Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Làm thẻ ATM ở Úc trước khi du học và chuyển khoản học phí : Hỏi đáp du học | Hội Sinh Viên Việt Nam Du Học tại Melbourne


tirinoa đã viết:
Kid ơi cho mình hỏi tí với dc ko? Cám ơn bạn nha!
1. ANZ và Commonwealth Bank thì ngân hàng nào tốt hơn?


2. Thẻ làm cho du học sinh ở Úc tên là ANZ Access Advantage Account phải ko? Sau khi mình qua Úc, người thân mình ở VN gửi tiền vô tài khoản này cho mình dc ko?(tức khỏi thông wa Eximbank, gửi trực tiếp vô thẻ lun) và có tốn phí ko? Hay mình phải thông qua Eximbank để chuyển VND wa AUD


3. Vụ đóng tiền học phí lần đầu tiên cho trường khi đang chứng minh tài chính thì sao? Vì mình vay ở ACB thì ACB nói là sẽ chuyển tiền đóng phí cho trường lun

1. Commonwealth Bank tốt hơn, bảo mật cực tốt:
+ Bạn login vào internet bank bằng Client number, như vậy không bị lộ số Master Card
+ Khi chuyển tiền lần đầu tiên cho 1 tài khoản khác, cần phải nhập Security number được gửi đến cellphone qua SMS. Nên cho dù có đăng nhập vào được, chuyển tiền qua tài khoản bạn chưa từng giao dịch là bất khả thi (trừ khi lấy được luôn cellphone của bạn)

Thông tin trên về Master Card của Commonwealth Bank, chưa mở thẻ của ngân hàng này ở VN nên không rõ thẻ khác

+ ANZ thì nhập số thẻ VISA card --> dễ lộ, đăng nhập xong thì chuyển tiền thoải mái, chả hỏi gì.
+ Thêm nữa Master của Commonwealth Bank free, trong khi VISA ANZ mất 3$/tháng

Trên đây là thông tin về VISA và Master card, qua này nên làm để giao dịch, mua bán online, hoặc sử dụng paypal.

2. Tên thẻ như vậy là đúng. Gửi tiền phải thông qua ngân hàng mới gửi thẻ được, và bị giới hạn số tiền gửi theo luật pháp Việt Nam. Tùy theo từng ngân hàng mà số tiền gửi khác nhau. Eximbank được gửi 25K AUD 1 năm cho sinh hoạt phí, học phí nhiêu thì gửi nhiêu.

3. Đóng tiền cho trường thì chuyển khoản theo hướng dẫn của trường, nhớ ghi Student ID của bạn trong phần Reference để trường dễ theo dõi.

Chúc bạn tirinoa may mắn

LƯU Ý KHI LÀM THẺ Ở VN THÌ TÊN CỦA MÌNH Ở VN LÀ: TRAN NGUYEN TIEN DAT
thì khi làm thẻ, cần nhắc nhân viên điền vào thẻ là:
Surname: TRAN
Fist name: NGUYEN TIEN DAT
Như vậy sẽ thống nhất, tránh qua đây phải đổi tên ở thẻ lại

- Bạn nên làm 1 cái visa delbit or credit của Eximbank (hoặc NH nào cũng được) để dùng thanh toán hàng tháng ở Úc. Chỉ nên thanh toán thôi nhé, đừng rút tiền mặt vì nếu rút sẽ méo mặt vì fee. Khi nào hết tiền alo về nhà để gia đình bơm thêm vào xài tiếp. Phí chuyển đổi tiền tệ khá rẻ khoảng 0.01 đến 0.11% giao dịch chẳng đáng bao nhiêu hơn nữa NH nó tính theo tỷ giá NH nên so với giá chợ đen thì thậm chí còn rẻ hơn

- Nếu có tài khoản tại ngân hàng của Úc, vẫn có thể nộp tiền vào tài khoản này qua ngân hàng của Việt Nam. Nên mang tiền Việt để nộp, tuyệt đối không mua AUD đem đến NH vì họ bắt bạn bán cho họ theo tỷ giá NH niêm yết, rẻ bèo rồi mới cho đóng tiền vào tài khoản, sau đó bên Úc lại áp dụng tỷ giá chuyển đổi 1 lần nữa.

Fog đã viết:
Các bạn cho tớ hỏi thế ví dụ tớ được học bổng, sang Úc mới được nhận tiền sinh hoạt fí, nên cầm tiền mặt trước khoảng bn cho tạm tiêu? hơn nữa, sang đến nơi, tớ làm thẻ ngân hàng rồi trường sẽ chuyển tiền vào cho tớ hay tớ lên trường nhận cash rồi tự deposit vào?
1. Tùy vào nhu cầu sinh hoạt của bạn, nhưng mình nghĩ 1,5 - 2 ngàn là hợp lý. Sinh hoạt phí lúc đầu cỡ 2K AUD chắc đủ . Chủ yếu là để bạn đống tiền bond nhà + rent tháng đầu, mua 1 số vật dụng sinh hoạt, mobile account + sinh hoạt phí 1-2 tháng đầu . Bên đây tiền thường vào mỗi fortnight (2 tuần), nên mang đủ cho chừng 6 tuần là được rồi . Tất nhiên nếu bạn có khả năng mang nhiều hơn thì cứ mang, xong bỏ bank lấy interest cũng được.

2. 90% là trường sẽ chuyển khoản cho bạn vì bên này ít xài cash, nhất là số tiền lớn, mình đóng học phí cũng chuyển khoản cho trường






http://www.hoisinhvien.net/forum/lam-the-atm-truoc-khi-hoc-chuyen-khoan-hoc-phi-t18065.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...