'Kotelnyi: Khẩu súng ngắn kề vào thái dương nước Mỹ'
Tuesday, October 23, 2018
4:18 PM
'Kotelnyi: Khẩu súng ngắn kề vào thái dương nước Mỹ'
(Bình luận quân sự) - Sau khi Mỹ rút khỏi INF, hòn đảo Cực bắc Kotelnyi của chúng ta (Nga) sẽ trở thành "khẩu súng ngắn kề vào thái dương nước Mỹ".
Như các phương tiện truyền thông đã đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới tuyên bố Mỹ sẽ rút ra khỏi Hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) ký với Liên Xô tháng 12/1987. Đã có rất nhiều bài phân tích về quyết định này của phía Mỹ.
Để góp thêm một góc nhìn, chúng tôi xin được giới thiệu với bạn đọc bài của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc, Đại tá hải quân Xergey Ishenko về chủ đề này. Chúng tôi có bổ sung thêm ảnh và bản đồ để tiện hình dung. Bài đăng trên "Svobodnaia Pressa" ngày 22/10/2018.
Một thông tin gần như ngay tức khắc đã trở thành một tin tức quốc tế quan trọng bậc nhất: Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố là Mỹ sẽ rút ra khỏi Hiệp ước hủy bỏ tên lửa tầm gần và tầm ngắn (tên đầy đủ tiếng Nga: Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm gần (DRCMD). Xin được dùng từ viết tắt tiếng Anh thông dụng INF- Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung-ND).
Tờ The Guardian đã trích dẫn tuyên bố của nhà lãnh đao Mỹ như sau: "Chúng tôi sẽ rút ra khỏi Thỏa thuận (Hiệp ước) và sau đó sẽ thiết kế chế tạo vũ khí (tức vũ khí lớp tên lửa tầm gần và tầm trung- ND).
D.Trump giải thích rằng ông buộc phải hành động như vậy bởi vì phía Nga đã liên tục vi phạm các diều khoản của thỏa thuận (hiệp ước) Xô Mỹ ký năm 1987 trong nhiều năm liền".
Quả thực đã từ trước đây rất lâu phía Mỹ đã cáo buộc là chúng ta (Nga) đã vi phạm INF một cách kín đáo. Nếu như căn cứ vào các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng Mỹ thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn và những cáo buộc từ phía Mỹ là kiểu tên lửa đạn đạo mới nhất của Nga "Novator 9M729" (theo định danh của NATO là SSC-8).
Theo số liệu của Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ) thì loại vũ khí tên lửa có độ chính xác cực cao này có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào ở cự ly từ 500 đến 5.500km (trong khi INF không cho phép Mỹ và LB Nga (Liên Xô trước đây) thiết kế và chế tạo tên lửa có tầm bắn hơn 500km).
Không chỉ có thế, tên lửa "Novator" cùng tên lửa có cánh R-500 có thể phóng từ tổ hợp phóng của tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật "Iskander".
Trong khi đó thì Lữ đoàn tên lửa cận vệ số 152 (Nga) trang bị "Iskander" đã được triển khai trực chiến tại Kaliningrad từ cách đây rất lâu.
Thành thử, vào thời điểm hiện tại, gần như là toàn bộ lãnh thổ Châu Âu- cả Lisbon (thủ đô Bồ Đào Nha và Madrid (thủ đô Tây Ban Nha) đều đang nằm trong tầm ngắm của các tổ hợp tên lửa của lữ đoàn 152 này.
Tuy nhiên, Matxcova chưa bao giờ công khai thừa nhận (tên lửa "Novator" đã được bố trí ở Kaliningrad) và luôn tuyên bố là (Nga) chưa bao giờ vượt qua các khuôn khổ của INF và cũng không hề có ý định vi phạm các điều khoản INF.
Matxcova đã tuyên bố và vẫn tuyên bố là từ trước đây rất lâu người Mỹ đã nhổ toẹt vào những hạn chế của INF.
Mà cụ thể là Mỹ đã chế tạo các tên lửa đạn đạo- mục tiêu (tên lửa làm mục tiêu phục vụ huấn luyện và thử nghiệm-ND) có tầm bắn rất lớn để phục vụ cho công tác thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) của mình.
Mà như đã biết, hoàn toàn không khó để "cải hoán" chúng thành các loại vũ khí tấn công hiện đang bị (INF) cấm chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Và đây là quan điểm về vấn đề này của một trong những công trình sư chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Nga nổi tiếng- viện sỹ Iuri Solomonov:
"Mặc dù về mặt lý thuyết thì các tên lửa- mục tiêu (của Mỹ) là tên lửa thuộc lớp "đất đối không", nhưng sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào khi hoán cải chúng thành tên lửa lớp "đất đối đất".
Và thêm nữa- đó là việc người Mỹ triển khai ngay cạnh sườn chúng ta- trên lãnh thổ Romania (tại làng Deveselu) các tổ hợp tên lửa đánh chặn "Eagis Ashore" với 24 tên lửa đánh chặn kiểu " Standart-3" Mod1B trong khuôn khổ chương trình NMD Mỹ tại Châu Âu.
Và đến cuối năm 2018 này, Mỹ sẽ đưa vào trực chiến một số tổ hợp tên lửa đánh chặn "Eagis Ashore " khác trang bị các tên lửa đánh chặn đã hiện đại hóa "Standart-3" Mod.2A trên lãnh thổ Ba lan.
Nhưng các kết cấu thép của mỗi tổ hợp "Eagis Ashore" mặt đất với chiều cao bằng một toà nhà 4 tầng gần như là một bản copy hoàn hảo của kết cấu thượng tầng trên tàu tuần dương mang tên lửa "Ticonderoga" của Hải quân Mỹ.
Như đã biết, từ lâu nay, từ các tổ hợp phóng trên các tàu tuần dương này, Hải quân Mỹ đã phóng các tên lửa có cánh chính xác cao tầm xa "Tomahawk" một cách công khai và hoàn toàn hợp pháp.
Cự ly bắn tối đa của các "Tomahawk" bố trí trên tàu chiến- đến 2.500km. Những phương tiện (tên lửa có tầm phóng) như vậy bố trí trên các tàu không thuộc phạm vị điều chỉnh của hiệp ước, cũng tương tự như những tên lửa Calibr đã trở nên nổi tiếng tại Syria của chúng ta vậy.
Nhưng những tên lửa tầm trung và tầm gần với các tính năng tác chiến tương tự (như "Tomahawk" và "Calibr") không được phép bố trí trên mặt đất (theo các điều khoản của INF-ND). Chính vì thế mà trong trường hợp này (phóng "Tomahawk" và "Calibr") từ các các tàu chiến trên biển là tuyệt đối hợp pháp.
Nhưng nếu như những tổ hợp phóng Mỹ bố trí tại Romania và Ba Lan có kết cấu giống một cách rất đáng ngờ với những tổ hợp phóng trên các tàu "Ticonderoga"- thì điều gì sẽ gây khó khăn cho người Mỹ trong việc họ có thể bí mật chuyển đến và lắp các tên lửa tầm xa "Tomahawk" vào các bệ phóng của tổ hợp tên lửa đánh chặn "Eagis Ashore"?
Và nếu như vậy thì phần lãnh thổ Nga- từ biên giới phía Tây đến tận dãy núi Ural (toàn bộ phần lãnh thổ Châu Âu của Nga-ND) sẽ nằm trong tầm bắn của các tên lửa này.
Nói thật ngắn gọn lại, những cáo buộc lẫn nhau giữa Matxcova và Washington liên quan đến INF đã có từ lâu và có những diễn biến rất căng thẳng.
Đến bây giờ thì Tổng thống D.Trump muốn đặt dấu chấm hết cho những tranh cãi này bằng cách chấm dứt hiệu lực của một văn kiện được Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan ký trước đây.
Nhưng Trump đã không phải là Trump, nếu như ông làm việc này một cách quân tử. Theo tờ The New York Times thì người sẽ chính thức thông báo cho Matxcova về quyết định trên của Mỹ sẽ là Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton trong chuyến thăm Matxcova dự dịnh vào tuần này.
Nếu quả thực như vậy thì Donald Trump đã có một sự lựa chọn cực kỳ không thành công. Vì sao vậy? Bởi vì John Bolton sẽ cảm thấy rất khó xử khi bắt buộc phải cáo buộc Nga vi phạm các thỏa thuận đã ký trước đây trước mặt các quan chức cao cấp Nga, kể cả Tổng thống Putin.
Bởi vì chính ông (John Bolton) ngay từ tháng 9/2014, khi đang còn là đại diện thường trực của Mỹ tại Liên Hợp Quốc đã lớn tiếng thừa nhận rằng nói chung Nga gần như không hề liên quan gì đến chuyện này (Mỹ sẽ rút ra khỏi Hiệp ước INF-ND).
Vào lúc đó John Bolton đã cho đăng một bài báo trên tờ The Wall Street Journal nhấn mạnh rằng "Hiệp ước INF đã lạc hậu từ trước khi Nga vi phạm (nếu có)". Và tiếp theo - lý do chính khiến Mỹ (sẽ) phải rút khỏi INF là những thay đổi tình hình ở Châu Á chứ không phải ở Châu Âu.
Đúng là trên thực tế quốc gia chủ yếu buộc người Mỹ phải xé bỏ một thỏa thuận cực kỳ quan trong trong lĩnh vực hạn chế cuộc chạy đua vũ trang chính là Trung Quốc. Toàn bộ cái chốt của vấn đề là ở chỗ, INF là một thỏa thuận song phương (Mỹ- Xô và bây giờ là Mỹ-Nga-ND).
Đã hơn ba thập kỷ qua nó (INF) chỉ buộc Matxcova và Washington tuân thủ các hạn chế đã ghi trong thỏa thuận. Riêng Bắc Kinh- hoàn toàn rảnh tay. Và Bắc Kinh đã tận dụng triệt để lợi thế này.
Hiện nay, trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần thì Trung Quốc đã chiếm ưu thế áp đảo trước bất kỳ quốc gia nào khác. Và thực tế đó khiến Mỹ thực sự mất bình tĩnh.
Cách đây không lâu Lầu Năm Góc đã cho công bố một bản báo cáo với tiêu đề "Phản ứng trước mối đe dọa tên lửa Trung Quốc: Những khả năng tiềm tàng để duy trì phòng thủ tuyến đầu" dành cho Ủy ban chuyên xem xét các mối quan hệ Trung Mỹ trong lĩnh vực kinh tế và an ninh.
Chủ biên bản báo cáo- chuyên viên khoa học chính Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ Evan Braden Montgomery. Theo quan điểm của Montgomery thì do sở hữu một số lượng khổng lồ tên lửa phóng từ mặt đất, PLA (Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc) đủ sức bù đắp "cho những hạn chế về khả năng của mình trên biển và trên không khi thực hiện chiến lược khuếch trương sức mạnh".
Và: "do có rất nhiều loại vũ khí này (tên lửa phóng từ mặt đất-ND) nên Trung Quốc có thể tập trung một sức mạnh hỏa lực đáng kể tấn công những mục tiêu cực kỳ quan trọng chỉ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn".
Nếu tính theo tiêu chí "giá cả- hiệu quả" thì các tên lửa mặt đất tầm trung và tầm ngắn không có đối thủ cạnh tranh. Chúng (các tên lửa mặt đất) rẻ hơn nhiều không những so với các mục tiêu (mà chúng tiêu diệt), mà cũng còn rẻ hơn rất nhiều so với phần lớn các hệ thống phòng chống tên lửa và phòng không hiện có. Chúng rất khó bị phát hiện khi đang bay. Và cũng rất khó bị bắn hạ.
Và tiếp theo trong bản báo cáo nói trên: "Nói tóm lại, cán cân vũ khí thông thường tại Đông Á thể hiện rõ sự bất đối xứng (cân bằng) ngày càng rõ nét. Nếu sự bất đối xứng này vẫn tiếp tục được duy trì, hoặc là thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc,thì năng lực (của Mỹ) trong việc kiềm chế (Trung Quốc) và duy trì sự ổn định sẽ bị suy yếu đáng kể, và Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ các lợi ích của mình tại khu vực (Đông Á)".
Xuất phát từ những nhận định trên, Montgomery đề xuất chính phủ Mỹ cần "noi theo tấm gương Trung Quốc" ngay lập tức.
Có nghĩa là bố trí tại Châu Á một lực lượng tên lửa tầm trung vả tầm gần đủ mạnh,"để Mỹ có thể giảm thiểu khả năng bị tổn thương cho cụm quân của mình tại khu vực và đảm bảo khả năng chắc chắn tiến hành đòn tấn công trả đũa nhằm vào kẻ thủ, ngay cả trong trường hợp các tàu sân bay và các căn cứ mặt đất của Không quân Mỹ đã bị tấn công". Hết trích.
Và cần phải làm gì để thực hiện ý tưởng trên?
Bạn đã hoàn toàn đúng, cần phải nhanh chóng vứt vào sọt rác Hiệp ước INF- một hiệp ước đã và đang trở thành vật cản đối với Lầu Năm Góc. Và đó cũng chính là việc mà Tổng thống Donald Trump có ý định thực hiện.
Chỉ có điều là tại sao Mỹ tuy trên thực tế quan ngại Trung Quốc, nhưng lại lớn tiếng lên án Nga? Thế còn ai vào đây nữa, khi Bắc Kinh không phải là một bên ký INF (nên không thể cáo buộc Bắc Kinh vi phạm hiệp ước-ND)? Trong khi muốn gì thì muốn, Washingtin cũng cần phải có một cái cớ nhất định nào đó (để rút ra khỏi INF-ND). Ít nhất thì cũng để bịt miệng phe đối lập trong nước.
Thêm nữa, Mỹ cũng đang rất vội vàng tìm cách loại trừ sự mất cân bằng chiến lược bất lợi cho mình. Và vì thế, ngay từ khi xem xét quyết định ngân sách quốc phòng năm 2018, Mỹ đã công khai và trắng trợn lên kế hoạch chi 58 triệu đôla cho "Chương trình chế tạo tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất".
Vậy việc INF không còn hiệu lực (chuyện này đã được xác định từ trước) sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta (Nga)? Nga sẽ phản ứng như thế nào? Bởi vì sự xuất hiện của các tên lửa tầm trung và tầm gần mới của Mỹ không chỉ ở Châu Á, mà còn ở cả Châu Âu sẽ đặt Matxcova vào một tình huống nguy hiểm như cuối những năm 1980.
Khi đó (cuối những năm 80), các đại đội tên lửa MGM-31C "Persing- 2" Mỹ bố trí tại Tây Đức đã được ví là "một khẩu súng ngắn kề vào thái dương Liên Xô".
Vì thời gian bay (từ Tây Đức) của các tên lửa "Persing- 2" đến các mục tiêu quan trọng nhất trên lãnh thổ chúng ta (Liên Xô khi đó) chỉ còn 10 phút.
Với một khoảng thời gian ngắn như vậy, Liên Xô không chỉ không kịp phân tích tình huống, và thậm chí còn không đủ thời gian để truyền lệnh tiến hành đòn tấn công trả đũa cho các đơn vị trực chiến. Mối đe dọa đó lớn đến nỗi buộc Liên Xô phải đàm phán với Mỹ để ký Hiệp ước tên lửa tầm gần và tầm trung nói trên.
Hiện nay, đã có một số thông tin cơ bản về những biện pháp đáp trả sắp tới của Nga. Các biện pháp này đã được Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, Đại tướng Viktor Bondarev đề cập đến từ tháng 11/2017:
"Nếu như những tên lửa mà Hạ viện Mỹ mới nói tới (tức các tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất được chế tạo theo Chương trình có kinh phí 58 triệu đô la như đã nói ở trên-ND) xuất hiện trong kho vũ khí của Mỹ, chúng ta sẽ buộc phải thiết kế chế tạo và đưa vào trang bị những tên lửa tương tự. Nga có đủ nguồn lực quân sự- kỹ thuật để làm việc đó".
Cũng không có gì là bí mật về kiểu tên lửa Nga mà tướng Bondarev nhắc tới khi đó. Đó có lẽ là phiên bản hiện đại của kiểu tên lửa đạn đạo xuyên lục đia ba tầng nhiên liệu rắn gọn nhẹ 15Z59 "Kurier" ("Người đưa tin"- theo phân loại NATO- SS-X-26) được thiết kế từ thời Liên Xô.
Đây là kiểu tên lửa được Viện kỹ thuật nhiệt Matxcova (MIT) triển khai nghiên cứu thiết kế từ năm 1983. Sau một năm (1984), dự án thử nghiệm đã chuẩn bị xong. Nhưng đến tháng 10/1991, chương trình "Kurier" được lệnh dừng lại, bởi vì theo quan điểm của nhiều người (Nga) thì "Chiến tranh lạnh" đã vĩnh viễn kết thúc.
Các công trình sư Liên Xô đã tư duy như thế nào khi thiết kế kiểu tên lửa hạt nhân 15Z59 "Kurier"?
Đây là kiểu tên lửa gọn nhẹ chưa chưa từng thấy đối với lớp vũ khí này. Chiều dài tên lửa không vượt quá 11,2 m, đường kính tối đa 1,36m. Trọng lượng- nhỏ hơn 17 tấn.
Nhưng cự ly bắn lên tới 10.000- 11.000km.
Quả thực, công suất đầu tác chiến đơn không lớn- chỉ có 159Kt. Nhưng bù lại, kiểu tên lửa này có độ chính xác cực cao so với các loại vũ khí chiến lược- sai số xác xuất vòng tròn chỉ còn 350m.
Nhìn chung, ý tưởng chế tạo một tổ hợp cơ động mới có nhiều điểm tương đồng với "đoàn tàu tên lửa"- tổ hợp (tên lửa cơ động) đường sắt trực tác chiến 15P961 "Molodets" mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiên liệu rắn ba tầng RT-23UTTKH (tiếng Nga- РТ-23УТТХ – theo phân loại của NATO- SS-24 Sсаlреl Моd 3).
Tổ hợp "Molodets" với hình dạng bên ngoài giống các toa tàu máy lạnh bình thường sẽ di chuyển trên các tuyến đường sắt của đất nước Nga rộng mênh mông. Và như vậy, trên thực tế không một ai có thể xác định chính xác tọa độ và tiêu diệt chúng ngay cả trong trường hợp bất ngờ xảy ra chiến tranh.
Còn những tên lửa hạt nhân gọn nhẹ "Kurier" thì sao? Những bộ não thông minh của MIT đã có ý định "nhét" chúng vào các container vận chuyển- phóng lắp trên các xe ô tô bốn cầu hoặc năm cầu do nhà máy ô tô Minsk (Belorus) sản xuất và cho chúng cơ động về nhiều hướng khác nhau trên các tuyến đường bộ của nước Nga.
Và lúc đó thì bất cứ một phương thức hoạt động tình báo nào- kể cả trinh sát vũ trụ lẫn điệp báo- chắc chắn sẽ phát điên vì không thể thực hiện được một nhiệm vụ bất khả thi là phát hiện và theo dõi các xe chở "Kurier" .
Đấy, rõ ràng là, "Kurier" sẽ trở thành con bài gần như đã có sẵn trong tay áo của Matxcova sau khi chính thức an táng INF. Chỉ có điều bây giờ mọi việc đối với người Mỹ sẽ còn tệ hơn nhiều nếu so với những năm 1990.
Có phải tự nhiên không khi mà Hạm đội Biển Bắc của chúng ta trong những năm gần đây đã cấp tốc chinh phục những hòn đảo Vùng Cực không có người ở? Trong số đó- có đảo Kotelnyi nằm giữa Biển Laptev và Biển Đông Sibiri (trên bản đò- East Siberian Sea-ND)?
Có nhiều cơ sở để tin rằng chính đây (đảo Kotelnyi) sẽ là địa điểm mà những container chứa "Kurtrier" mới được hồi sinh sẽ được chở tới trong trường hợp xảy ra một chuyện gì đó.
Cự ly từ quần đảo trên băng Novosibirsk đến lãnh thổ Mỹ gần đến nỗi mà Washing tin cũng chỉ có khoảng vài phút để đếm thời gian bay của tên lửa Nga. Lúc đó thì sẽ lại có một "khẩu súng ngắn kề vào thái dương". Chỉ khác mỗi một điều- thái dương lần này là thái dương của người Mỹ.
Trên thực tế, Nga cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc bố trí các tên lửa hạt nhân trên đảo Kotelnyi từ trước đây tương đối lâu- từ năm 2013. Khi đó Nga đã triển khai trên đảo cụm quân chiến thuật vùng Cực số 99. Sau đấy, các tàu của Hạm đội Biển Bắc và đội tàu biển Murmansk đã chuyển rất nhiều hàng hóa đến đảo này.
Đã xây dựng xong tổ hợp nhà ở- sinh hoạt khép kín trên đảo. Đã có một phân đội lính thủy đánh bộ đóng quân thường xuyên trên đảo. Cũng đã triển khai xong các trận địa cho một tiểu đoàn pháo- tên lửa phòng không "Pantsir-S1".
Đã khôi phục xong sân bay quân sự "Temp" và bây giờ thì sân bay này có thể tiếp nhận thậm chí cả máy bay vận tải quân sự Il-76.
Chúng ta cũng đã thử nghiệm các phương án bổ sung tăng cường lực lượng nhanh và khẩn cấp cho cụm quân đang đóng trên đảo.
Đêm 13 rạng sáng 14/3/2014, đã có một tiểu đoàn lính nhảy dù thuộc Sư đoàn đổ bộ dù Ivanovo số 98 quân số 350 người cùng hàng hóa và vũ khí- khí tài thực hiện khoa mục tập trận đổ bộ xuống một địa điểm gần sân bay quân sự "Temp".
Còn trong các cuộc tập trận trong năm 2018 này, dưới sự yểm trợ hỏa lực của tàu chống ngầm cỡ lớn " Phó đô đốc Kulakov", lính thủy đánh bộ Nga đã thực hiện bài tập "chiến dịch đổ bộ lên đảo" từ hai tàu đổ bộ cỡ lớn "Kondopoga" và "Aleksandr Otrakovski".
Chính vì vậy mà Tổng thống Mỹ Donald Trump với quyết định thiếu cân nhắc ném INF vào sọt rác trong khi chưa đề xuất được một phương án (hiệp ước) nào thay thế nó với không chỉ Nga và Trung Quốc, mà còn với cả các thần dân của mình nữa, trên thực tế đã mở hộp "Pandora" hạt nhân (ý nói quyết định sai lầm không có khả năng sửa chữa-ND).
Trong những trường hợp quá ư cần thiết, chúng ta sẽ nhờ "người đưa tin" ("Kurier") bay qua quần đảo Novosibirsk để chuyển "thông điệp" cho phía Mỹ.
Thông tin tra cứu của "SP"
Hiệp ước về hủy bỏ tên lửa tầm trung và tầm gần được các tổng thống Liên Xô và Mỹ (chính xác hơn- khi đó Mikhail Gorbachev ký hiệp ước với tư cách là Tổng bí thư ĐCS Liên Xô-ND) ký tại Washington ngày 8/12/1987 và có hiệu lực từ ngày 1/6/1988.
Đến năm 1991, Liên Xô cần phải tháo dỡ (hủy) các tên lửa đạn đạo tầm trung kiểu "Pioneer", R-12 và R-14, các tên lửa có cánh phóng từ mặt đất RK-55, cũng như các tện lửa đạn đạo tầm gần- OTR-22 và OTR-23 ("Oka") (OTR- tên lửa chiến dịch- chiến thuật- ND). Mỹ cần thảo rỡ (hủy) các tên lửa đạn đạo tầm trung "Persing-2", tên lửa có cánh phóng từ mặt đất BGM-109G, và cả các tên lửa tầm gần "Persing-1А ".
Đến ngày 1/6/1991, Nga và các nước Cộng hòa Xô Viết cũ đã hủy 1.846 tên lửa, 825 bệ phóng, 812 đầu tác chiến.
Còn phía Mỹ- 846 tên lửa, 289 bệ phóng và 442 đầu tác chiến.
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng
Created with Microsoft OneNote 2016.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét