Mỗi khi có các đám cháy tại các khu công nghiệp hay nhà
máy nào đó thì ai cũng lo lắng bởi hậu quả lớn nhất của đám cháy này là những
lo ngại về tác hại tới môi trường, đó có thể là các loại nhựa hay các hợp chất
được sử dụng trong sản xuất.
Một trong những vụ cháy gần đây được quan tâm đó là đám cháy ở 1 nhà máy làm phích nước và bóng điện vớinỗi lo đặc biệt là ảnh hưởng của chất thủy ngân tới khu vực trong và quanh đám cháy bởi đây là 1 khu khá đông dân cư. Dưới đây là 1 vài thông tin về nguy cơ khi ngộ độc thủy ngân là gì, nếu bị ngộ độc thì nên xử lý ra sao để anh em tham khảo.
Thủy ngân là dạng kim loại thuộc diện đặc biệt bởi khi ở nhiệt độ bình thường nó lại ở dạng lỏng. Chính vì thế nên rất dễ lan truyền và chảy vào nhiều nơi khác nhau. Ứng dụng mà chúng ta thường thấy nhất là ở trong các cặp nhiệt độ truyền thống mà chắc khá nhiều nhà vẫn có để ở nhà bất kể đã có nhiệt kế điện tử hay không bởi độ chính xác của nó vẫn chuẩn hơn các dạng mới bây giờ. Thêm thông tin là nếu cặp đúng cách thì nhiệt kế thủy ngân sẽ cho ra kết quả chuẩn luôn, còn với nhiệt kế điện tử thì thường phải cộng thêm 0.5 độ sai số. Thủy ngân còn có ở trong các loại pin, mỹ phẩm hay các loại hải sản sống ở vùng biển sâu như cá ngừ chẳng hạn, nếu chỉ ăn vài miếng thì cũng không đến nỗi ngộ độc ngay, tuy nhiên chúng ta cũng không nên ăn thường xuyên các loại cá nước sâu như vậy để tránh voi không xấu mặt nào. Ở Việt Nam thì thủy ngân còn thường có ở trong các dạng phích nước vẫn đang được sản xuất và bán nhiều nơi.
Thủy ngân độc, đó là điều chắc chắn, và khi nó kết hợp với các chất khác thì những hợp chất này còn độc hơn nữa, 1 trong những hợp chất siêu độc của thủy ngân là dimethylmercury, chúng ta chỉ cần tiếp xúc với 1 vài micro lít của hợp chất này là đã nhiễm độc và tử vong vài tháng sau đó. Ca tử vong kinh điển nhất do tiếp xúc với hợp chất này là ca tử vong của giáo sư hóa chuyên nghiên cứu về ngộ độc các kim loại nặng Karen Wetterhahn của trường đại học Dartmouth vào hồi năm 1997. Bà đã bị dính hợp chất này lên găng tay cao su vẫn hay sử dụng trong phòng thí nghiệm và nó đã thẩm thấu qua vào da, sau 10 tháng bà đã tử vong khi nó đã chạy qua khắp cơ thể và tích tụ lên não của bà.
Một trong những vụ cháy gần đây được quan tâm đó là đám cháy ở 1 nhà máy làm phích nước và bóng điện vớinỗi lo đặc biệt là ảnh hưởng của chất thủy ngân tới khu vực trong và quanh đám cháy bởi đây là 1 khu khá đông dân cư. Dưới đây là 1 vài thông tin về nguy cơ khi ngộ độc thủy ngân là gì, nếu bị ngộ độc thì nên xử lý ra sao để anh em tham khảo.
Thủy ngân là dạng kim loại thuộc diện đặc biệt bởi khi ở nhiệt độ bình thường nó lại ở dạng lỏng. Chính vì thế nên rất dễ lan truyền và chảy vào nhiều nơi khác nhau. Ứng dụng mà chúng ta thường thấy nhất là ở trong các cặp nhiệt độ truyền thống mà chắc khá nhiều nhà vẫn có để ở nhà bất kể đã có nhiệt kế điện tử hay không bởi độ chính xác của nó vẫn chuẩn hơn các dạng mới bây giờ. Thêm thông tin là nếu cặp đúng cách thì nhiệt kế thủy ngân sẽ cho ra kết quả chuẩn luôn, còn với nhiệt kế điện tử thì thường phải cộng thêm 0.5 độ sai số. Thủy ngân còn có ở trong các loại pin, mỹ phẩm hay các loại hải sản sống ở vùng biển sâu như cá ngừ chẳng hạn, nếu chỉ ăn vài miếng thì cũng không đến nỗi ngộ độc ngay, tuy nhiên chúng ta cũng không nên ăn thường xuyên các loại cá nước sâu như vậy để tránh voi không xấu mặt nào. Ở Việt Nam thì thủy ngân còn thường có ở trong các dạng phích nước vẫn đang được sản xuất và bán nhiều nơi.
Thủy ngân độc, đó là điều chắc chắn, và khi nó kết hợp với các chất khác thì những hợp chất này còn độc hơn nữa, 1 trong những hợp chất siêu độc của thủy ngân là dimethylmercury, chúng ta chỉ cần tiếp xúc với 1 vài micro lít của hợp chất này là đã nhiễm độc và tử vong vài tháng sau đó. Ca tử vong kinh điển nhất do tiếp xúc với hợp chất này là ca tử vong của giáo sư hóa chuyên nghiên cứu về ngộ độc các kim loại nặng Karen Wetterhahn của trường đại học Dartmouth vào hồi năm 1997. Bà đã bị dính hợp chất này lên găng tay cao su vẫn hay sử dụng trong phòng thí nghiệm và nó đã thẩm thấu qua vào da, sau 10 tháng bà đã tử vong khi nó đã chạy qua khắp cơ thể và tích tụ lên não của bà.
Có 2
dạng nhiễm độc thủy ngân là cấp tính và mạn tính tùy vào dạng thủy ngân, thời
gian hay cường độ 1 người tiếp xúc với thủy ngân. Với những người nhiễm độc
thủy ngân cấp tính thì sẽ có các triệu chứng đau nhói và tê rần ở đầu ngón tay
và ngón chân hay tại môi, Nếu tiếp xúc lâu dài trong môi trường có nồng độ thủy
ngân trong không khí trên 50 microgram/m3 thì sẽ có các vấn đề về mất khả năng
điều hòa vận động, các vấn đề về thần kinh, bị đau đầu, sút cân... Khi hít phải
thủy ngân sẽ gây ra bệnh phổi nặng cấp tính, gây sốt, ớn lạnh, khó thở... Nếu
chỉ hít 1 thời gian ngắn thì các triệu chứng sẽ giảm và biến mất sau khoảng 1
tuần, tuy nhiên nếu vẫn tiếp tục hít phải thì sẽ dẫn đến suy hô hấp và cả tử
vong nữa. Ngộ động mạn tính thì là do 1 thời gian dài nạp dần dần thủy ngân vào
người, thường là trường hợp chăm chỉ ăn cá biển quá nhiều.
Nếu anh em bị nhiễm độc thủy ngân thì phương pháp điều trị sẽ áp dụng tương tự với các phương pháp điều trị ngộ độc khác, sẽ kiểm tra xem có bị vấn đề gì về hô hấp và tuần hoàn hay không, sẽ loại bỏ các thứ có khả năng vẫn còn dính thủy ngân để ngấm vào cơ thể, ở đây là các loại quần áo đang mặc trên người. Các bác sỹ sẽ theo dõi nếu có các triệu chứng nghiêm trọng họ sẽ sử dụng các dạng thuốc đặc hiệu để thải độc. Với trẻ em nếu bọn trẻ chẳng may nuốt phải thủy ngân khi cặp nhiệt độ bằng mồm hay nuốt từ nguồn khác cần kiểm tra xem khoang miệng có xước không, nếu không thì sẽ theo dõi thủy ngân có ra theo phân của trẻ không. Nếu ra tương ứng với mức thủy ngân ước tính đã nuốt vào thì ổn, còn nếu không yên tâm thì nên đưa ngay trẻ đi đến viện để kiểm tra chi tiết. Tuyệt đối không móc họng cho trẻ nôn ngược ra bởi nguy cơ xước dạ dày và vòm miệng làm thủy ngân ngấm vào máu rất nguy hiểm.
Với các anh em đang ở quanh khu vực đám cháy nói trên cần để tâm theo dõi các thông báo từ trung tâm y tế gần nhất để cập nhật các thông tin mới. Mong là các nhà chức trách sẽ sớm đưa ra kết luận để mọi người có cách xử lý phù hợp.
Nếu anh em bị nhiễm độc thủy ngân thì phương pháp điều trị sẽ áp dụng tương tự với các phương pháp điều trị ngộ độc khác, sẽ kiểm tra xem có bị vấn đề gì về hô hấp và tuần hoàn hay không, sẽ loại bỏ các thứ có khả năng vẫn còn dính thủy ngân để ngấm vào cơ thể, ở đây là các loại quần áo đang mặc trên người. Các bác sỹ sẽ theo dõi nếu có các triệu chứng nghiêm trọng họ sẽ sử dụng các dạng thuốc đặc hiệu để thải độc. Với trẻ em nếu bọn trẻ chẳng may nuốt phải thủy ngân khi cặp nhiệt độ bằng mồm hay nuốt từ nguồn khác cần kiểm tra xem khoang miệng có xước không, nếu không thì sẽ theo dõi thủy ngân có ra theo phân của trẻ không. Nếu ra tương ứng với mức thủy ngân ước tính đã nuốt vào thì ổn, còn nếu không yên tâm thì nên đưa ngay trẻ đi đến viện để kiểm tra chi tiết. Tuyệt đối không móc họng cho trẻ nôn ngược ra bởi nguy cơ xước dạ dày và vòm miệng làm thủy ngân ngấm vào máu rất nguy hiểm.
Với các anh em đang ở quanh khu vực đám cháy nói trên cần để tâm theo dõi các thông báo từ trung tâm y tế gần nhất để cập nhật các thông tin mới. Mong là các nhà chức trách sẽ sớm đưa ra kết luận để mọi người có cách xử lý phù hợp.
_________________________________________
(NLĐO)- Sau vụ
cháy kinh hoàng tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, UBND
phường Hạ Đình (Hà Nội), đã ra thông báo khuyến nghị người dân không sử
dụng thực phẩm rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn được nuôi trong vòng bán kính 1
km kể từ tâm đám cháy; sơ tán trẻ nhỏ, người già, ốm bệnh...
- Cận cảnh tan hoang sau vụ cháy 6.000 m2 kho xưởng tại Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông
- Cháy tại Công ty Rạng Đông: 10 nhà dân bị "vạ lây"
Ngày 29-8, sau
vụ cháy kinh hoàng 6.000 m2 nhà xưởng tại Công ty cổ phần bóng đèn phích
nước Rạng Đông, UBND phường Hạ Đình (quận Thanh
Xuân, Hà Nội), đã ra thông báo về việc xử lý vệ sinh môi trường sau cháy.
Khu vực xảy ra
vụ cháy
Theo thông báo,
vụ cháy tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông ngày 28-8, giáp
ranh phường Hạ Đình. Sau khi cháy còn tồn dư nhiều khói bụi, không khí nhiễm
bẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, của cán bộ viên chức tại một số
khu vực và cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn phường Hạ Đình. Vì vậy,
UBND phường Hạ Đình khuyến nghị người dân không sử dụng thực phẩm rau, hoa quả,
gia cầm, cá, lợn được nuôi trong vòng bán kính 1 km kể từ tâm đám cháy trong
thời gian 21 ngày.
Ngoài ra, sơ
tán trẻ nhỏ, người già, ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của cháy, thời
gian sơ tán từ 1-10 ngày. Để hạn chế tác hại của khói bụi, phường Hạ Đình đề
nghị các gia đình tự theo dõi sức khỏe của các thành viên. Nếu có biểu hiện ho,
khó thở, đau ngực, sốt bất thường thì phải đưa đi khám tại các bệnh viện để có
biện pháp xử lý kịp thời. Không sử dụng nước tại các bể chứa nước hở trong bán
kính 1 km kể từ tâm đám cháy.
Nhiều người
dân đã bị "vạ lây" từ vụ cháy lớn tại Nhà máy Bóng đèn phích
nước Rạng Đông
Về vấn đề vệ
sinh môi trường sau cháy, phường Hạ Đình khuyến nghị người dân thay toàn bộ
quần áo có nhiễm khói bụi do cháy bằng cách giặt nước sạch nhiều lần. Sau đó,
ngâm xà phòng nóng từ 70-80 độ trong vòng 30 phút, ngâm tiếp 20 phút với nước
tẩy quần áo, rồi xả sạch bằng nước sạch nhiều lần.
Vệ sinh toàn bộ
ngoại cảnh, bao gồm bể nước, cây cối ban công, tường cửa bằng nước xà phòng đặc
2-3 lần. Sau đó rửa lại bằng nước sạch nhiều lần. Thau rửa tất cả các vật dụng
chứa nước, sinh hoạt có bám bụi bằng xà phòng 2-3 lần và nhiều lần bằng nước sạch.
Tiêu hủy các loại rau, trái cây tự trồng trong vòng bán kính 500 m. Nếu có
trồng tiếp tục nên thay đổi đất, dung dịch thủy canh mới, để đảm bảo không bị ô
nhiễm với các loại cây cảnh cũng tiến hành phun rửa nhiều lần bằng nước sạch để
trôi bụi do cháy.
Hiện trường
vụ cháy nhìn từ trên cao
Vụ
cháy tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông xảy ra khoảng 18 giờ
chiều 28-7. Ngay sau khi nhận tin báo, khoảng 15 xe chữa cháy được điều tới
hiện trường chữa cháy, sau đó, hàng trăm chiến sĩ, nhiều lực lượng và
hàng chục xe chữa cháy đã được huy động, tăng cường chữa cháy.
Đến
khoảng hơn 23 giờ đêm 28-8, đám cháy mới cơ bản được khống chế. Bước
đầu chưa ghi nhận thiệt hại về người, có 2 chiến sĩ trong quá trình
làm nhiệm vụ bị ngạt khói, được đưa đi bệnh viện và đã an toàn.
Đám
cháy đã thiêu rụi khoảng 6.000 m2 diện tích kho xưởng của Công ty cổ
phần bóng đèn phích nước Rạng Đông và hàng chục nhà dân sống xung quanh
bị ảnh hưởng. Có 58 hộ dân với 213 nhân khẩu bị ảnh hưởng phải di
dời ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Hiện, các cơ
quan chức năng đang vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy kinh
hoàng này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét