Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Trái đất nóng vì CO2 hay trò lừa hàng trăm tỷ USD?

Trái đất nóng vì CO2 hay trò lừa hàng trăm tỷ USD?

(Khoa học) - Sự ấm lên của trái đất trong nhiều năm qua có phải do việc con người đốt năng lượng hóa thạch rồi xả khí CO2 ra ngoài môi trường hay không ?

Sau khi trở thành Tổng thống đắc cử của Mỹ, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc tới việc nước Mỹ sẽ rút ra khỏi hiệp định biến đổi khí hậu Paris và tuyên bố biến đổi khí hậu chỉ là một sự lừa đảo không hơn không kém. Nhân sự kiện này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự thật đã bị che đậy từ lâu nay bởi các chính phủ cánh tả của
Châu Âu và Mỹ (Obama) nhằm mục đích thu lợi hàng trăm tỉ USD của người dân
thông qua những đồng tiền thuế đánh trên khí thải CO2.

Đầu tiên người viết xin khẳng định trái đất nóng lên là hoàn toàn có thật, thế nhưng
nó có phải do con người đốt nhiên liệu hóa thạch sinh ra CO2 rồi làm trái đất nóng lên hay không? Đó là điều còn phải tranh cãi và hiện tại không có bằng chứng nào
khẳng định điều này. Trái đất nóng lên hay lạnh đi là chuyện xảy ra hàng trăm triệu
 năm nay, từ khi con người còn chưa xuất hiện trên trái đất. Đó là chu trình của tự nhiên của trái đất như thời tiết nóng lạnh, ngày đêm xen kẽ vậy.

Biểu đồ mối tương quan nhiệt độ và nồng độ Co2 cách đây 600 triệu năm

Biểu đồdựa trên số liệu nhiệt độ của Tiến Sĩ địa chất học C.R.Scotese Đại học Texas và số liệu nồng độ CO2 của Tiến Sĩ R.Berner trong tài liệu GEOCARB III (đường màu đen là nồng độ CO2 trong môi trường, còn đường màu xanh là nhiệt độ của trái đất) cho thấy khi nồng độ CO2 thay đổi không liên quan ảnh hưởng gì tới việc nhiệt độ thay đổi của trái đất.

Những lừa dối kiểu như nhân loại rằng nồng độ CO2 hiện tại quá cao và gây nguy hiểm cho nhân loại cũng dễ dàng bị chứng minh là vô căn cứ theo biểu đồ nói trên. Vì hiện tại nồng độ CO2 trong khí quyển là 400 ppm, và theo biểu đồ trích dẫn ở trên thì mức này rất thấp so với kỉ Jura cách đây 200 triệu năm (thời kì khủng long) nồng độ CO2 là 1800 ppm, kỉ Cambrian cách đây 600 triệu năm là 7000 ppm; đặc biệt kỉ Carboniferous, Ordovician cách đây 300 triệu năm là 4400 ppm (gấp12 lần hiện tại) ấy thế nhưng nhiệt độ lại ngang ngửa với bây giờ !!!

Dẫn chứng này là bằng chứng hùng hồn nhất phản biện lại bất cứ ai nói CO2 là tác nhân làm trái đất nóng lên.

Nhiệt độ và nồng độ Co2 tính từ thời kì Trung Cổ cho tới bây giờ


Còn dựa trên nghiên cứu của Julia Elbert và Richard Wartenberg đăng trên tập san khoa học "Palaeogeography, Palaeoclimatology, Palaeoecology" tháng 1 năm 2013, có thể thấy, vào thời Trung Cổ mặc dầu nhiệt độ còn cao hơn cả bây giờ, thế nhưng nồng đồ CO2 lại thấp hơn so với mức hiện tại. Do đó, nếu chỉ dựa vào việc nồng độ CO2 tăng cao trong vòng hơn 100 năm công nghiệp hóa trở lại đây với việc nhiệt độ trái đất tăng lên một cách tự nhiên là hoàn toàn sai lầm về khoa học. Theo các nhà khoa học, tương quan CO2 và nhiệt độ chỉ là mối quan hệ liên quan ngẫu nhiên (correlation) chứ không phải nguyên nhân và hệ quả (cause and effect).

Chưa kể, cách đây 5 triệu năm băng Bắc Cực đã tan hết, nhưng mọi sinh vật vẫn phát triển tiến hóa chứ không hề bị tuyệt diệt. Hay hiện tại bất chấp khí hậu nóng lên, bất chấp mọi dự đoán của các nhà "môi trường", nhưng băng Nam Cực lại tăng lên theo báo cáo của Tiến sĩ Habibullo Abdussamatov - lãnh đạo viện nghiên cứu không gian của đài quan sát Pulkovo (trực thuộc viện hàn lâm khoa học Nga)

Băng Nam Cực tăng lên bất chấp mọi dự báo về "hiểm họa băng tan" của các "nhà môi trường"

Người ta cũng từng dự đoán tầng Ozone sẽ thủng do đốt nhiều năng lượng hóa thạch, ấy thế nhưng theo bài báo "Ozone layer hole appears to be healing, scientists say" đăng ngày 30-6-2016 trên tờ "The Guardian" (Anh Quốc) tầng Ozone lại tự phục hồi, bất chấp khí thái nhà kính bơm ra liên tục do đốt năng lượng hóa thạch. 

Tóm lại, kết luận CO2 làm cho trái đất nóng lên có thể là một cú lừa đảo vĩ đại, đặc biệt, kéo theo đó là những quyết định của các nhà chính trị nhằm thu thuế của người dân thông qua việc cắt giảm khí thải nhà kính.

http://baodatviet.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/trai-dat-nong-vi-co2-hay-tro-lua-hang-tram-ty-usd-3324405/

 

 

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Những loại rau không nên luộc

 

 

Những loại rau không nên luộc

Friday, December 2, 2016

8:55 PM

Những loại rau không bao giờ nên luộc

Những loại rau chứa nhiều vitamin tan trong nước tuyệt đối không nên luộc sôi.

·          Các thói quen nấu ăn nhiều người tin nhưng không đúng

 

Khi luộc sôi bông cải xanh, bạn sẽ lãng phí nhiều vitamin vào trong nước. Ảnh: macandmolly

Chia sẻ với tạp chí Shape (Anh), chuyên gia dinh dưỡng Tracy Lesht cho biết một nửa dinh dưỡng của rau sẽ bị mất khi chúng ta luộc.

Bà khuyến nghị người nội trợ có thể thay thế luộc bằng phương pháp hấp hoặc nướng. Hoặc nếu luộc thì bạn nên sử dụng ít nước thôi, và tận dụng nước luộc để ăn, làm món hầm hoặc nấu súp, như thế sẽ đỡ lãng phí các vitamin có trong rau. Nguyên tắc chung là rút thật ngắn thời gian nấu và giảm lượng nước dùng để nấu.

Lesht cũng nhấn mạnh, với một số loại rau nhất định, cụ thể là những loại có chứa vitamin tan trong nước không bao giờ nên luộc. Đó là:

- Bắp cải

- Cải bó xôi (rau chân vịt)

- Cải xoăn

- Súp lơ (bông cải xanh)

- Các loại đậu quả

- Đậu Hà Lan

Các loại đậu quả và đậu Hà Lan khi luộc sẽ làm mất nhiều dinh dưỡng. 

"Nếu luộc các loại rau này, bạn sẽ không thu được nhiều lợi ích sức khỏe từ chúng", Lesht cho biết.

 

From <http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/nhung-loai-rau-khong-bao-gio-nen-luoc-3507485.html?utm_source=home&utm_medium=box_giadinh_home&utm_campaign=boxtracking>

 

Created with Microsoft OneNote 2016.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Conflict Vietnamese Language on Win10 Anniversary

Kevin Bui: 3:55 PM 11/16/2016

·         Phiền phức đến từ tính năng thông minh của bản cập nhật Windows 10 Annniversary. Đó là tính năng nhận biết người dùng là người quốc gia nào và đổi lựa chọn ngôn ngữ sang quốc gia đó. Tuy nhiên điều này đã làm tính năng gõ tiếng Việt của các trình tiếng Việt như Unikey không còn tác dụng - nghĩa là không gõ được tiếng Việt khi ngôn ngữ hệ thống là ENG - chỉ gõ được khi chọn ngôn ngữ hệ thống là VIE

·         Một nhược điểm nữa của việc chuyển ngôn ngữ về VIE là nó kèm theo bàn phím tiếng Việt kiểu của Microsoft - gần giống như bàn phím VNI. Khi đó các phím chữ số sẽ thành các ký tự không có ý nghĩa

·         Thêm nữa, Win 10 lại luôn tự động chuyển đổi về dạng ENG, ví dụ sau khi màn hình khóa lại - người dùng đăng nhập lại thì ngôn ngữ mặc định về ENG. Khi đó lại không gõ được tiếng Việt - mặc dù Unikey vẫn đang bật chế độ tiếng Việt

 

Cách khắc phục

+ ĐẶT CHẾ ĐỘ GÕ ĐÃ MẶC ĐỊNH LÀ US cho cả hai ngôn ngữ là ENG và VIE - khi đó, nếu Windows phát hiện Unikey bật chế độ gõ tiếng việt thì ngôn ngữ VIE được tự động chọn - NHƯNG CHẾ ĐỘ GÕ VẪN LÀ US  - nên không bị lỗi gõ tiếng Việt trên hàng phím số

+ Cách thực hiện: Vào ControlPanel / Language & Regional / Language

- Thêm ngôn ngữ VIE -> chọn Option -> thêm bàn phím US -> xóa bàn phím VIE -> Save

- Có thể xóa ngôn ngữ US nếu thích - tuy nhiên nó chỉ ẩn đi mà thôi - nếu Unikey không được bật, hoặc ở mở máy sau chế độ khóa máy thì ngôn ngữ US lại tự động được chọn

 

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Nói “trai mùng một, gái hôm rằm” khó nuôi có đúng?

Nói "trai mùng một, gái hôm rằm" khó nuôi có đúng?

Cập nhật lúc: 23:07 05/04/2016

TIN LIÊN QUAN

Từ xưa, dân gian vẫn có câu "Trai mùng một, gái hôm rằm" tức là những đứa trẻ sinh ngày vào ngày này sẽ khó nuôi, có đúng vậy hay không?

Liệu điều này có đúng không? Phải chăng tất cả "trai mùng một, gái hôm rằm" đều như vậy.

Chỉ áp dụng cho người sinh đêm

TS Nguyễn Ánh Hồng, giảng viên Khoa Văn hóa phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có nhiều năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian, bà H xác nhận: Lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày mùng 1 (âm lịch), con gái sinh vào ngày rằm (ngày 15 âm lịch) đều "khó nuôi", tính khí khác người. Thế nhưng, hoàn toàn không phải vậy. "Nó chỉ áp dụng cho việc sinh vào ban đêm chứ không mấy tác dụng đối với việc sinh vào ban ngày. Việc người ta cứ đánh đồng để tăng thêm sự hồ nghi, ly kỳ cho những người sinh ra vào hai ngày này", bà nhấn mạnh.

Lý giải điều này, bà Hồng cho hay: "Văn hóa phương Đông vẫn tồn tại những câu chuyện bí ẩn về việc ma cà rồng xuất hiện cùng chu kỳ của mặt trăng. Ngày mùng 1 là bắt đầu cho một chu kỳ mới, ngày 15 trăng sáng nhất lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần. Vì thế mà người ta gắn câu chuyện này vào những người được sinh ra trong hai đêm đó để tăng thêm tính huyền bí".

Chịu ảnh hưởng từ sức hút của mặt trăng

TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) thì lý giải mối quan hệ giữa việc con trai sinh đêm mùng một, con gái sinh đêm hôm rằm trên cơ sở sức hút của mặt trăng với thủy triều.

Theo đó, "sức hút của mặt trăng theo âm lịch, của mặt trời theo dương lịch. Thủy triều thay đổi theo sức hút của mặt trăng. Đồng thời, chính sức hút của mặt trăng cũng đã gây ra trạng thái "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người, làm cho chất lỏng trong cơ thể con người cũng có những thay đổi. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh... Đồng thời, những ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác", ông Khanh nói.

Cũng theo ông Khanh, trong quan niệm văn hóa dân gian thì mặt trăng đại diện cho âm khí, đồng nghĩa với con gái, còn mặt trời đại diện cho dương khí (con trai). Ngày rằm trăng sáng nhất, đẹp nhất thì âm khí cũng lớn nhất. Con gái sinh vào đêm đó được hội tụ ánh sáng đó, một phần được chuyển hóa vào trong tính cách.

Ngược lại, ngày mùng một trăng mờ nhất, dương khí sẽ thịnh. Con trai sinh vào đêm đó sẽ hội tụ những dương khí lớn này vào tính cách. "Gắn với việc thủy triều lên xuống vào hai ngày đó, cộng với sự thống kê bằng kinh nghiệm dân gian nên người ta thực sự tin rằng, "trai mùng một, gái hôm rằm" có những tính khí đặc biệt, khác người, đương nhiên có hoặc tích cực hoặc tiêu cực chứ không hoàn toàn thiên về một bên nào", ông Khanh cho hay.

Theo khoa học

Mặt trăng tròn vành vành của ngày rằm đã nguy hiểm, nhưng nếu nó bị mặt trời che lấp đi (nguyệt thực) thì cơn cuồng nộ của chị Hằng còn khủng khiếp hơn nữa. Những trận động đất, sóng thần, lũ lụt, hạn hán lớn đều xảy ra vào những năm có nguyệt thực xuất hiện, ngay khoảng thời gian trước đó không xa. Chẳng hạn như các trận động đất ở Đường Sơn (Trung Quốc), Cobe (Nhật Bản) đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng. Các vụ hạn hán ở khu vực miền tây và trung Mỹ trong 400 năm qua với chu kỳ 18,6 năm một lần đều rơi vào những năm có nguyệt thực.

Ảnh minh họa. 

Không nên can thiệp bằng y học

Theo ông Phú, người Việt có phong tục thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa vào mùng một, ngày rằm. Ông Phú phân tích, những ngày ấy dân gian vẫn coi là ngày của thánh thần. Đứa trẻ sinh ra trong ngày đó được coi là "lộc", con người sợ nếu như không đón tiếp, chăm sóc chu đáo thì phạm vào thánh thần, đứa trẻ sẽ bỏ cha mẹ mà đi (khó nuôi). Do đó, họ đón tiếp với một thái độ khác hẳn so với những đứa trẻ sinh vào các ngày khác, đêm khác.

"Họ chiều chuộng, nâng niu hơn. Từ đó tạo cho trẻ thế ỷ lại, coi mình là nhất, đứng ở vị trí trung tâm vũ trụ, ai cũng phải phục tùng, săn đón. Tính cách ấy có thể là tốt, cũng có thể theo hướng trở thành người xấu", ông Phú nói.

Theo tiến sĩ Khanh, việc can thiệp y học tránh sinh con vào đêm mùng một và đêm rằm cũng là tâm lý dễ hiểu, nhưng quan trọng nhất là việc phụ huynh quan tâm giáo dục con em mình ra sao, không nên nuông chiều con cái thái quá để chúng coi mình là nhất, dễ sinh hư hỏng. "Những đứa trẻ sinh ra vào hai đêm đặc biệt đó, nếu có những tính tốt thì gia đình cần giúp trẻ phát huy, ngược lại phải biết rèn giũa, uốn nắn trẻ", ông Khanh cho hay.

Hiện nay có nhiều gia đình chọn ngày giờ sinh cho trẻ, tránh "trai mùng một, gái hôm rằm" để dễ bề chăm sóc, không "trái tính trái nết" theo quan niệm truyền thống.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Vũ Thế Khanh nếu vậy thì ai cũng sẽ chọn ngày giờ tốt cho con, làm gì còn người phải chịu cảnh khổ sở, nghèo túng nữa. Cùng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng cho rằng dù trẻ sinh ra vào ngày, giờ nào nếu có sự giáo dục, quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp chúng phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn hài hòa.

"Không thể cứ đổ tội cho việc sinh vào mùng một, ngày rằm để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình được", bà Hồng nói.

 

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Điểm danh thực phẩm ngậm hóa chất đầu độc người Việt

Điểm danh thực phẩm ngậm hóa chất đầu độc người Việt

Cập nhật lúc: 19:00 25/03/2016

TIN LIÊN QUAN

"Chiêu độc" phù phép cá ươn, cá thối thành món ngon kiếm lời

Kinh hoàng cảnh "phù phép" cả tấn thịt lợn bẩn bán tràn lan ở HN

(Kiến Thức) - Hàng loạt thực phẩm ngậm hóa chất đã và đang đầu độc người tiêu dùng Việt Nam vừa bị phanh phui, gây sốc dư luận.

Thông tin về những thực phẩm ngậm hóa chất cực độc, khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang và lo lắng.

Gà vàng ươm do nhuộm hóa chất

Để hàng loạt gà, vịt sau khi giết mổ được vàng ươm, nhiều lò giết mổ không ngại dùng hóa chất để tẩm ướp.

 

 Hình ảnh những con gà được ngâm hóa chất để có màu vàng ươm khiến nhiều người bức xúc. Ảnh: Zing.

Đã có lần dư luận sốc sau khi báo chí thông tin về một số cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn TP HCM bị phát hiện sử dụng hóa chất để nhuộm vàng gà vịt tăng phần bắt mắt, thậm chí ngâm gà vịt trong hóa chất để dễ vặt lông...Theo các chuyên gia  thực phẩm nhuộm hóa chất có nguy cơ gây ung thư cho người ăn.

Bún được làm trắng bằng chất tẩy rửa

Để giúp bún trắng bóng, thay vì sử dụng các chất tẩy trắng dùng cho thực phẩm theo danh mục phụ gia của Bộ Y tế, các cơ sở sản xuất bún lại sử dụng chất màu huỳnh quang (tinopal).

 

 Bún được tẩy trắng bằng hóa chất trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: Zing.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Bởi huỳnh quang (tinopal) là một loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp dùng sản xuất giấy, vải, sợi, dùng làm trắng sáng sản phẩm. Đây là chất tẩy rửa cực mạnh. Bộ Y tế không cho phép sử dụng chất này trong chế biến thực phẩm.

Thịt lợn "ngậm" chất cấm

Tình trạng thịt lợn chứa dư lượng kháng sinh và chất cấm đã được cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo. Thịt lợn nhiễm bẩn từ khâu chăn nuôi, khi người nông dân do hám lời đã không tiếc tay "đầu độc" lợn bằng đủ loại chất kích thích nhằm tăng trọng lượng cho lợn. Đến khâu giết mổ, lợn lại bị tiêm thuốc ngủ, bơm nước nhằm tăng trọng lượng để người bán dễ kiếm lời.

 

 Thịt lợn chứa chất tạo nạo gây nguy hiểm cho người dùng. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Trong quá trình mua bán, thịt lợn cũng "chạy" qua hàn the, hóa chất bảo quản để giữ màu tươi lâu, không bị thiu thối đến hàng tuần.

Măng tươi ngâm hóa chất hai năm không hỏng

Măng ngâm hóa chất là măng có màu trắng nhợt nhạt hoặc vàng sẫm do được ngâm với bột măng (màu vàng). Măng ngâm hóa chất nhìn đẹp mắt, vị ngọt, ngon và giòn hơn măng tự nhiên.

 

 Măng được ngâm hóa chất có màu vàng tươi  bắt mắt.

Báo Chất lượng Việt Nam dẫn nguồn tin cho biết, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện mẫu măng tươi có chứa chất Sulfur dioxide cao hơn 10 lần cho phép.

Sulfur dioxide là chất hóa học dùng để tẩy trắng giấy công nghiệp và là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường. Chất này có thể dùng để bảo quản và chế biến thực phẩm, nhưng hàm lượng cho mỗi loại thực phẩm là khác nhau. Nếu quá hàm lượng cho phép sẽ khiến con người viêm phổi, các bệnh về mắt, thậm chí gây tử vong.

Hô biến thịt lợn thành thịt bò

Bằng cách "hô biến" thịt lợn sề thành thịt bò, chủ kinh doanh có thể bán với giá gấp 3 lần thịt lợn tại các lò mổ, từ 60.000 – 70.000 đồng lên 200.000 đồng/kg.

 

Thịt lợn ướp phụ gia, hóa chất để thành thịt bò. Ảnh: Zing.

Nhiều chủ quán cơm bình dân, quán phở, cửa hàng bán thịt bò khô cũng tự chế thịt lợn thành thịt bò bằng phẩm màu hoa hiên và một số phụ gia trong quá trình nấu, để đánh lừa người tiêu dùng và gia tăng lợi nhuận. Thịt bò bị làm giả không có mùi thơm, vị ngọt và bở hơn so với thịt bò thật. Ngoài việc bỏ tiền thật mua hàng giả, người ăn còn có thể gặp nguy hiểm về sức khỏe do những loại phẩm màu, phụ gia kém chất lượng.

Hầm xương bằng bột tẩy bồn cầu

Một số quán hàng ở Hà Nội từng bị phát hiện dùng bột nhừ (bột khai) để làm nhừ nhanh thức ăn (xương, chân giò, thịt bò, khoai, đỗ đen…) mà không bị nát.

 

 Chỉ cần một thìa bột rửa bồn cầu xương sẽ nhanh nhừ mà không tốn thời gian. Ảnh: CafeF.

Loại bột này có tên Natri Hydro Carbonat (NaHCO3). Theo quy định của Bộ Y tế, chúng chỉ được dùng tối đa 45g trên một kg thực phẩm cần chế biến, song cần phân biệt rõ hóa chất NaHCO3 dùng trong công nghiệp với loại dùng trong thực phẩm (có độ tinh khiết cao).

Ruốc biển nhuộm hóa chất đỏ

Mới đây, Lê My (Phú Yên) đưa lên trang cá nhân loạt ảnh chuyến về quê mới nhất chị chụp cảnh ngư dân Gành Đỏ (Sông Cầu, Phú Yên) đang ướp ruốc bằng hóa chất đỏ ngay trên bãi biển. Đồng thời miêu tả lại quá trình người dân nhuộm đỏ ruốc như thế nào.

 

 Ruốc ngâm hóa chất màu đỏ au. Ảnh: FB Lê My.

Ruốc biển sau khi được đánh bắt từ biển sẽ được nhuộm màu đỏ gạch au trước khi đưa ra thị trường, rất nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Nhụy Hồ (tổng hợp)

 

From <http://kienthuc.net.vn/tieu-dung/diem-danh-thuc-pham-ngam-hoa-chat-dau-doc-nguoi-viet-655604.html>

 

 

____________________

 

Bùi Công Thịnh

Phòng KHCN & HTQT

ĐT: 0968923216

____________________

 

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...