Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Khối vũ khí Liên Xô khổng lồ của Ukraine giờ ở đâu?

http://laodong.com.vn/vu-khi/khoi-vu-khi-lien-xo-khong-lo-cua-ukraine-gio-o-dau-187161.bld

Khối vũ khí Liên Xô khổng lồ của Ukraine giờ ở đâu?

(LĐO) Đ.Đ - 2:40 PM, 19/03/2014

 

Từ 1992 đến 1998, theo ước tính thì có một lượng vũ khí, đạn dược, trang thiết bị trị giá 32 tỷ USD biến mất khỏi các căn cứ quân sự Liên Xô cũ ở Ukraine.

Từng có 780.000 lính, đứng thứ 4 thế giới về máy bay và xe tăng

Quân đội Ukraine được thành lập vào ngày 24/8/1991. Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine đã kế thừa rất nhiều đơn vị, vũ khí trang bị tiên tiến và vật tư dự trữ chiến lược của Liên Xô cũ, trong đó bao gồm 780.000 quân hiện có, 6.500 xe tăng, 7.150 xe bọc thép, 1.500 máy bay, 350 tàu chiến, 1.272 đầu đạn hạt nhân sử dụng cho tên lửa xuyên lục địa, 2.500 vũ khí hạt nhân chiến thuật. 

Sau khi Liên Xô tan rã, theo thỏa thuận phân chia "tài sản" lúc bấy giờ tại Hội nghị Belaveskaia Pusha diễn ra tháng 12/1993, Ukraine được thừa kế một quân đội cực mạnh gồm 3 quân khu thuộc tuyến chiến lược thứ hai, và 3 tập đoàn quân không quân, không kể kho vũ khí hạt nhân chiến lược

Các đơn vị được trang bị một khối lượng rất lớn vũ khí, khí tài tác chiến hiện đại. Nếu tính theo hai tiêu chí: số lượng hơn 6.100 chiếc xe tăng và hơn 1.100 chiếc máy bay chiến đấu, thì Quân đội Ukraine năm 1993 đứng thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Vào năm 1993, lực lượng vũ trang Ukraine vượt trội hẳn so với lực lượng vũ trang Nga, vì Nga chỉ được thừa kế các quân khu yếu (do ở tuyến chiến lược thứ 3) với các sư đoàn khung, vũ khí lạc hậu và một số các đơn vị trước đó đóng quân tại Đông Âu rút về nước.

Mặc dù sau đó Mỹ và Nga ép Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân nhưng điều đó hầu như không có ý nghĩa quyết định - điều kiện xuất phát để xây dựng lực lượng quân sự của Ukraine vẫn là tốt nhất so với tất cả các nước từng nằm trong Liên Xô cũ.

Đặc biệt nước này có một đội ngũ sỹ quan, cán bộ khoa học - kỹ thuật quân sự hùng hậu và các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng mạnh. Ukraine nhận được khoảng 700 xí nghiệp công nghiệp quốc phòng, có khả năng sản xuất hầu như tất cả các loại phương tiện kỹ thuật quân sự.

Ukraine chiếm độc quyền trong không gian hậu Xô Viết về sản xuất các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa vũ trụ sử dụng nhiên liệu lỏng hạng năng, tàu sân bay, các máy bay vận tải quân sự hạng nặng, động cơ máy bay lên thẳng.

Sau hơn hai mươi năm, Ukraine đã phát triển ra sao?

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là mức thu nhập bình quân theo đầu người - từ vị trí thứ 2 trong số 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vào năm 1992, đã tụt xuống hàng thứ 11 năm 2011. Về tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu trên - thì ở vị trí cuối cùng - thứ 15. Việc xây dựng lực lượng vũ trang cũng theo chiều hướng chung như vậy.

Nếu không tính Moldova, Kirgistan, Tadzikistan và các nước Baltic (Latvia, Litva và Estonia) vì các nước này chỉ có quân đội mang tính biểu tượng, thì tất cả quân đội các nước hậu Xô Viết khác đang trong quá trình phát triển mạnh, dù mỗi nước có cách phát triển khác nhau. Một số nước đã kịp xây dựng một quân đội chất lượng cao. Chỉ riêng lực lượng vũ trang Ukraine vẫn đang trong tình trạng trì trệ và hỗn loạn. Kết quả là, cũng như kinh tế, lực lượng vũ trang Ukraine có điểm xuất phát tốt nhất nhưng hiện nay đang ở tình trạng xấu nhất.

Sau 20 năm, số lượng vũ khí trang bị của nước này chỉ còn khoảng từ 1/2 - 1/3 những gì được hưởng từ Liên bang Xô Viết. Phương tiện kỹ thuật quân sự và vũ khí còn có thể sử dụng được trong tác chiến khi cần thiết, trên thực tế chỉ bằng một nửa các con số trên, do thiếu kinh phí bảo dưỡng, và nguồn tài chính để chế tạo phụ tùng thay thế.

Thiếu tiền để duy trì, trang bị kỹ thuật quân sự của Ucraina hoặc hư hỏng, hết hạn sử dụng, hoặc được bán cho nước ngoài. Trong giai đoạn từ năm 1992 đến 2012, Uckraine nằm trong danh sách những nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới!

Trong khoảng thời gian này, các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine chỉ xuất xưởng được 285 xe tăng và 430 xe bọc thép (hiện có các đơn đặt hàng hơn 50 xe tăng và hơn 200 xe bọc thép), số sản phẩm quân sự được xuất khẩu chủ yếu lấy từ trong trang bị gồm 1.162 xe tăng, 1.221 xe chiến đấu bọc thép (xe tuần tiễu- trinh sát, xe chiến đấu bộ binh, xe vận tải bọc thép). 529 pháo, 134 máy bay chiến đâu, 112 máy bay lên thẳng tấn công, một khối lượng lớn các hệ thống phương tiện phòng không (không rõ số liệu cụ thể). 

Điều đó có nghĩa là các sản phẩm quân sự xuất khẩu không phải do các tổ hợp công nghiệp quốc phòng sản xuất mà chủ yếu là lấy từ số vũ khí thừa kế từ Liên Xô. Đến thời điểm này việc bán khối tài sản thừa kế đó vẫn đang tiếp tục, khách mua chủ yếu là các nước châu Phi như Mali, Etiophia... 

Nhiều chính khách biện minh là Ukraine chỉ bán những "vũ khí khí tài dư thừa" và những loại đã lạc hậu. Tuy nhiên, hầu hết những gì đem bán không lạc hậu so với những gì mà Ukraine hiện đang có trong biên chế.

 

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Quyền im lặng: Chần chừ, hiểu sai, VN sẽ thành “ốc đảo kỳ lạ”

http://dantri.com.vn/su-kien/chan-chu-hieu-sai-vn-se-thanh-oc-dao-ky-la-952240.htm

Quyền im lặng:

Chần chừ, hiểu sai, VN sẽ thành "ốc đảo kỳ lạ"

Quyền im lặng cũng như mọi quyền khác, nếu chúng ta không hiểu rõ và quy định một cách thiếu cẩn trọng thì có khi lại hạn chế quyền của công dân.
 >>  Quyền im lặng đang bị "lặng im"
 >>  Luật hóa quyền im lặng để chống oan sai

Những người làm luật thường dẫn ra câu chuyện "thỏ bị bắt nhận làm gấu" để mô tả hiện tượng khi chịu sự áp lực của tra khảo và giam giữ, con người ta thường có xu hướng khai nhận những hành vi mình không làm.

 

Thực tế, những quyền cơ bản của bị can, bị cáo, người bị tạm giam (gọi chung là quyền nghi can) được đưa ra để bảo vệ con người khỏi tình trạng đó.

 

Nghi can, cho đến khi bị tòa án kết án, vẫn là một công dân vô tội, cho dù hành vi của người này đã rõ ràng đến mức nào. Điều này không chỉ còn là những quyền con người bất thành văn nữa, mà đã được quy định rất cụ thể trong Hiến pháp nước ta, cũng như Bộ luật tố tụng dân sự. Thuật ngữ pháp lý gọi đây là "quyền suy đoán vô tội".

 

Tuy nhiên, để "quyền suy đoán vô tội" được thực thi, người nghi can phải được hưởng quyền không bị buộc đưa ra những chứng cứ chống lại mình, hay gọi đơn giản là "quyền không chống lại bản thân". Bởi lẽ, suy đoán vô tội không chỉ mang ý nghĩa buộc cơ quan điều tra, truy tố và xét xử phải luôn suy đoán vụ án theo hướng có lợi cho bị cáo, mà còn có nội dung rằng việc xác định một người có tội hay không là trách nhiệm của phía Nhà nước.

 

Để đảm bảo "quyền không chống lại bản thân" đó, người nghi can phải có "quyền im lặng", tức là quyền không hợp tác, không tự buộc tội bản thân với cơ quan điều tra.

 


Ảnh minh họa

 

Người nghi can phải thực sự hiểu rõ quyền

 

Vậy thì ta nên hiểu thế nào về "quyền im lặng" như đang được đề xuất đưa vào Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi?

 

Thật ra đây không phải là quyền gì mới mẻ. Trên thực tế, khai báo với cơ quan điều tra chưa bao giờ được coi là một nghĩa vụ của người nghi can, kể cả trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Việc không hợp tác với cơ quan điều tra cũng không phải là một tình tiết tăng nặng khi lượng hình theo quy định của Bộ luật hình sự.

 

Cho nên, một khi đã không phải là nghĩa vụ thì việc người nghi can có khai báo hay không hoàn toàn tùy thuộc vào lựa chọn của họ. "Quyền im lặng" được đưa ra thực chất chỉ là một sự tái khẳng định và thành văn hóa cái nguyên tắc cơ bản, dễ hiểu đã nêu trên.

 

Quay trở lại với câu chuyện "thỏ thành gấu", người nghi can khi bị truy vấn đã phải chịu một sự áp lực rất lớn, cả vô hình lẫn hữu hình, từ cơ quan điều tra và thậm chí là dư luận xã hội. Vũ khí duy nhất bảo vệ họ trong lúc này chính là những quyền mà pháp luật trao cho, trong đó có cả "quyền im lặng". Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, áp lực và sự thiếu nhận thức pháp luật khiến cho người nghi can không thực thi những quyền năng của mình một cách đầy đủ nhất.

 

Nghĩa vụ của Nhà nước trong lúc này là phải giải thích thật rõ cho người nghi can biết họ có những quyền gì.

 

Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thực chất là có quy định nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng là phải giải thích rõ quyền của người nghi can trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

 

Nhưng trên thực tế, cái chúng ta thiếu chính là một cách giải thích chuẩn nhất, rõ ràng nhất để người nghi can thực sự hiểu rõ quyền của mình. Hiện nay, trong các trại tạm giam, tạm giữ của cơ quan điều tra, luôn dán sẵn một bảng rất lớn, chữ to về quyền của người nghi can, tiếc rằng chúng vẫn mang nặng tính chất sự sao chép máy móc văn bản pháp luật.

 

Ở Hoa Kỳ, Hong Kong và Anh, pháp luật bắt buộc cơ quan điều tra, viện công tố và kể cả tòa án, trong mọi giai đoạn tố tụng đều phải lặp đi lặp lại với nghi can về quyền im lặng của họ, trước khi tiến hành lấy cung. Cơ quan tiến hành tố tụng còn phải nhắc nhở người nghi can rằng nếu họ chọn việc cho lời khai thì những lời khai đó sẽ được sử dụng để chống lại họ trước tòa.

 

Với cách đó, một người bình thường sẽ biết lựa chọn giữa việc cho lời khai để hưởng khoan hồng, hoặc im lặng để bảo vệ mình. Từ đó, hai quyền suy đoán vô tội và quyền không chống lại mình sẽ được bảo đảm cao nhất.

 

Ở Đức, Pháp và các quốc gia có hệ thống thẩm phán thẩm tra (investigating judge) giống Việt Nam, cơ quan tiến hành tố tụng cũng buộc phải giải thích cặn kẽ quyền im lặng cho người nghi can như vậy.

 

Vấn đề cốt lõi

 

Sẽ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nếu như người nghi can không hiểu rõ các quyền của mình. Chính vì thế, vấn đề cốt lõi trong việc soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi hiện nay, thiết nghĩ không thực sự nằm ở chuyện đưa thêm một quyền mới vào rồi nhưng lại ít quan tâm đến việc giải thích cho nghi can biết.

 

Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các quy định hiện hành và quy định rõ hơn. Như vậy, vừa tránh được cảm giác pháp luật "thiên vị" nghi can và gây khó khăn cho hoạt động điều tra như một đại biểu đã lo ngại, vừa đảm bảo sự công bằng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

 

Cụ thể, trong các điều luật quy định về quyền của người nghi can trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, chúng ta có thể đưa thêm một điều khoản rõ ràng, minh định rằng: "Người bị tạm giữ/ bị can/ bị cáo không có nghĩa vụ phải khai báo hoặc đưa ra các bằng chứng, lời khai chống lại mình trong toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử và các cơ quan tiến hành tố tụng không được phép đe dọa, gây áp lực hay tạo sự bất lợi cho người bị tam giữ/ bị can/ bị cáo khi thực hiện quy định tại điều này".

 

Quy định rõ ràng như vậy chính là để ngay cả khi cơ quan tiến hành tố tụng chỉ trích dẫn luật ra khi giải thích quyền cho người nghi can thì người nghi can vẫn sẽ hiểu.

 

Thiết nghĩ, mục tiêu của Bộ luật tố tụng hình sự chính là để vừa tìm ra chân tướng sự thật, vừa tạo sự công bằng cho nghi can, giúp bảo vệ quyền con người. Tất cả các quốc gia, thiết chế văn minh đều hướng đến mục tiêu như thế.

 

"Quyền im lặng" là một định chế lý tưởng để góp phần đi đến mục tiêu đó. Nhưng cũng như mọi quyền khác, nếu chúng ta không hiểu rõ nó và quy định một cách thiếu cẩn trọng thì có khi lại hạn chế quyền của công dân. Gần đây, xuất hiện một cách hiểu quyền im lặng là người nghi can được quyền không khai báo cho đến khi có luật sư.

 

Theo thiển nghĩ của người viết, cách hiểu này không chuẩn về mặt khái niệm. Khi chúng ta đã hiểu rằng "quyền im lặng" là quyền phái sinh từ "quyền suy đoán vô tội" và "quyền không chống lại mình" thì cần đảm bảo quyền đó được thực thi trong suốt quá trình tố tụng, chứ không dừng lại khi có luật sư. Hiểu như cách trên sẽ vô hình khiến cho người nghi can có nghĩa vụ khai báo khi luật sư của anh ta xuất hiện, như vậy thì sự có mặt của luật sư trở nên vô nghĩa.

 

Chính vì thế, nếu Quốc hội chưa thể thống nhất đưa vào được một quy định về một quyền có tính đầy đủ, trọn vẹn, thì phải chăng nên tập trung sử dụng các công cụ hiện hành để đạt được mục tiêu.

 

Bởi lẽ, nếu cứ chần chừ hoặc hiểu sai về một quyền có thể coi là căn bản trong bối cảnh thế kỷ 21, thế kỷ của minh bạch, thì Việt Nam sẽ trở thành một "ốc đảo" kì lạ. Mà điều đó thì hẳn không người Việt Nam nào mong muốn.

 

Theo Lê Nguyễn Duy Hậu

VietNamnet

 

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Cannot insert the value null into column 'diagram_id', table dbo.sysdiagrams

http://www.johnsoer.com/blog/?p=182

Cannot insert the value null into column ‘diagram_id’, table dbo.sysdiagrams

July 6th, 2009 | Author: Arjo Soer

When ever I copy the database from the production server to the development machine the database throws an error when updating a database diagram or creating a new database diagram. The error in question is

The solution to this problem is rather simple go to dbo.sysdiagram table and set change the diagram_id default value to 0. However when you right click to bring up the design window for the dbo.sysdiagram table the option is disabled.

Open up the columns and right click on the diagram_id column and select modify

This loads the sysdiagram design window from where you can set the default value of the diagram_id field

Save the changes and you will be able to update existing database diagrams and create new database diagrams.

Note this solution may not work for ever and has only been tested on sql server 2005.

Tags: Cannot insert the value null into column 'diagram_id', Diagram, table dbo.sysdiagrams

4 Responses to “Cannot insert the value null into column ‘diagram_id’, table dbo.sysdiagrams”

July 17, 2009 at 8:22 am

May be you need to set an autoincrement for this field?))

July 17, 2009 at 2:29 pm

I believe that is a better solution since with the current solutions once you create a second diagram it overwrites the first diagram.

  • Sudipta says:

March 30, 2012 at 3:39 pm

superb solution

August 26, 2012 at 7:18 am

Hey. Very cool web site!:0))

 




This email is free from viruses and malware because avast! Antivirus protection is active.


Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Công nghệ giúp người biểu tình Hồng Kông kết nối không cần nhà mạng

http://dantri.com.vn/suc-manh-tri-thuc/cong-nghe-giup-nguoi-bieu-tinh-hong-kong-ket-noi-khong-can-nha-mang-950682.htm

Công nghệ giúp người biểu tình Hồng Kông kết nối không cần nhà mạng

Một ứng dụng chat sử dụng công nghệ mới giúp người biểu tình liên lạc, kết nối với nhau mà không cần phụ thuộc vào mạng di động hoặc Wi-Fi. Đặc biệt, Chính phủ rất khó để ngăn chặn phương thức liên lạc này.


Khi đám đông người biểu tình ủng hộ dân chủ tiếp tục tập trung tại Trung tâm thương mại của Hồng Kông, rất nhiều người đã kết nối với nhau thông qua một hệ thống di động không đòi hỏi phải có mạng di động hoặc Wi-Fi. Họ đang sử dụng một ứng dụng có tên FireChat vừa được tung ra trong tháng 3 thông qua hệ thống mạng Mesh, một kiểu liên kết vô tuyến kiểu mạng lưới, cho phép điện thoại tạo thành một mạng lưới kiểu internet tạm thời.

Cho đến thời điểm hiện tại, mạng Mesh đã tỏ ra khá hiệu quả vì không phải phụ thuộc vào cáp và mạng của nhà cung cấp. Những người biểu tình tại Đài Loan cũng đã bắt đầu sử dụng FireChat mỗi khi tín hiệu đường truyền quá yếu.

FireChat ngày một phổ biến hơn tại Hồng Kông. Khoảng 100.000 người sử dụng tải miễn phí ứng dụng FireChat vào giữa buổi sáng chủ nhật và sáng thứ Hai (29.9), theo The Wall Street Journal. Trong tình trạng đường truyền mạng ngày một yếu, lúc có lúc không, các thủ lĩnh sinh viên đề nghị dùng FireChat để đề phòng Chính phủ có thể tắt thông tin liên lạc.

Gizmodo – một nhà cung cấp mạng giải thích vì sao mạng Mesh hiện nay khá hữu dụng khi công dân có mâu thuẫn, căng thẳng với chính phủ: "Hệ thống mạng Mesh là một công cụ khá linh hoạt, không dễ để một Chính phủ cắt nó đi. Họ không thể chặn đầu nhận hoặc một địa chỉ trang web.

Mạng Mesh giống như Voldemort (nhân vật trong truyện Harry Potter - PV) sau khi ông chia linh hồn của mình vào Trường Sinh Linh Giá. Phá hoại một phần sẽ không giết được nó, trừ khi bạn tiêu diệt từng điểm truy cập một. Để phá vỡ hoàn toàn mạng này, người ta sẽ phải tắt Bluetooth trên tất cả các điện thoại sử dụng FireChat nhưng điều này xem như không thể. Hệ thống "khó phá" này bình thường dùng để chat hay kết nối thì chẳng mấy ai quan tâm nhưng nó lại là cứu tinh của những người biểu tình".

Open Garden, công ty đã phát triển FireChat và một ứng dụng khác cho Android cũng được gọi là Open Garden, có tham vọng lớn hơn cho mạng lưới Mesh này: "Một khi bạn tạo ra một mạng Mesh là bạn trở thành một mạng độc lập, có thể tự sửa các khiếm khuyết, không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức nào, không bao giờ bị cắt và có thể luôn trong tình trạng kết nối". Christophe Daligault - Phó chủ tịch Kinh doanh và tiếp thị của Open Garden nói: "Mạng Mesh giải quyết được các vấn đề hiện nay của hệ thống mạng là băng thông và đường truyền kết nối". Ông nói mạng này sẽ có một tương lai khả quan cho dòng điện thoại thông minh vì không cần phải trả tiền thêm cho bất kỳ phần cứng nào.

"Mỗi điện thoại sẽ trở thành một bộ phát mạng và qua đó chúng ta phát triển internet – càng nhiều người tham gia mạng Mesh thì đường truyền sẽ mở rộng", Daligault nói, "Trong một hoặc hai năm tới, người ta sẽ cho mạng di động và Wi-Fi vào dĩ vãng".

Theo Motthegioi

 




This email is free from viruses and malware because avast! Antivirus protection is active.


Khám phá tên lửa bí ẩn của Nga phóng từ lùm cây

http://kienthuc.net.vn/quan-su/kham-pha-ten-lua-bi-an-cua-nga-phong-tu-lum-cay-394796.html

Khám phá tên lửa bí ẩn của Nga phóng từ lùm cây

Cập nhật lúc: 13:30 01/10/2014 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN

Sự thật động trời về gốc gác tên lửa Iskander

Ba vũ khí hiện đại Nga khiến phương Tây "dè chừng"

(Kiến Thức) - Khả năng cao loại tên lửa lạ mà Nga bắn trong tập trận Vostok 2014 là hệ thống tên lửa hành trình R-500/Iskander-K.

Trong cuộc tập trận gần đây, quân đội Nga đã cho bắn một loại tên lửa có hình dáng lạ lẫm, đặc biệt hơn nữa là loại tên lửa này lại được bắn từ trong lùm cây. Thông tin về loại tên lửa này nhanh chóng thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới quân sự thế giới.

Có rất nhiều thông tin trái chiều về loại tên lửa đặc biệt này. Theo Tạp chí An ninh toàn cầu, loại tên lửa bí ẩn này chính là R-500. Đây là một loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất GLCM được phát triển dựa trên tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, và nó được định danh là Iskander-K.

 

 Loại tên lửa "lạ" được bắn theo phương thẳng đứng từ trong rừng rậm.

Iskander-K sử dụng xe mang phóng giống với Iskander, tuy nhiên mỗi xe phóng mang theo 4 đạn tên lửa thay vì chỉ 1 hoặc 2 như của Iskander. Tên lửa Iskander-K được cho là đã tiến hành thử nghiệm vào ngày 29/5/2007.  Trong quá trình thử nghiệm, tên lửa đã thực hiện một số thao tác cho thấy nó có khả năng thực hiện các biện pháp gây nhiễu.

Tên lửa R-500 được cho là đã hoàn thành các bài kiểm tra trong năm 2008. Trong năm 2009, tên lửa này đã được sử dụng cho hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander. Các thử nghiệm mới được diễn ra tại khu thử nghiệm Kapustin Yar khu vực Astrakhan, Nga.

Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga Sergei Ivanov từng nói rằng, R-500 là tên lửa chính xác cao có khả năng phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống phòng không của đối phương. Ông còn úp mở rằng, các thử nghiệm sơ bộ cho thấy nó rất thú vị và họ đã thành công.

Xe phóng loại tên lửa này giống hệt Iskander.

Trong khi đó, tại triển lãm MAKS-2007, Nga đã trưng bày một tên lửa Iskander sửa đổi với 4 ống phóng. Phía Nga nói rằng đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng các loại tên lửa chống hạm 3M-54KE hoặc 3M-54E1.

Tuy nhiên, trái ngược với những báo cáo của Nga, phía Mỹ đã lên tiếng cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF (hiệp ước cấm phát triển các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500-5.500 km). Trong một thông báo do Tổng thống Mỹ Barack Obama gửi đến Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 28/7/2014, Washington đã lên tiếng cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF.

Ngày 29/7/2014, Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest tiếp lục lặp lại cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF. Earnest nói rằng, Nga đã vi phạm điều khoản của hiệp ước về việc không sở hữu, sản xuất hoặc thử nghiệm các loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500-5.500 km.

"Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng mà chúng tôi đang cố gắng để giải quyết với Nga thông qua các kênh ngoại giao. Mỹ cam kết tính khả thi của Hiệp ước INF, đó là quan điểm của chúng tôi rằng Hiệp ước INF phải được tuân thủ vì an ninh và lợi ích quốc gia của tất cả các bên liên quan", ông này nói.

Nga có lẽ đã biên chế một số lượng nhỏ R-500/Iskander-K.

Các chuyên gia quân sự phương Tây tin rằng, tên lửa R-500/Iskander-K bắt nguồn từ tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander. Hệ thống mới sử dụng xe mang phóng, hệ thống kiểm soát tương tự như tên lửa Iskander-M nhưng tên lửa mới được trang bị 1 động cơ phản lực để hành trình.

Sự phát triển của loại tên lửa mới này được cho là để cân bằng cán cân hạt nhân tầm trung với Trung Quốc, quốc gia không bị ràng buộc bởi việc cấm phát triển các loại vũ khí như vậy.

Thông tin về tên lửa Iskander-K không thực sự rõ ràng, theo Deagel, Iskander-K có tầm bắn khoảng 2.000 km, bán kính lệch mục tiêu CEP chỉ khoảng 7 mét. Nó được thiết kế để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai ở khu vực châu Âu. Tên lửa này có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Cũng có thông tin cho rằng, tên lửa Iskander-K có thể đạt tốc độ siêu thanh Mach 5 ở độ cao 50 km. Mặc dù thông tin chính thức về Iskander-K vẫn còn khá nhiều bí ẩn nhưng nó cho thấy rằng sự xuất hiện của loại tên lửa này đã khiến các nước NATO lo lắng.

 

Sự thật động trời về gốc gác tên lửa Iskander

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/su-that-dong-troi-ve-goc-gac-ten-lua-iskander-303114.html

Sự thật động trời về gốc gác tên lửa Iskander

Cập nhật lúc: 13:00 04/02/2014 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN

Lý do khiến Mỹ "lạnh gáy" với Iskander của Nga

Xem lính Nga triển khai vũ khí khiến Mỹ "kinh hãi"

(Kiến Thức) - Tổ hợp tên lửa 9K720 Iskander có thể chính là bản sao lại từ loại tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch 9K714 Oka từng khiến Mỹ, NATO "nhức đầu".

Sự xuất hiện của tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch 9K714 Oka (NATO định danh là SS-23 Spider) vào đầu những năm 1980 đã khiến Mỹ, NATO thực sự "kinh hãi".

Đây là một loại vũ khí tấn công cực kỳ nguy hiểm, rất khó đánh chặn do đạn tên lửa tổ hợp được trang bị các cơ chế bảo vệ (như bẫy mồi, hệ thống gây nhiễu) trước hệ thống phòng thủ đối phương. Ngoài ra, tốc độ tiếp cận mục tiêu của nó đạt tới vận tốc gấp 10 lần âm thanh khiến "lá chắn" Patriot PAC-2 tối tân của Mỹ và đồng minh NATO hoàn toàn bất lực.

Nhưng, "thần may mắn" đã mìm cười với NATO, khi Mikhail.S.Gorbachyov lên nắm quyền lãnh đạo Liên Bang Xô Viết đã thực hiện một seri nhượng bộ và thỏa hiệp chưa có tiền lệ với phương Tây.

"Cái chết của tử thần"

Liên Xô và Mỹ đã cùng ký kết Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ngày 8/12/1987 tại Washington, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Nội dung cơ bản là hạn chế và tiến tới loại bỏ các tên lửa đạn đạo và hành trình cùng các thiết bị hỗ trợ có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km. Nhờ đó mà các nước NATO ở châu Âu có thể thoát khỏi sự đe dọa của những hệ thống vũ khí tử thần như SS-23 Spider hay SS-20 Saber.

 Tổ hợp 9K714 Oka đã buộc phải loại biên chế vì quyết định của các nhà lãnh đạo Liên Xô khi đó.

Việc này gặp phải sự phản đối kịch liệt của nhiều tướng lĩnh trong quân đôi Liên Xô. Thực tế thì những tên lửa tầm trung này có tính khả dụng cao nếu các xung đột nổ ra. Các tên lửa hành trình chiến lược trong thực tế chỉ có tác dụng răn đe là chủ yếu, một khi phải dùng đến chúng cũng đồng nghĩa với một cuộc chiến tranh tổng lực. Không những thế nó còn làm mất lợi thế của Liên Xô trước những quốc gia láng giềng không chịu ảnh hưởng của INF, chẳng hạn như Trung Quốc. Tuy nhiên, đây thứ vũ khí đáng sợ này lại đóng vai trò tiên quyết trong "mưu đồ" INF, mà Gorbachyov lại có vẻ coi trọng lời nói của Ronald Reagan hơn những người đồng chí của mình. Do đó, các tổ hợp SS-23 đã bị mang đi phá hủy tại cơ sở Stan'kovo.

Trong tháng 7/1988, một phái đoàn Quân đội Mỹ dẫn đầu là Đại tá Edward H. Cabaniss đã đến kiểm tra kỹ lưỡng việc ngừng sản xuất hoàn toàn các tổ hợp Oka tại cơ sở ở Petropavlovsk. Cuối cùng 239 tên lửa SS-23 bị phá hủy tại Saryozek ngày 27/10/1989 và 106 xe phóng cũng bị hủy cùng ngày tại Stan'kovo. Những tổ hợp tên lửa chiến thuật tấn công mặt đất đáng sợ nhất thế giới đã phải kết thúc cuộc sống của nó một cách tức tưởi dù ra đời chưa được 10 năm.

 Những quả đạn tên lửa 9M714 Oka bị tháo dỡ.

Về cơ bản trên lãnh thổ Liên Xô đã không còn sự xuất hiện của Oka nhưng trước đó nước này đã bí mật trang bị cho Tiệp Khắc và Cộng Hòa Dân Chủ Đức, Romania và Bulgaria một số lượng không nhỏ Oka (mỗi nước khoảng 4 xe phóng và 18 tên lửa nhưng không có phiên bản hạt nhân).

 

Mỹ quyết bức tử phần còn lại

Vào tháng 4/1990, khi sự thật bị phơi bày, nó đã làm NATO chấn động và Quốc hội Mỹ đã phải họp và Tổng thống Bus đã phải trình bày báo cáo. Bộ máy ngoại giao của Phương Tây thì ra sức lên án "hành động đáng xấu hổ" này của Liên Xô. Nhưng thực ra, Mỹ cũng không thể có một hành động trả đũa trực tiếp vì việc Moscow chuyển giao các tên lửa cho đồng minh diễn ra trước khi hiệp ước INF được ký kết và rằng sau khi thể chế Xã hội không còn tồn tại trên xứ sở Bạch dương, chỉ có Nga là nước phải có trách nhiệm thực hiện các cam kết của Liên Xô như một người kế tục duy nhất.

 Oka giờ đây chỉ còn hiện diện trong các bảo tàng.

Không thể an tâm trước mối đe dọa còn chưa bị loại bỏ hoàn toàn, Mỹ tích cực gây sức ép cũng như ra điều kiện để phá hủy hoàn toàn số tổ hợp Oka còn lại . Ngay năm 1990, Mỹ đã dễ dàng đàm phán với Đức và Công hòa Séc phá hủy các tên lửa SS-23 của mình. Trong khi tại Cộng hòa Slovakia, Vladimir Meciar vẫn nắm quyền nên Bratislava không muốn từ bỏ tham vọng tên lửa, công việc hủy bỏ chúng chỉ được tiến hành sau khi nước này có những thay đổi về lãnh đạo và muốn gia nhập NATO, vào ngày 27/10/2000. Bulgaria là nước cuối cùng chịu từ bỏ SS-23 vào tháng 10/2002. Tất cả các hoạt động này đều nược giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia Mỹ, đổi lại các nước trên nhận được những khoản viện trợ không hề nhỏ từ Nhà trắng (ví dụ trong trường hợp của Slovakia là 16 triệu USD).

 

Tái sinh ở hình dạng Iskander?

Người Mỹ có thể bức tử những tổ hợp SS-23 nhưng không thể hủy diệt được những con người tạo ra chúng. Viện thiết kế KBM vẫn còn và các nhà thiết kế tài ba nơi đây đã không mất nhiều thời gian để "tái sinh" lại Oka, thậm chí còn nâng thiết kế này lên một đẳng cấp cao hơn nữa - tổ hợp tên lửa đường đạn chiến thuật 9K720 Iskander – đặt theo tên tiếng Ba Tư của Alexander Đại đế.

 Các nhà thiết kế nước Nga sau đó có thể đã tái sinh Oka bằng Iskander với những cái tiến mạnh hơn nữa.

 

Ở loại vũ khí được mệnh danh là "đến từ tương lai" này, không khó để bắt gặp lại "hình bóng" của Oka, từ hình dạng bên ngoài đến những đặc tính thiết kế bên trong, hệ dẫn đường, tốc độ. Iskander được phát triển để chính xác và "ảo" hơn với công nghệ Plasma. Và tất nhiên Mỹ và đồng minh lại phải đau đầu thêm một lần nữa.

 

Hạn chế duy nhất của Iskander là tầm bắn vẫn phải tuân thủ INF, nhưng có nhiều nguồn không chính thống đề cập đến việc Nga bí mật phát triển các phiên bản Iskander có tầm xa lên tới 2.000 km. Điều này là không phải không có cơ sở khi xung quanh Moscow, các quốc gia láng giềng đang "ầm ầm" sản xuất lượng tên lửa tầm trung và Tổng thống Putin đã không ít lần bóng gió lẫn trực tiếp nói về sự bất công dành cho Nga.

 

Ông đã từng tuyên bố ngày 12/10/2007: "Sẽ rất khó khăn cho chúng tôi nếu còn ở lại hiệp ước này, trừ phi nó được mở rộng (tức là không những chỉ có Mỹ và Liên bang Nga). Cần có thêm nhiều nước khác tham gia gánh vác nhiệm vụ này, để nó thực sự là một hiệp ước phổ biến".

 Sự xuất hiện của Iskander khiến cho Mỹ, NATO phải lo sợ như họ đã sợ Oka trước đây.

 

Phát biểu này rõ ràng nhận được sự đồng thuận của giới chức quân đội, Thượng tướng Vladimir Zaritsky, Tư lệnh Bộ đội Tên lửa và Pháo binh của Lục quân Nga, sau đó tiếp tục rằng: "hiện tại, hệ thống tên lửa Iskander-M tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp ước INF, nhưng nếu quyết định chính trị về việc rút khỏi Hiệp ước này được đưa ra thì chúng tôi sẽ nâng cao khả năng tác chiến của hệ thống, kể cả tầm bắn".

 

Các "siêu Iskander" có tầm bắn bao chùm khắp châu Âu có tồn tại hay không vẫn chưa được chính thức trả lời nhưng chỉ với những phiên bản quy ước hiện tại mỗi lần Moscow điều chuyển Iskander đều được coi như một sự kiện quan trọng, làm NATO phải lạnh gáy.

 

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...