu tranh, có rất nhiều những tình huống mà những xung đột căng thẳng giữa các nước trên thế giới có thể được giải quyết bằng phương pháp phô diễn sức mạnh quân sự và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó.

Hơn một lần Liên bang Xô viết đã sử dụng khả năng biểu dương sức mạnh quân sự để ngăn chặn những thảm họa chiến tranh. Một trong những tình huống đó là năm 1979, Kremlin đã có những hành động quyết liệt biểu dương sức mạnh của các lực lượng vũ trang và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạn đó để giải quyết những mâu thuẫn chính trị. Và chính sự quyết liệt đó đã ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn ở khu vực Đông Nam Á. 

Diễn tập bắn đạn thật – là những hoạt động huấn luyện chiến đấu của các lực lượng vũ trang các nước với mục đích làm tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu, khả năng điều hành tác chiến và liên kết phối hợp, đồng thời cũng kiểm tra thử nghiệm vũ khí trang bị phương tiện chiến tranh trên chiến trường. 

Nhưng trên thực tế diễn tập có bắn đạn thật là biểu dương sức mạnh quân sự nhằm mục đích răn đe, ngăn chặn hoặc thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đồng thời, diễn tập cũng là phương thức nhằm đưa các đơn vị quân đội vào trạng thái sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh.

Một trong những yếu tố nhanh chóng làm tỉnh lại những nhà chính khách đã mê muội bởi tham vọng chính trị, với sự tự tin thái quá về khả năng của mình, đó là cho họ thấy được sức mạnh quân sự mà trong trường hợp họ vẫn không tự nhìn nhận lại tình huống, họ sẽ phải đối đầu trực diện. Thực hiện được điều đó thì phô diễn sức mạnh quân sự phải thật sự hiệu quả. 

Kinh nghiệm phô diễn sức mạnh quân sự nhằm đạt được mục đích chính trị, thông thường nước Mỹ hay nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. Nhưng trong thực tế đấu tranh trên thế giới, Liên bang Xô viết vào năm 1979 đã triển khai sức mạnh quân sự của mình một cách quyết liệt và hiệu quả, khiến cho một cường quốc trên thế giới như Trung Quốc buộc phải chùn tay, còn cả thế giới nín thở với sự khủng khiếp chờ đợi ngày "D".

Xung đột biên giới năm 1979

Sau khi quân tình nguyện Việt Nam cùng với các lực lượng yêu nước Campuchia tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại lực lượng quân sự Khơ me Đỏ và chính quyền Pol Pot. Sức ép mọi mặt lên nhà nước Việt Nam ngày càng tăng cả về ngoại giao, kinh tế, quân sự...

Trên tuyến biên giới phía bắc Việt Nam, lực lượng thù địch đã triển khai một tập đoàn quân: Thê đội 1-15 sư đoàn bộ binh, thê đội 2-6 sư đoàn dã chiến. Dự bị chiến dịch có 3 sư đoàn. Tổng thể cụm quân lực triển khai các hoạt động tác chiến trên biên giới có thể tăng cường đến 29 sư đoàn. Rạng sáng ngày 17/ 2, đội quân khổng lồ này ồ ạt tấn công trên toàn tuyến...

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 (theo cách gọi của người Việt Nam) chính thức nổ ra...
Quân dân Việt Nam kiên cường đánh trả quân địch.


Liên bang Xô viết quyết định thực hiện sứ mệnh vô cùng khó khăn trong điều kiện tình huống phức tạp và nguy cơ bùng nổ chiến tranh trên diện rộng – thiết lập lại sự công bằng và hòa bình trên bán đảo Đông Dương bằng phương pháp biểu dương sức mạnh quân sự. 

Nhưng với những cái đầu nóng, thực hiện giải pháp nửa vời và không quyết liệt là không thể, mà còn thúc đẩy quốc gia mang tư tưởng nước lớn muốn 'dạy một bài học' cho nước khác tiến hành cuộc chiến tranh ác liệt hơn. Moscow đã quyết định hành động rất cứng rắn và quyết liệt ngay từ ban đầu.

Cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới

Các hoạt động biểu dương sức mạnh và ý chí được quyết định vào đầu tháng 3/1979. Trong giai đoạn từ ngày 12 đến 26/3 (với mục đích tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc do những hành động gây chiến chống lại nước láng giềng) theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên xô, trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ Mông Cổ và trên biển Thái bình dương tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật.

Trong cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự có sử dụng lực lượng của 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân. Quân số tham gia diễn tập lên đến 200 nghìn quân nhân, 2.600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm. Cuộc diễn tập bắt đầu từ thời điểm động viên lực lượng và đưa các đơn vị thường trực chiến đấu từ thường xuyên lên toàn bộ. Từ lực lượng dự bị động viên điều động 52 nghìn quân nhân dự bị động viên hạng 1, động viên từ các cở sở thuộc ngành Nông nghiệp hơn 5 nghìn xe ô tô các loại.
Năm 1979, các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ukraine và Belarus cơ động di chuyển đến sân bay của Mông cổ.


Những đợt diễn tập lớn nhất được thực hiện tại Mông Cổ, trong diễn tập có sự tham gia của 6 sư đoàn Bộ binh Cơ giới và Tăng thiết giáp, 3 trong số các đơn vị được điều động từ Siberia và Zabaikalia. Ngoài ra trên lãnh thổ Mông Cổ tham gia diễn tập có 2 lữ đoàn, 3 sư đoàn không quân chiến trường, các đơn vị và phân đội đặc chủng tăng cường.

Ngoài ra, cũng trong giai đoạn đó, đồng thời tiến hành các hoạt động diễn tập thực binh của các lực lượng trên vùng Viễn Đông và Đông Kazakhstan, có sự tham gia của các đơn vị binh chủng hợp thành và các đơn vị không quân, phối hợp với lực lượng Biên phòng.

Trong tiến trình diễn tập đã thực hiện nội dung liên kết phối hợp giữa các lực lượng. Các đơn vị và phân đội trong điều kiện khí hậu và môi trường khắc nghiệp đã tiến hành cơ động trên khoảng cách rộng lớn, từ Siberia đến Mông Cổ (hơn 2.000 km). Các đơn vị được tổ chức biên chế thành đơn vị chiến đấu ngay trên tầu hỏa, được vận chuyển bằng đường không. 

Cụ thể, sư đoàn đổ bộ đường không từ Tula được vận chuyển vào khu vực Chita trên quãng đường dài 5,5 nghìn km bằng máy bay vận tải quân sự một đợt bay trong thời gian 2 ngày. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ucraina và Belarusia được cơ động trực tiếp đường không đến các sân bay của Mông cổ.

Trên những khu vực biên giới với Trung Quốc, các đơn vị phòng thủ biên giới triển khai phác thảo các kế hoạch tổ chức phòng ngự, đánh chặn các đòn tấn công xâm phạm khu vực biên giới, kế hoạch phản kích các đòn tấn công và kế hoạch phản công.

Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc có gần 50 chiến hạm của hạm đội Thái Bình dương, trong đó có 6 tầu ngầm, tiến hành các hoạt động sẵn sàng chiến đấu và đồng loạt triển khai diễn tập các hoạt động tác chiến nhằm tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương. Riêng vùng biển Primorie tiến hành diễn tập đổ bộ đường biển.
Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc có gần 50 chiến hạm của hạm đội Thái Bình dương, trong đó có 6 tầu ngầm đang thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.


Một trong những mối quan tâm đặc biệt là kinh nghiệm triển khai các cụm quân công kích chủ lực của Lực lượng Không quân trên biên giới với Trung Quốc, do đặc thù có ưu thế vượt trội về không quân, như một phương tiện tác chiến tầm xa, "phi tiếp xúc". Trong giai đoạn ngày nay sẽ là yếu tố quan trọng làm nguội đi những cái đầu nóng của người láng giềng đầy tham vọng mà không tự lượng sức mình.

Theo các kế hoạch diễn tập, đã tiến hành tổ chức biên chế các cụm chủ lực hàng không công kích của các trung đoàn không quân trên các quân khu gần biên giới Trung Quốc. Các tập đoàn máy bay chiến đấu chuyển sang vị trí đóng quân cố định trong khu vực miền Đông, không chỉ là từ các quân khu lân cận, mà cả từ Pricarpathian trên quãng đường bay dài tới 7.000km trong vòng hai ngày.

Vấn đề không phải là vài chục chiếc máy bay chiến đấu, được rút ra từ các phân đội bay sẵn sàng chiến đấu thường xuyên, mà là các trung đoàn bay đầy đủ theo biên chế. Cùng với các máy bay chiến đấu, các máy bay vận tải vận chuyển luôn cả các đơn vị hậu cần kỹ thuật, các trang thiết bị, kỹ thuật dự trữ và cơ sở vật chất dự phòng theo biên chế.

Có những thời điểm trên không trung cùng lúc bay hàng chục trung đoàn không quân chiến trường. Ngay sau khi các đơn vị không quân hạ cánh, các đơn vị và phân đội không quân lập tức nhận nhiệm vụ và triển khai tham gia huấn luyện diễn tập. Trong quá trình tiến hành các hoạt động chuyển quân và diễn tập chiến đấu tiến công, các kíp lái đã cơ động hơn 5000h, sử dụng hơn 1.000 quả bom và tên lửa.

Một khối lượng khổng lồ vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, cơ sở vật chất, vận chuyển từ Liên bang Xô viết, đã giải quyết toàn bộ vấn đề về trinh sát đường không của địch trên lãnh thổ Việt Nam. Một bộ phận không quân đảm bảo vận tải trên lãnh thổ Việt Nam. Thành quả và khối lượng không thể tưởng tượng được của hàng không vận tải quân sự đã thực hiện trên cầu hàng không được thiết lập giữa CCCP và Việt Nam. 

Trong khuôn khổ chương trình diễn tập và vận chuyển khí tài chiến đấu trong không đầy một tháng đã tiến hành cơ động 20 nghìn quân nhân của lực lượng vũ trang Việt Nam, hơn 1.000 đơn vị (unit) trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh.
Trữ lượng dầu, tiêu hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và giúp đỡ Việt nam, Bộ quốc phòng Nga phải phục hồi lại dự trữ trong vòng hai năm.


Liên bang Xô viết đã thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, bằng sự giúp đỡ của tinh thần đồng chí, tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội nhân dân Việt nam bằng giải pháp cung cấp khí tài quân sự. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột vũ trang đến tháng 3/1979 theo đường vận tải biển đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích. 

Ngoài vũ khí trang bị, Liên bang Xô viết còn cung cấp các hệ thống trang thiết bị đặc chủng và các dây truyền sửa chữa xe máy công trình phục vụ bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị, phương tiện chiến tranh. Tất cả các trang thiết bị, phương tiện chiến tranh và hệ thống sửa chữa, bảo hành trang thiết bị đi cùng đó đều được chuyển đến trong vòng một tháng. Vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu và có thể đưa vào chiến đấu được ngay. 

Toàn bộ trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh được kiểm tra bởi các đoàn kiểm tra kỹ thuật nghiêm khắc nhất, để chuẩn bị đã điều động các chuyên gia, trong thực tế đã khai thác sử dụng triệt để các trang thiết bị đó và có kinh nghiệm sâu sắc về khai thác sử dụng. 

Như vậy, các phương tiện chiến đấu, từ các phương tiện vận tải, không cần có sự chuẩn bị bổ sung, có thể đưa thẳng vào chiến trường. Đây thật sự là một kỳ tích của hệ thống hậu cần, kỹ thuật, vận tải của quân đội Xô viết cả về tốc độ cung cấp và vận tải trang bị, số lượng vũ khí trang bị, khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí trang bị khi cơ động trên hàng chục ngàn km đường biển.

Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận tổng lực của quân đội xô viết, người Trung Quốc căng thẳng theo dõi mọi diễn biến và có thể đánh giá được, thật sự họ đang ở trong một tình huống nghiêm trọng như thế nào? Đến mức họ không dám đưa lực lượng quân đội của họ từ vị trí đóng quân ra biên giới Xô – Trung. 

Ngoài biên giới, các phương tiện thông tin đại chúng tập trung toàn bộ sự chú ý, theo dõi và đưa ra những phỏng đoán về cuộc diễn tập quân sự, lớn nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại, diễn ra trong khu vực châu Á. 

Các hoạt động diễn ra rất quyết liệt, theo đúng thực tế chiến trường chứ không hề có cảm giác "tình huống giả định, một bước tiến – hai bước lùi". Và áp lực chiến tranh nặng nề đè lên thế lực hiếu chiến, buộc họ phải suy nghĩ tỉnh táo và kiềm chế tối đa..
Không đạt được những mục tiêu chính trị, tổn thất nặng nề về binh lực, ngày 5/3/1979, Bộ máy lãnh đạo Bắc Kinh quyết định rút quân khỏi lãnh thổ láng giềng. Quyết định đó bị thúc đẩy bởi hàng loạt các yếu tố chính trị và quân sự, những yếu tố then chốt đó là: 

- Sự ủng hộ kiên quyết của Moscow đối với Hà Nội, yêu cầu ngay lập tức chấm dứt hành động xâm lược vô nhân đạo, khả năng sẵn sàng tiến hành các hoạt động quân sự mạnh nhất trên khu vực phía Đông những mâu thuẫn và bất đồng chính kiến ngay trong nội bộ nhà cầm quyền Bắc Kinh.

- Sự phản ứng mạnh mẽ của thế giới tiến bộ và yêu chuộng hòa bình.

- Sự xuất hiện rõ nét những điểm yếu trong công tác huấn luyện và tiến hành các chiến dịch, thực hành các trận đánh của lực lượng sĩ quan chỉ huy quân đội PLA.

- Trong biên chế các loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại, phương tiện chiến tranh, khó khăn nghiêm trọng trong công tác vận tải cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật.

Các cuộc tấn công chấm dứt từ ngày 20/3 bắt đầu rút quân trên toàn bộ các hướng chủ yếu. Cuộc rút lui được che chắn bởi hỏa lực dữ dội của pháo binh và các cuộc tấn công nghi binh. Trong quá trình rút quân, PLA sử dụng triệt để hỏa lực ngăn chặn của pháo binh, súng cối, gài mìn trên các tuyến đường, phá hoại cầu cống, hủy diệt các khu nông trại, hợp tác xã, làng mạc và khu dân cư.

Cuối tháng 3, Trung Quốc công khai tuyên bố đã rút hoàn toàn quân đội nhưng cuộc đấu tranh giằng co giữa đôi bên còn kéo dài đến tận năm 1989 mới chấm dứt.

Các hành động chính trị quân sự quyết liệt của Liên xô, được thực hiện dưới hình thức chuẩn bị quân sự toàn diện cho cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc, đã đạt được những kết quả mong muốn về chính trị. Bộ máy lãnh đạo Bắc Kinh và quân đội PLA buộc phải từ bỏ hoàn toàn ý đồ của mình.

Cuộc diễn tập đã đạt được những mục tiêu quân sự cần thiết. Sức mạnh quân sự của Liên bang Xô viết đã chấm dứt những mưu toan nước lớn, những ý đồ trong vai trò "anh cả" và tham vọng điều khiển châu lục, buộc Trung Quốc nhìn lại ngay chính lực lượng quân sự của mình và những tham vọng của một "đại quốc".

Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự, đủ để bảo vệ đất nước và đường lối chính trị độc lập của mình trên trường thế giới.

Quân đội Liên bang Xô viết đã chứng minh được khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đáp ứng được những yêu cầu tác chiến hiện đại và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.


Xem tên lửa "độc đáo nhất thế giới" Klub-K tác chiến


Xem tên lửa "độc đáo nhất thế giới" Klub-K tác chiến

(Kienthuc.net.vn) - Hệ thống tên lửa tấn công đa năng Klub-K có khả năng ngụy trang số 1 thế giới cùng sức mạnh khủng khiếp đủ sức đánh chìm mọi tàu chiến.
Tại triển lãm hàng không và hàng hải quốc tế Malaysia (LIMA 2013), Công ty quốc phòng Morinformsystem – Agat (Nga) đã giới thiệu clip hệ thống tên lửa đa năng Klub-K tối tân. 

Nội dung chính của clip là, một quốc gia nhiệt đới bị láng giềng thù địch tập hợp lực lượng trên bộ, trên biển, trên không định thực hiện chiến tranh xâm lược toàn diện. 

Phát hiện âm mưu thâm độc đó, quân đội quốc gia này sử dụng hệ thống tên lửa đặt trong các container thông thường. Các container được đưa lên xe đầu kéo, tàu hỏa, tàu vận tải biển di chuyển áp sát vị trí quân địch. 

Từ mọi hướng, tên lửa đặt trong container đồng loạt phóng tên lửa "quét sạch" toàn bộ quân thù trong khi chúng còn chưa kịp hay biết điều gì xảy ra. 
Tên lửa Club-K đặt trong container trên tàu vận tải biển, trên xe lửa, xe đầu kéo đồng loạt phóng tấn công mọi mục tiêu địch.

Loại vũ khí đặt trong container chính là hệ thống tên lửa hành trình đa năng Klub-K do Nga thiết kế phát triển, giới thiệu lần đầu năm 2011. Đây được xem là loại hệ thống tên lửa hành trình "độc đáo nhất thế giới". 

Điểm "độc" của nó ở đây không phải ở khía cạnh vũ khí mà là thuộc phần ngụy trang. Toàn hệ thống được được trong các container (tương tự loại dân sự chứa hàng thông thường). Những container này có thể đặt trên xe đầu kéo, trên tàu hỏa, tàu chở hàng. 

Việc ngụy trang tên lửa trong các container làm đối phương bất ngờ, không đề phòng, dễ dàng bị tiêu diệt. Dù hệ thống trinh sát (UAV, vệ tinh, máy bay có người lái) có tối tân tới đâu cũng khó lòng phát hiện ra Klub-K trong hàng trăm, hàng nghìn container rải khắp hải cảng, nhà ga hay trên tàu thuyền. 

Hệ thống tên lửa Klub-K được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu mặt nước (gồm cả tàu sân bay) và mục tiêu trên bộ, ven biển. 
Tên lửa Klub-K đặt trong container trên xe đầu kéo dân sự, rất khó phân biệt. Chỉ khi dựng ống phóng chiến đấu, Klub-K mới thực sự lộ diện.


Cấu hình tiêu chuẩn hệ thống Klub-K gồm: hệ thống điều khiển hỏa lực; bệ phóng thẳng đứng đa năng hoặc bệ nghiêng; hệ thống quản lý chiến đấu, liên lạc và định vị và hệ thống cung cấp nguồn điện, hỗ trợ sự sống. Tất cả đều được đặt trong container tiêu chuẩn giống hệt các loại dân sự. 

Hệ thống Klub-K trang bị 4 loại đạn tên lửa đều có tầm bắn xa, sức công phá mạnh, gồm: 

- Đạn tên lửa hành trình chống tàu 3M-54KE đạt tầm bắn 220km, mang phần chiến đấu nặng 200kg

- Đạn tên lửa hành trình chống tàu 3M-54KE1 đạt tầm bắn 300km, mang phần chiến đấu nặng 400kg

- Đạn tên lửa hành trình đối đất 3M-14KE đạt tầm bắn tối đa 275km, mang phần chiến đấu nặng 450kg 

- Đạn tên lửa hành trình chống tàu Kh-35UE đạt tầm bắn tối đa 260km. 

Việc Nga giới thiệu hệ thống Klub-K tại triển lãm LIMA 2013 không ngoài mục đích chào bán cho Malaysia nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Tuy cực kỳ độc đáo nhưng cho tới nay, chưa có quốc gia nào đồng ý mua loại tên lửa này
Sent from my iPad

Su-30MK2 Việt Nam trang bị vũ khí “chọc mù mắt thần”


Su-30MK2 Việt Nam trang bị vũ khí "chọc mù mắt thần"

(Kienthuc.net.vn) - Tiêm kích hiện đại nhất Việt Nam Su-30MK2 được trang bị loại tên lửa tối tân có khả năng tiêu diệt các loại radar đối phương trên bộ, trên biển.
Tiêm kích Su-30MK2 trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam thiết kế với hệ thống điện tử hiện đại, vũ khí đa năng có thể thực hiện mọi nhiệm vụ tiến công mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển bằng vũ khí chính xác cao. 

Ngoài các nhiệm vụ đó, Su-30MK2 còn có khả năng thực hiện nhiệm vụ chế áp phòng không đối phương (SEAD). Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong bất kỳ lực lượng không quân nào trên thế giới. 

Hiện nay, tên lửa đất đối không ngày càng được cải tiến mạnh mẽ hơn, tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao, khả năng kháng nhiễu mạnh. Để khống chế các loại tên lửa đối không, cần phải loại bỏ, tiêu diệt trạm radar trinh sát, radar điều khiển hỏa lực tên lửa. Mất đi những "mắt thần" này, tên lửa dù tối tân đến đâu cũng hoàn toàn vô dụng. 

Công nghiệp quốc phòng thế giới đã sáng chế ra loại vũ khí "chọc mù mắt thần" – tên lửa chống radar. Loại vũ khí này từng được sử dụng rất rộng rãi trên chiến trường Việt Nam, khi đó Mỹ đã sử dụng tên lửa loại này để đối phó với hệ thống SAM-2 phòng không miền Bắc Việt Nam. Bộ đội ta đã rất vất vả tìm cách hạn chế thiệt hại tới mức nhỏ nhất mà tên lửa chống radar gây ra. 
Tên lửa chống radar Kh-31P trang bị trên tiêm kích Su-30. Ảnh minh họa

Ngày nay, Không quân Nhân dân Việt Nam cũng sở hữu một số loại tên lửa chống radar. Trong đó, Kh-31P là loại hiện đại nhất mà chúng ta có hiện nay, trang bị trên tiêm kích đa năng Su-30MK2. 

Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom, năm 2009 Việt Nam đã ký với Nga mua một số lượng nhỏ tên lửa chống radar Kh-31P cho Su-30MK2.

Tên lửa chống radar tầm trung tốc độ cao Kh-31P do Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch – Chiến thuật sản xuất. Nó được dùng để tiêu diệt mọi hệ thống radar của tên lửa phòng không tầm trung – xa (hoặc radar dẫn bắn pháo phòng không) đặt trên mặt đất hoặc trên chiến hạm.

Kh-31P sử dụng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Nguyên lý chung của loại vũ khí này là, bám theo cánh sóng radar để đánh vào đài anten máy phát. 

Đạn tên lửa Kh-31P dài 4,7m, đường kính thân 360mm, nặng 600kg. Đạn được kết cấu 2 tầng động cơ đẩy gồm: động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tĩnh phản lực trong hành trình bay. 
Tiêm kích Su-30 Không quân Nga phóng tên lửa Kh-31P.

Khi phóng, phi công sẽ ấn nút thả tên lửa ra khỏi giá treo, cách máy bay một khoảng an toàn, động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn ở đuôi được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ Mach 1,8. Cháy hết nhiên liệu, động cơ này sẽ tách ra khỏi thân tên lửa. Khi đó, 4 cửa hút khí mở ra và vỏ tên lửa rỗng trở thành buồng đốt động cơ tĩnh phản lực dùng nhiên liệu lỏng giúp tên lửa tăng tốc tới Mach 2,9 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh). 

Với tốc độ cực cao, kích thước nhỏ, Kh-31P là "bài toán khó" đối với hệ thống đánh chặn đối phương. Dù radar địch có phát hiện được sự có mặt của Kh-31P cũng khó lòng đối phó kịp. 

Tên lửa chống radar tốc độ siêu thanh Kh-31P có khả năng tấn công mục tiêu ở tầm bắn tối đa tới 110km. Với đầu đạn nặng 87kg, nó đủ sức phá hủy làm ngừng hoạt động mọi đài radar đối phương. 

Trong chiến đấu, Su-30MK2 sẽ mang Kh-31P phá hủy trạm radar trên bộ (hoặc tàu chiến), qua đó khống chế hệ thống phòng không đối phương. Tiếp đó, đơn vị bạn sẽ vượt qua được lưới phòng không tầm xa, áp sát tiêu diệt mục tiêu bằng vũ khí thông thường hoặc vũ khí chính xác cao. 

Sức mạnh pháo phản lực “kiểu Việt Nam” trên chiến trường


Sức mạnh pháo phản lực "kiểu Việt Nam" trên chiến trường

(Kienthuc.net.vn) - Trong chiến tranh, Việt Nam đã cải tiến đưa vào sử dụng pháo phản lực mang vác làm quân địch bao phen "kinh hồn bạt vía".
* Bài viết có sử dụng tài liệu sách Biên niên Sự kiện Lịch sử ngành Kỹ thuật Pháo binh QĐNDVN (1945-1975) và Lịch sử Pháo binh.

Khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam những pháo phản lực có sức tấn công kinh hoàng. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện chiến trường, Việt Nam đã tự cải tiến thành những loại pháo phản lực có thể mang vác. Nó vừa mang tính cơ động cao nhưng vẫn đảm bảo sức hủy diệt mạnh.

Từ BM-14 đến A12

Đầu những năm 1960, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam pháo phản lực phóng loạt BM-14. Pháo dùng khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp lắp giàn phóng 16-17 nòng cỡ đạn 140mm. Mỗi quả đạn rocket BM-14 nặng khoảng 40kg, đạt tầm bắn khoảng 10km.

Sự xuất hiện của pháo phản lực trong biên chế là một bước phát triển mới của Binh chủng Pháo binh Việt Nam. Tuy nhiên, với trọng lượng lớn và cồng kềnh thì BM-14 không thuận lợi trong tác chiến ở chiến trường miền Nam. 
Pháo phản lực BM-14 "nguyên bản" (xe và giàn phóng) của Việt Nam trong diễn tập bắn đạn thật. Nguồn: báo QĐND


Thực tế chiến trường đòi hỏi một loại pháo có uy lực lớn, nhưng phải mang vác được bằng sức người. Bởi vậy, ngành kỹ thuật pháo binh đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu để cải tiến BM-14.

Sách Biên niên sự kiện lịch sử ngành kỹ thuật pháo binh QĐNDVN (1945-1975) viết: "Để tăng cường loại vũ khí có hỏa lực mạnh cho chiến trường, Bộ Tư lệnh đề nghị Bộ Quốc phòng triển khai nghiên cứu cải tiến pháo phản lực BM-14 (Liên Xô sản xuất) thành pháo phản lực mang vác".

BM-14 sau cải tiến gồm ống phóng gắn trên một bệ bằng gỗ. Ống phóng làm bằng tôn thép mỏng cuộn lại, dài 1,14m, mặt trong có đánh 4 đường sống tiếp tuyến với mặt hình trụ của đạn. Bệ bằng gỗ dày 2cm, rộng 25cm, dài 120cm. Tiện lợi ở chỗ, bệ tên lửa làm bằng gỗ này không cần vận tải vào Nam mà có thể dễ dàng làm tại chỗ dựa theo bản thiết kế. Toàn bộ bệ chỉ nặng khoảng 10,5kg.

Khi thử nghiệm, bệ phóng được kê đầu trên túi đất, chèn thêm các túi đất lên trên và quanh tấm gỗ để cố định bệ. Góc bắn được lấy 45 độ, điểm hỏa bằng 6 quả pin con thỏ 1,5 vol. Thử nghiệm cho thấy luồng phụt không làm hư hại bệ phóng, có thể dùng lại.
Pháo phản lực mang vác A12 cải tiến từ BM-14 tại trường bắn Hòa Lạc, năm 1966.

Pháo BM-14 sau khi cải tiến có tầm bắn khoảng 8.000 m (giảm so với nguyên bản) nhưng độ chính xác cao hơn. Mặt khác, BM-14 chỉ phóng lần lượt từng quả một, còn pháo cải tiến có thể phóng cùng lúc 12 quả đạn nhờ 1 hệ thống điện điểm hỏa. Bởi vậy nó được gọi là A12. 

Sau khi cải tiến thành công, từ dàn phóng 17 nòng, A12 được biên chế cho mỗi tiểu đội 12 khẩu. Với trọng lượng rất nhẹ, A12 rất tiện lợi cơ động để thực hiện những đòn tập kích hỏa lực luồn sâu đánh hiểm vào đối phương.

Ngày 28/2/1967, Tiểu đoàn 99 lần đầu sử dụng pháo phản lực "made in Vietnam" A12 trên chiến trường. Tiểu đoàn đã bắn 15 loạt với 140 viên đạn vào các mục tiêu trong sân bay Đà Nẵng. Trận tập kích bất ngờ này đã phá hủy 94 máy bay, 200 xe quân sự các loại cùng hàng trăm tên địch.

Tổ điệp báo trong thành phố sau này gửi thư ra miêu tả trận đánh: "Tỉnh dậy là thấy tiếng ào ào xé không khí như hàng chục chiếc máy bay phản lực cất cánh. Nhiều tiếng nổ làm rung chuyển cả thành phố. Lửa bùng lên dữ dội trong sân bay. Nhiều người tưởng là máy bay từ miền Bắc vào ném bom đã rủ nhau lên mái nhà xem máy bay Mỹ cháy".

ĐKB và bão lửa Biên Hòa

Cùng với BM-14, sau này Liên Xô tiếp tục viện trợ cho Việt Nam loại pháo phản lực mới nhất khi đó, BM-21 Grad. Pháo dùng khung gầm cơ sở xe bánh lốp lắp giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm, bắn những viên đạn rocket đi xa 20km. 

Một khẩu đội gồm 3-4 người có thể trú trong cabin để bắn hoặc đứng từ xa và điều khiển qua đường cáp dài 64m.
Pháo phản lực BM-21 Grad của Quân đội Việt Nam hiện nay. Nguồn: báo QĐND

Một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây trùm lên một khu vực rộng. Đây là vũ khí rất hữu hiệu để chống lại đội hình bộ binh và thiết giáp nhẹ, cũng như để phá hủy hệ thống hầm hào bán kiên cố. Tuy nhiên, BM-21 không phát huy hiệu quả nếu bắn vào một mục tiêu nhỏ được định vị như lô cốt bê tông.

Cũng giống BM-14, BM-21 cồng kềnh không thích hợp cho tác chiến ở chiến trường miền Nam thời điểm đó. Vì thế, phía ta đã đề nghị phía Liên Xô cải tiến giúp BM-21 thành từng nòng riêng lẻ để tiện cơ động. 

Theo Lịch sử Pháo Binh Việt Nam viết: "Dịp Tết năm 1966, BM-21 cải tiến đã được gửi sang Việt Nam. Ban đầu người ta gọi nó là DKZ-66, sau đó đổi thành ĐKB (loại ĐKZ chuyên dùng chiến đấu ở chiến trường B)". 

ĐKB vẫn sử dụng nòng và đạn cùng cỡ như BM-21 nhưng được tháo riêng thành 2 bộ phận là nòng và chân rất gọn nhẹ, tiện mang vác. Đạn ĐKB nặng 46kg, tầm bắn từ 2-10km.
Biến thể mang vác ĐKB cải tiến trong kháng chiến chống Mỹ. Nguồn:sách Lịch sử Pháo binh


Trung đoàn 84A được thành lập để huấn luyện sử dụng ĐKB. Ngày17/6/1966, Trung đoàn 84 cùng với Tiểu đoàn 99 đã bắn trình diễn vũ khí mới tại trường bắn Hòa Lạc (Hà Tây) cho Bác Hồ và các vị lãnh đạo cấp cao xem. Ngay trong năm 1966, Trung đoàn 84A với 54 khẩu ĐKB hành quân vào miền Nam.

Ngày 11/2/1967, pháo phản lực ĐKB lần đầu được sử dụng trên chiến trường. Trung đoàn 84A đã dùng 54 khẩu ĐKB tấn công sân bay Biên Hòa. Chỉ trong vòng 15 phút, toàn bộ sân bay đã ngập chìm trong khói lửa. Khoảng 150 máy bay cùng nhiều kho tàng đã bị phá hủy. Đòn tấn công này đã khiến quân địch hoang mang, hoảng sợ.

Những trận đánh vào sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa của A12 và ĐKB đã mở đầu cho chiến thuật sử dụng pháo mang vác luồn sâu đánh hiểm của pháo binh Việt Nam. Từ đó pháo mang vác được sử dụng rất phổ biến và đã trở thành một vũ khí lợi hại của pháo binh ta trong những trận pháo kích vào căn cứ địch. 


Tìm hiểu “sát thủ săn ngầm” Nga sắp thăm Cam Ranh


Tìm hiểu "sát thủ săn ngầm" Nga sắp thăm Cam Ranh

(Kienthuc.net.vn) - Khu trục hạm Nga sắp ghé thăm cảng Cam Ranh (Việt Nam) thuộc loại tàu được thiết kế để săn lùng, tiêu diệt mọi tàu ngầm.
Itar-Tass dẫn nguồn tin Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga cho hay, nhóm tàu chiến đấu Hạm đội Thái Bình Dương trên đường hành quân tới khu vực Tây Bắc Ấn Độ Dương để thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển sẽ ghé thămcảng Cam Ranh (Việt Nam). 

Nhóm tàu chiến đấu này gồm 5 tàu: khu trục hạm Đô đốc Panteleyev; 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Đô đốc Nevelskoy, Peresvet và Oslyabya; tàu kéo Fotiy Krylov và tàu tiếp dầu Pechenga. 

Trong đó, tàu khu trục Đô đốc Panteleyev được đánh giá là một trong những chiến hạm chống tàu ngầm mạnh hàng đầu thế giới hiện nay. Đồng thời nó cũng là một trong những chiến hạm chủ lực của Hải quân Nga. 

Khu trục hạm Đô đốc Panteleyev thuộc lớp Udaloy I Project 1155 được đóng từ những năm 1990. Tàu có lượng giãn nước 7.570 tấn, dài 163m, rộng 19,3m, mớn nước 6,2m. Tàu được vận hành với đội ngũ thủy thủ đoàn đông đảo, tới 300 người. 

Tàu trang bị hệ thống 4 động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 65km/h, tầm hoạt động 19.400km.

Khu trục săn ngầm Đô đốc Panteleyev.

Với vai trò chính là tìm kiếm, phát hiện, săn lùng, tiêu diệt tất cả các tàu ngầm. Lớp Udaloy I trang bị hệ thống vũ khí săn ngầm "đồ sộ" gồm: tên lửa, ngư lôi, rocket. 

Hỏa lực chống ngầm mạnh nhất của Udaloy I là hệ thống tên lửa RPK-3 Metel (NATO định danh là SS-N-14 Silex) phát triển từ những năm 1960. RPK-3 Metel trang bị đạn tên lửa chống ngầm có trọng lượng gần 4 tấn, dài 7,2m. Quả đạn lắp động cơ rocket nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn từ 10-50km, tốc độ hành trình cận âm. 

Đạn tên lửa không lắp đầu đạn thuốc nổ thường mà sử dụng một quả ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ AT-2UM. Hoặc nếu dùng cho nhiệm vụ chống tàu nổi, nó sẽ mang đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 185kg. 

Cơ chế hoạt động, khi các hệ thống định vị thủy âm trên tàu phát hiện đối phương. Tên lửa sẽ được phóng đi, trong hành trình nó bay cách mặt biển 400m. Tới vị trí định sẵn, quả ngư lôi sẽ tách khỏi tên lửa lao xuống biển và tự tìm diệt mục tiêu. 
Bệ phóng tên lửa chống ngầm RPK-3 Metel (dấu đỏ).

Bên cạnh vũ khí chống ngầm tầm xa RPK-3 Metel, trong tầm 10km trở lại, Udaloy I được bổ sung thêm hệ thống rocket săn ngầm RBU-6000 và ngư lôi cỡ 533mm. 

Trong đó, ngư lôi RBU-60 thiết kế với 12 ống phóng cỡ 213mm bắn đạn rocket không điều khiển RGB-60 (lắp đầu đạn 25kg) đi xa 5.800m, xuyên sâu xuống mặt nước 500m. 

Ngoài ra, tàu còn được bổ sung thêm 2 trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27 đậu ở đuôi. Mỗi chiếc mang được 1 ngư lôi hạng nhẹ và 36 phao âm. 

Ngoài vũ khí săn ngầm cực mạnh, để tự phòng vệ chống mối đe dọa từ trên không, Udaloy I trang bị: hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn 3K95 Kinzhal (tầm bắn 12.000m, độ cao diệt mục tiêu 10-6.000m); hệ thống pháo – tên lửa kết hợp Kashtan (tầm bắn 500-8.000m); hệ thống pháo phòng không cao tốc AK-630. 

Các loại vũ khí phòng không này chủ yếu tác chiến tầm gần chống lại mục tiêu máy bay tầm thấp, trực thăng và tên lửa hành trình chống tàu. 


(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...