Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Vietnam Airlines cảnh báo lừa đảo vé Tết

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/vietnam-airlines-canh-bao-lua-dao-ve-tet-2930874.html
31/12/2013 17:59 GMT+7                                      

Vietnam Airlines cảnh báo lừa đảo vé Tết

Người mua được nhận tận tay tấm vé hạng thương gia và yên tâm thanh toán. Tuy nhiên, tấm vé này lại ngay lập tức bị hủy sau khi bên bán nhận được tiền.

Theo cảnh báo vừa được Vietnam Airlines đưa ra, trên mạng xã hội hiện có nhiều người chào bán vé Tết với giá hạng phổ thông. Quảng cáo này rất thu hút sự chú ý vì trên thực tế hạng vé này đã hết chỗ trên nhiều chặng. Khi khách hàng đăng ký mua vé, người bán lại gửi cho họ mã đặt chỗ hạng thương gia, với giá thực tế cao hơn nhiều.

Khi khách hàng kiểm tra với hãng, họ thấy rằng đúng là có mã đặt chỗ mang tên mình trên chuyến bay như người bán cam kết, thậm chí còn được giao vé tận tay. Do đó, nhiều người cảm thấy đã đủ yên tâm và thực hiện việc chuyển tiền cho bên bán.

Tuy nhiên, ngay sau khi nhận được tiền, các đối tượng lừa đảo lập tức yêu cầu hoàn vé ngay và không thông báo lại với khách. Do họ là người đặt và vé hạng thương gia, nên việc hoàn, hủy được thực hiện dễ dàng và đúng quy định.

"Nhiều người khi ra đến sân bay, chìa vé ra cho nhân viên check-in mới biết vé của mình không còn hiệu lực", một đại diện của Vietnam Airlines cho biết.

Giáp Tết, lại tái diễn tình trạng nhiều đại lý "ma" mọc lên chỉ để đi lừa đảo bán vé máy bay. Ảnh minh họa: Thanh Bình

Ngoài ra, Chi nhánh của Vietnam Airlines tại Nga còn cho biết có một loại hình lừa đảo mới nhắm vào những hành khách ở nước này, đó là bán vé máy bay mua bằng thẻ tín dụng "chùa".

Theo đó, trên một diễn đàn có địa chỉ http://forum.awd.ru/, một số thành viên quảng cáo giảm giá vé của Vietnam Airlines tới 30% và hướng dẫn khách hàng lên website của hãng, tìm kiếm hành trình, giá vé và đăng ký mua vé qua địa chỉ vietnamairlines@hushmail.com.

Sau khi người mua chuyển tiền, các đối tượng lừa đảo sẽ mua vé cho khách qua website của Vietnam Airlines, khách hàng sẽ nhận được email xác nhận xuất vé cũng từ website của hãng.

Qua kiểm tra một số trường hợp do hãng cung cấp với Vietcombank (ngân hàng thanh toán của Vietnam Airlines), các giao dịch này đều được thanh toán bằng thẻ thanh toán quốc tế. Tên của chủ thẻ thực sự không phải là tên chủ thẻ ghi trên vé (được điền khi thực hiện giao dịch trên website VNA). Chủ thẻ xác nhận không thực hiện các giao dịch này. Đến nay, đã có 15-20 trường hợp mua vé bằng thẻ tín dụng "chùa" được xác nhận.

Vietnam Airlines cho biết kiểu lừa đảo này đã làm thiệt hại về kinh tế cho cả hãng và khách hàng. Hiện tại, hãng đang phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn hành vi lừa đảo kiểu mới.

Nhân việc này, Vietnam Airlines cũng nhắc lại với khách hàng một quy định đã có từ lâu. Đó là khách hàng mua vé máy bay bằng thẻ tín dụng cho bản thân hoặc người thứ ba cần phải thực hiện thủ tục xác thực thẻ tín dụng tại phòng vé của Hãng hoặc tại sân bay.

Hiện nay, khá nhiều khách hàng chưa biết tới chính sách này nên dẫn tới tình trạng khi các đầu sân bay tiến hành kiểm tra thẻ tín dụng của thì họ không thể xuất trình thẻ do nhờ người khác mua vé giúp hoặc quên thẻ tín dụng đã mua vé ở nhà.

Theo quy trình, với các khách hàng không thể xuất trình thẻ tín dụng để xác thực thì Vietnam Airlines sẽ yêu cầu khách hàng tiến hành mua vé mới. Việc mua vé mới sẽ gây nên những phiền phức không đáng có cho hành khách tại sân bay như nhỡ chuyến bay vì không đủ tiền mua vé mới, muộn giờ lên tàu do phải thực hiện thủ tục mua vé.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Vì sao rau sạch không sạch?

http://dantri.com.vn/suc-khoe/vi-sao-rau-sach-khong-sach-819984.htm
Thứ Năm, 26/12/2013 - 07:41      

Vì sao rau sạch không sạch?

Ở số báo trước, chúng tôi đã phản ánh tình trạng rau "sạch" mà không sạch đang được bán tràn ngập ngoài thị trường. Vì sao lại như vậy, đó là vấn đề rất nhiều người đặt ra như một sự nhức nhối, chưa có lời giải.
 >> Rau sạch có thực sạch?

"Một tiền gà bằng ba tiền thóc"

 

Để xảy ra tình trạng này trước hết phải nói rằng là vì lợi nhuận. Bởi "rau sạch" nếu so với rau không sạch giá bán đắt hơn gấp nhiều lần dẫn đến cứ giá tiền này thương lái "chặt chém". Trong khi thực tế rau của họ chỉ là bẩn! Như bà Dung bán đậu đũa vừa phun thuốc sâu mà chúng tôi nêu ở bài 1: "Ngập tràn… rau bẩn" đăng trên số báo trước.

 

Bên cạnh lợi nhuận thì công tác quản lý, cụ thể khâu kiểm duyệt hay công lao của những người sản xuất rau sạch không được đền đáp như những gì họ đáng được hưởng cũng là những nguyên nhân dẫn đến… hiếm rau sạch. Như chuyện Hợp tác xã Văn Đức (Gia Lâm) mới chỉ gắn mác được vài chục phần trăm sản phẩm rau sạch, số còn lại là vàng thau lẫn lộn giữa rau an toàn (RAT) và không an toàn trên thị trường được người nông dân ở đây giải thích đại khái rằng: phương pháp trồng rau an toàn và trồng bình thường (rau không an toàn) tương đối giống nhau do thời gian làm đất, gieo hạt, bón phân và phun thuốc như nhau. Chỉ có khác ở rau an toàn công đoạn phun thuốc có thời gian cách ly lâu hơn trước khi mang bán.

 


Sản xuất rau an toàn tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh

 

Đáng nói là công sức chăm sóc, đầu tư sản xuất RAT của người nông dân xác định ngay là "một tiền gà mà ba tiền thóc". Khi giá bán hiện nay ra thị trường không cao hơn các vùng rau khác. "Công chăm sóc mất nhiều thời gian, tiền đầu tư nhà kính tốn kém mà giá thành không hơn nhiều so với rau không an toàn nên làm sao có thể khuyến khích được nông dân", anh Q một nông dân tại Văn Đức cho hay.

 

Vì thế, nông dân không mấy thiết tha với việc trồng RAT do đòi hỏi công chăm sóc, đầu tư tốn kém. Khi được hỏi, khâu kiểm định chất lượng RAT trước khi lưu thông trên thị trường, trong siêu thị, các cửa hàng ở đây ra sao, anh Q thẳng thừng: "Lúc đầu cán bộ của Chi cục có thường xuyên qua lại kiểm định nhưng bây giờ không có ai làm việc này nữa, máy móc thì thiếu, thời gian đâu để có thể kiểm định hết khối lượng rau của bao nhiêu hộ dân. Trừ khi xảy ra vấn đề gì thì cơ sở nhập rau mới tiến hành kiểm định còn không thì thôi, rau cứ thế mang ra chợ bán. Còn việc họ gắn nhãn mác RAT bày bán ra sao trong các cửa hàng, siêu thị không phải lỗi của nông dân chúng tôi (!?)". Trước vấn đề này, theo ông Nguyễn Hồng Anh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ Thực vật TP Hà Nội, trách nhiệm kiểm tra, quản lý kinh doanh thực phẩm sạch là của ngành nông nghiệp, công thương, y tế...

 

Tuy nhiên, việc phát hiện vi phạm trong kinh doanh thực phẩm sạch không dễ, bởi hàng hóa được luân chuyển trong ngày, trong khi muốn kết luận thực phẩm có sạch hay không phải qua kiểm nghiệm chính thức. Điều đó cho thấy việc quản lý hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, bất cập khiến việc kinh doanh mặt hàng này nghiễm nhiên đang bị lợi dụng một cách công khai, lỗi đầu thuộc về ai cũng khá rõ. Chỉ cần được gắn mác "sạch" là mặc nhiên mặt hàng đó "nâng giá trị" cao hơn 30-40%, thậm chí gấp 2, 3 lần so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Như các loại rau củ sạch bán trong siêu thị, cửa hàng rau an toàn đắt hơn rau trên thị trường khoảng 30-40%. Cụ thể, rau muống18.000-20.000 đồng/mớ, cải ngọt 20.000 đồng/kg...

 

Chị Lan, một người kinh doanh rau an toàn trên đường Liễu Giai, Ba Đình cho biết: Sở dĩ rau bán trong các cửa hàng RAT thực thụ có giá cao hơn rau ngoài chợ do phải đáp ứng nhiều điều kiện, từ sản xuất đến kinh doanh nên đắt hơn thực phẩm thông thường. Tuy nhiên, cũng không ai có thể rõ được người sản xuất, nuôi trồng thực phẩm sạch được huấn luyện, đào tạo bài bản ra sao do các cơ quan có thẩm quyền mở và có tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất hay không.

 

Trên thị trường, RAT chịu chung mức giá như rau không an toàn hoặc mức chênh lệch không xứng với chi phí, công sức bỏ ra khiến người bán bị thiệt thòi. Người tiêu dùng cũng có lý do của mình. Những người biết tình hình ô nhiễm trên rau tìm đến nơi bán RAT. Nhưng do quản lý chưa tốt, nhiều người kinh doanh cố tình "treo đầu dê, bán thịt chó", gây mất lòng tin khách hàng. Đây là một nguyên nhân khiến lượng người tìm cách mua RAT không đông, đồng thời làm người trồng rau sạch "nản" không duy trì "sự nghiệp" của mình.

 

Bà Nguyễn Thị Lượng, một người tiêu dùng thẳng thắn cho rằng: "RAT thì mà làm gì, nuôi trồng ở đâu cũng đều mang ra chợ bán như nhau. Nên xem việc mua rau sạch hiện nay chỉ mang tính hình thức, lý thuyết. Rau ăn hằng ngày không xảy ra vấn đề gì là may mắn cho người tiêu dùng rồi".

 

Còn chị Liên, một khách hàng thường xuyên của cửa hàng RAT trên đường Thái Thịnh thì cho rằng: "Tôi vẫn thường đến các cửa hàng RAT để mua lượng rau ăn cho cả tuần. Rau ở đây thì có chút yên tâm hơn so với rau ngoài chợ. Tuy nhiên, để trả lời chất lượng ra sao, có kiểm định chứng nhận hay không, thì hầu hết các cửa hàng vẫn chưa ghi chú rõ cho người tiêu dùng, chỉ biết là rau được trồng ở "vùng an toàn, có thương hiệu" là hết".

 

Buông xuôi với rau an toàn

 

Gần đây, ở Hà Nội xuất hiện rất nhiều cửa hàng kinh doanh RAT làm thị trường này đang "nóng" dần lên khi tết Nguyên đán đang đến gần. Nhu cầu tiêu thụ rau xanh hiện nay của Hà Nội khoảng 2.600 tấn/ngày, trong khi sản lượng RAT chỉ có khoảng 800 tấn/ngày, chưa đạt 30%. Và đương nhiên, hơn 70% lượng rau vẫn tiêu thụ ở Hà Nội mỗi ngày là... chưa an toàn.

 

Thế nên, nhiều năm qua việc sử dụng RAT vẫn là nỗi lo canh cánh, mất niềm tin với người tiêu dùng. Thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều giải pháp để mở rộng vùng sản xuất RAT, với diện tích đã đạt hơn 2.080ha. Các địa phương cũng đã xây dựng 4 cơ sở sơ chế RAT tại xã Văn Đức (Gia Lâm) và các xã Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì), Thanh Đa (Phúc Thọ), gắn với vùng RAT tập trung có công suất 2-5 tấn/ngày và 30 cơ sở chế biến nhỏ của các HTX, doanh nghiệp khác, có công suất 200-1.000kg/ngày.

 

Dù với rất nhiều nỗ lực, thì thành phố mới có hơn 60 cửa hàng bán RAT, sản lượng tiêu thụ trung bình 50-120kg/ngày. Như vậy, thử hỏi rau sạch cung cấp bao nhiêu cho đủ? Thực trạng đó dẫn tới việc nguồn cung ít, cầu nhiều, nên vàng thau lẫn lộn, bỏ qua kiểm duyệt. Hô bẩn thành sạch hay tự gắn nhãn "sạch" cho thực phẩm chưa sạch để đội giá, kiếm lời vẫn là một thực tế đang xảy ra. Theo khảo sát của chúng tôi, tại các chợ đầu mối như Dịch Vọng, chợ xanh (Ngã Tư Sở) người bán để lấy lòng khách hàng luôn giới thiệu rau tại sạp là… rau nhà trồng.

 

Điều tra mới đây của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) cho thấy, khoảng 73% người bán buôn rau tại các chợ không phân biệt được rau thường với RAT nếu không có các hỗ trợ kỹ thuật để kiểm tra độ an toàn của rau (bộ quick test kiểm tra nhanh tại chỗ hoặc giấy chứng nhận). Tỷ lệ này ở người mua lên tới 95%, trong đó có 60% không quan tâm đến việc rau có an toàn hay không.

 

Đặc biệt, điều tra của IPSARD còn cho thấy, có tới 30% số người bán buôn rau được điều tra cho rằng không cần thiết phải cung cấp RAT. Lý do RAT có giá bán cao, người mua chưa lựa chọn nhiều, điều kiện kinh doanh lại gặp nhiều khó khăn về chi phí thuê mặt bằng, đầu ra không ổn định... Nhu cầu rau xanh của toàn thành phố hiện nay là quá lớn, trong khi nguồn cung RAT chỉ như "muối bỏ bể". Phần còn lại, bà con nông dân phải tự mang sản phẩm RAT không bao gói, không nhãn mác ra các chợ bán như rau... không an toàn. Người dân thì thực tế không còn mấy ai quan tâm đến khái niệm "rau sạch" vốn đã quá xa xỉ đó nữa.

 

 Để nhận biết rau sạch: Những loại rau sản xuất hữu cơ thường rất cằn cỗi, không non, không ngon như là rau được tẩm ướp, phun thuốc chất kích thích. Rau rất chóng héo, để từ sáng đến trưa đã héo. Rau phun thuốc luôn luôn xanh những lại không an toàn.

 

TS Vương Ngọc Tuấn (Phó tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng)

Theo Mạnh Kiên - Nguyễn Anh

Petrotimes

Nhà mạng luộc tiền khách: Không muốn mất phí thì đừng dùng!

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nha-mang-luoc-tien-khach-khong-muon-mat-phi-thi-dung-dung-820255.htm
Thứ Năm, 26/12/2013 - 15:34      

Nhà mạng "luộc" tiền khách: Không muốn mất phí thì đừng dùng!

Khách hàng tá hỏa khi phát hiện nhà mạng trừ tiền vô tội vạ, trong khi đó nhà mạng giải thích đó là dịch vụ mở tự động, khách hàng không muốn mất phí thì đừng có kích hoạt.

"Luộc" tiền khách hàng trắng trợn

 

Ngày 25/12, theo phản ánh của chị Vũ Thị L (Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội), chị mua một sim của Viettel với giá 75.000 đồng. Khi kích hoạt sim này thì máy tự động cập nhật dịch vụ Viettel Plus với nội dung: "FunQuiz (2): Ten viet tat cua to chuc luong thuc the gioi? Bam ok de chon dap án!", sau đó có hai lựa chọn ok hoặc bỏ qua.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

3 thuộc cấp của bầu Kiên thoát vòng lao lý

Những màn "đổi vai" CEO bảo hiểm ấn tượng nhất năm 2013

 

Khi chị L bấm vào ok thì dịch vụ mở ra một loạt đáp án đi kèm với gợi ý lựa chọn câu trả lời cho khách hàng. Sau khi lựa chọn câu trả lời đúng – sai, chị L lại nhận được tin báo của dịch vụ xác nhận cùng gợi ý "ok" hoặc "quay về".

 

Dịch vụ này được cài sẵn trên sim của Viettel, tự động cập nhật khi sim kích hoạt. Điều đáng nói dịch vụ không có cảnh báo nào nếu lựa chọn khách hàng sẽ bị mất tiền mà tất cả chỉ là những câu hỏi mở dẫn khách hàng vào trả lời. Và mỗi lần trả lời là một lần khách hàng bị trừ tiền.
 

Sau 3 lần nhấn ok thì chị L tá hóa phát hiện tài khoản của mình nghiễm nhiên bị trừ mỗi lần 2.000 đồng.

 

Chị L bức xúc: "Tôi có cần dịch vụ này đâu mà nhà mạng tự ý cài vào sim, cài bẫy khách hàng rồi "luộc" tiền trắng trợn thế".

 

Ngoài dịch vụ này, chị L còn phản ánh bị nhà mạng trừ tiền vô tội vạ. Tò mò vì một tin nhắn từ đầu số 9002 của Viettel giới thiệu về dịch vụ đăng ký chữ cuộc gọi – Isign. Theo lời giới thiệu dịch vụ này miễn phí cước thuê bao tháng đầu tiên và chỉ áp dụng cho thuê bao trả trước đăng ký lần đầu. Tuy nhiên, chỉ cần khi khách hàng thao tác đăng ký dịch vụ mà chưa sử dụng dịch vụ đã bị trừ phí 2.000 đồng.

 

Điều đáng nói, trong lần thao tác nhầm gửi đầu số 9003, chị L nhận được tin báo tin nhắn không hợp lệ nhưng cũng bị nhà mạng trừ 1.000 đồng cho thao tác nhầm này.

 

"Vài thao tác ngớ ngẩn tôi đã bị nhà mạng trừ cả chục ngàn đồng trong nháy mắt", chị L bức xúc.

 

Liên hệ với nhân viên tổng đài của Viettel thì được nhân viên này giải thích, dịch vụ Viettel Plus là dịch vụ của nhà mạng. Dịch vụ này tự động cập nhật khi khách hàng kích hoạt sim và cước phí cho dịch vụ này là 7.000 đồng/tháng.

 

Và khi khách hàng sử dụng dịch vụ, trò chơi, câu đố là sẽ phải mất phí từ 500-15.000đồng/ lần.

 

Mấy thao tác ok chị L đã mất cả chục ngàn

 

Khi được hỏi về dịch vụ tự động cập nhật ngay cả khi khách hàng không có nhu cầu thì nhân viên này cho biết: "Dịch vụ này là do khách hàng tự cài trên máy hoặc do bạn bè, người thân đăng ký dịch vụ này mà khách hàng không biết. Nếu khách hàng không muốn dịch vụ này hiển thị trên máy nữa thì có thể sử dụng thao tác hủy".

 

Sau một hồi vòng vo, nhân viên này thừa nhận đây là dịch vụ được tích hợp cài đặt sẵn trên sim của nhà mạng.

 

Nhân viên này tư vấn, đây là dịch vụ rất hay của nhà mạng, giúp khách hàng không phải mất công kết nối vào mạng mà vẫn đọc được tin tức, báo chí…

 

Khi thấy khách hàng bức xúc về việc trừ tiền vô tội vạ của nhà mạng, nhân viên tổng tài trấn an, Viettel tính cước rất chính xác và mong khách hàng cứ yên tâm sử dụng dịch vụ.

 

Nhà mạng thừa nhận tự ý trừ tiền của khách hàng

 

Tương tự với hai nhà mạng Mobiphone và Vinaphone, khách hàng cũng phản ánh tình trạng tự cài đặt ứng dụng "đặt bẫy" khách hàng.

 

Với dịch vụ SuperSIM và LiveInfo của MobiFone, IOD của VinaPhone được cài sẵn trên sim điện thoại cho phép tải thông tin và tính phí. Điều đáng nói các dịch vụ này không hề niêm yết giá cước, không có thông tin cảnh báo giá cước.

 

Chị Thanh H (Nguyên Hồng, Hà Nội) ca thán, khi kích hoạt dịch vụ này thì chị đã mất phí tới 5.000 đồng/lần. Nhưng dịch vụ không có cảnh báo tính phí mà được cài sẵn trên sim.

 

Nhân viên tổng đài của MobiFone thừa nhận, dịch vụ LiveInfo là dịch vụ tiện ích của nhà mạng được mở tự động trên các số thuê bao của mạng MobiFone. Dịch vụ này nhằm cung cấp trò chơi, kết quả sổ xố, game… khách hàng chỉ cần kích hoạt vào dịch vụ sẽ phải mất phí là 5.00 đồng và 15.000 đồng để nhận được thông tin.

 

Dịch vụ tích hợp ứng dụng cũng được cài sẵn trên sim của Vinaphone, MobiFone để "cài bẫy" khách hàng

 

Nếu kích hoạt vào các gói cước thì sẽ ra hạn theo ngày, theo tháng, theo tuần.

 

Với việc "cài bẫy" này nhiều khách hàng đã bị trừ tiền oan, còn nhà mạng nghiễm nhiên thu về cả ngàn tỉ. Dịch vụ này là dịch vụ mở tự động nghĩa là khách hàng buộc phải dùng?

 

Trả lời câu hỏi này, nhân viên tổng đài giải thích: "Đúng. Nếu khách hàng không muốn bị trừ tiền thì có thể không kích hoạt vào dịch vụ".

 

Nhân viên tư vấn tổng đài Vinaphone thì giải thích dịch vụ IOD là dịch vụ truy vấn được cài sẵn trên sim. Nhân viên này cho biết không thể giải thích cho khách hàng dịch vụ này là gì, mà chỉ cung cấp đây là dịch vụ tích hợp cung cấp các thông tin giải trí…

 

Nhân viên này cũng thừa nhận: "Đây là dịch vụ nhà mạng mặc định cài sẵn trên sim, và không đưa ra cảnh báo. Khi khách hàng kích hoạt thì nghiễm nhiên là bị trừ tiền".

 

Việc nhà mạng tự ý cài ứng dụng thu về cả trăm tỉ đã được thanh tra Bộ TT&TT chỉ rõ.

 

Cụ thể, thanh tra Bộ TT&TT đã yêu cầu Vinaphone hoàn lại tiền cước sử dụng các tin nhắn lỗi, tin nhắn sai cú pháp, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ với tổng số tiền gần 693 triệu đồng.

Tương tự, mạng MobiFone cũng phải hoàn lại gần 817 triệu đồng nhưng đến nay còn hơn 227 triệu đồng không thể hoàn lại vì khách hàng đã rời mạng.

 

Đáng chú ý, tình trạng tích hợp ứng dụng trên sim của các nhà mạng cho phép tải thông tin và tính phí nhưng không niêm yết rõ ràng, chính xác giá cước, không có thông tin cảnh báo về giá cước, không cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý, không đồng ý tải dịch vụ với mức phí được đưa ra tồn tại ở cả ba nhà mạng chiếm thị phần chi phối.

 

Tại Vinaphone, chỉ tính trong một năm (từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013) đã đạt doanh thu hơn 20 tỷ đồng từ ứng dụng IOD; tại MobiFone đạt hơn 150 tỷ đồng từ ứng dụng SuperSim và LiveInfo.

 

Ở Viettel, tình trạng này cũng tương tự khi nhà mạng cài sẵn phần mềm Viettel Plus do nhà mạng cài đặt sẵn trên sim điện thoại, bán cho người sử dụng có chức năng cho phép tải thông tin và tính phí.

 

Sau khi có phản ánh của khách hàng, báo Đất Việt đã liên hệ với đại diện truyền thông của các nhà mạng tuy nhiên chưa nhận được câu trả lời.

 

Theo Lam Lam

Đất Việt

“Ăn bẩn sống lâu”: Bi kịch mâm cơm hóa chất người Việt

http://dantri.com.vn/su-kien/an-ban-song-lau-bi-kich-mam-com-hoa-chat-nguoi-viet-820258.htm
Thứ Năm, 26/12/2013 - 10:28      

"Ăn bẩn sống lâu": Bi kịch mâm cơm hóa chất người Việt

"Ăn bẩn sống lâu" - câu thành ngữ vỉa hè nói về chuyện ăn, ở bẩn của người Việt giờ được ví von như một sự thỏa hiệp, bất lực của con người khi thực phẩm "ngậm" hóa chất độc hại bủa vây tứ phía, không ăn chỉ có nhịn!

 Bữa cơm độn hóa chất

 

Với một gói bột hóa chất 8.000 đồng, các quán cơm bình dân có thể biến 10kg gạo thành cơm nở bung, hạt to, dẻo thơm tương đương với nấu 20kg. Điều thần kì này đang được nhiều nhà hàng, quán xá coi là độc chiêu kinh doanh. Vụ bê bối liên quan đến "ngọc thực" không thể thiếu trong đời sống người Việt đã gây chấn động dư luận, nhiều người dân lo lắng khi phải thường xuyên ăn ở ngoài quán xá.

 

Đúng vào lúc ý thức tẩy chay hàng Trung Quốc dùng hàng Việt lên cao trào thì người tiêu dùng lại ngã ngửa khi các mặt hàng rau, củ, quả do chính người nông dân Việt trồng và bán cũng đầy chất kích thích, chất tăng trưởng.

 

Điển hình như việc dùng chất kích thích giúp đặc sản rau su su, rau muống có thể dài cả ngang tay mỗi đêm, rau ngót "tắm" thuốc trừ sâu, sầu riêng, đu đủ, chuối, mít non... "tắm" hóa chất chỉ sau một đêm có thể chín vàng cùng hàng loạt các bê bối về thực phẩm khác: nước phở pha bằng hóa chất ngọt thơm, chân giò nhừ từ bột làm sạch bồn cầu, thịt bò làm giả từ thịt lợn sề, dừa tươi tẩy trắng...

 


Niềm tin của người Việt đã sụp đổ khi bi kịch "người Việt tự hại nhau" gay gắt tới mức dùng cả phân urê để làm cho hải sản tươi lâu, đẹp mắt. Các loại hải sản khô như mực khiến người ăn kinh sợ khi đem đốt nướng có mùi cháy khét lẹt của cao su. Thông tin đậu phụ (một món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người Việt) "độn" thêm thạch cao độc hại kinh hoàng.

 

Thêm vào đó các món nem chua, giò chả, giăm bông... bẩn được làm bằng những thứ thịt ôi, thối bốc mùi, da bẩn ruồi không thèm bu quanh kết hợp tẩm ướp cả với những loại gia vị đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng. Những món ăn này vẫn tung hoành khắp chợ với giá bán buôn rẻ giật mình, chỉ 60.000-150.000 đồng/kg.

 

Vào lúc mà niềm tin của người tiêu dùng chỉ còn rơi rớt thì tin bún nhiễm chất huỳnh quang gây loét dạ dày như giọt nước tràn ly. Chất này được phát hiện rất nhiều trong các mẫu bún lấy tại TP.HCM, khiến người tiêu dùng hoảng sợ bỏ chạy, đổi món, tìm tới mì khô, hủ tiếu...

 

Nhìn vào mâm cơm hiện nay giống như một bi kịch. Nhiều người chỉ biết nuốt nước mắt ăn bởi vì thực phẩm độc hại bao quanh mâm cơm từ món chính đến món phụ, từ rau đến gia vị, củ quả... Người tiêu dùng giờ không còn lựa chọn, biết độc, biết hại đấy nhưng vẫn phải ăn. Họ đành sống chung với lũ trong nỗi bất lực, thỏa hiệp với lí thuyết phản khoa học trước đây: "Ăn bẩn sống lâu"!

 

Săn tìm thực phẩm sạch

 

Chuyện đồ ăn bẩn, độc hại dường như đã quá quen thuộc với người dân Việt. Thế nhưng, trước khi chờ các cơ quan chức năng vào cuộc và để tránh ăn phải những món ăn chứa đầy độc hại đó, người dân thành thị giờ phải tìm đủ cách để có thể tự cung tự cấp nguồn thực phẩm cho gia đình mình.

 

Trồng rau sạch trên đường quốc lộ - người dân thành thị giờ phải tìm đủ cách để có thể tự cung tự cấp nguồn thực phẩm sạch

 

Dạo quanh các con phố ở Hà Nội hay TP.HCM, chẳng thấy lạ gì với những vườn rau, chuồng gà ngoài vỉa hè hay treo chót vót trên những toàn nhà cao tầng. Thậm chí là sân thượng, gầm bàn, dải phân cách đường, chậu cảnh, đất công viên, bệnh viện... giờ cũng được tận dụng để trồng rau, nuôi gà sạch. Hay ở nhiều gia đình, toàn bộ thực phẩm dùng hàng ngày đều được vận chuyển từ quê lên. Tất cả không thiếu một thứ gì từ mớ rau, con cá, quá trứng cho đến cọng hành, củ tỏi...

 

Một số gia đình có điều kiện còn về quê mua đất đào ao thả cá, xây chuồng trại nuôi lợn gà, thuê trồng rau. Hay cũng có người mua cả đàn gà, vườn rau rồi nhờ người nhà gửi lên thành phố ăn dần.

 

Mặc dù nhiều người cẩn thận mua các rau củ, quả sạch từ các vùng trồng rau an toàn nhưng trên thực tế, nhiều khi đó chỉ là cái mác gắn vào để dễ bán hàng, còn đằng sau thuốc trừ sâu, chất kích thích... vẫn được dùng tràn lan. Được ăn thực phẩm sạch hàng ngày vì thế vẫn là ước mơ xa xỉ với nhiều người.

 

Theo Bảo Hân

Vietnamnet

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Advanced Tokens Manager - Josh Cell Softwares

http://joshcellsoftwares.com/products/advancedtokensmanager/

Advanced Tokens Manager – The Activation Backup Solution

Advanced Tokens Manager is an easy to use application that helps you with Windows and Office activation backup and restore.


About:

  • Advanced Tokens Manager is a safer application that helps you with the Windows and Office Activation Backup and Restore.
  • Microsoft imposes one limit of activations online and by phone for all licenses on your products.
  • This application is able to make the full backup of all activation data stored on the computer for a trusted restore without damage or modification of the activation system.

Features:

  • Activation restore success rate is 100% if the new product edition is the same from backup and the copy is clean installed.
  • Preserve the Hardware ID Master Generation Key for sensitive license channels when it is activated by Phone.
  • Use the same backup to restore the activation status infinitely on the same hardware.
  • Do not take ownership of any activation file backup / restoring the file properties.
  • Activate the product from x86 to x64 and vice versa when using the same product edition.
  • Install a fresh product windows copy with newer service packs and updates.
  • Stores all activation details for a trusted activation restore.
  • All product license activation channels are fully-supported.
  • Check if the detected ProductKey matches with the installed license.
  • Backup integrity checker with CRC32 of all backed-up files.
  • Check if the backup is valid for the product Edition.
  • Force the restore reinstalling files from tokens.dat.
  • Update your drivers without loosing activation.
  • Refresh the drivers before the restore.
  • Application log for activation restore.
  • Static Product ID after activated.

Instructions:

  • You must have the correct SLIC (Software Licensing Description Table) for OEM activations.
  • Online and Phone activations will be instantly activated after restore.
  • Do not have major changes on the computer hardware.
  • Windows 8 and Office 2013 have the same activation system, so the backup is saved in one place called of 'Activation Backup', that stores all license data for Windows and Office.
  • For the Windows 8 and Office 2010 or Windows 7 with the Office 2013 or 2010, the backup is made separately called 'Windows Activation Backup' and 'Office Activation Backup' respectively.
  • Is needed to install the Windows and Office 2013 for restore their activation on a Windows 8 system.
* All backup data is stored on the root of the application in separate folders. * Limited activations that have grace period is not supported. In other words, only permanent activations are supported for Windows and Office. * For Upgrade Activations, the installation of a Retail copy of the Operating System is required. In other words, you will get problems restoring an upgrade activation on a Volume License copy. * If you have restarted the computer during the restore, the network adapters may not will work properly. You need to activate your network adapter in the Device Manager. * It is advised that the same driver status from backup be used for restore to avoid any problems on the activation.

Sorry, the Product Key not match error:

  • The application did not detected the correct Product Key in the registry and you need to enter it manually.
  • Product Key is required for correct Activation Restore, the Product Key is stored on Config.ini file.
  • If the error appears, you need to enter the Product Key manually for a proper restore.
  • Primarily occurs with MAK Product Keys that are hidden from the Registry.
  • Are the last five characters of the real Product Key detected.

If the restore did not activate the system:

  • The application did not detected the correct Product Key in the registry and you need to enter it manually.
  • Product Key is required for correct Activation Restore, the Product Key is stored on Config.ini file.
  • If the error appears, you need to enter the Product Key manually for a proper restore.
  • Primarily occurs with MAK Product Keys that are hidden from the Registry.
  • Are the last five characters of the real Product Key detected.

Backup Compatibility:

  • Windows 8.1 Family ***
  • Windows 8 Family
  • Windows 7 Family
  • Windows Vista Family
  • Windows Server 2008 / 2011 / 2012 Family
  • Microsoft Office Family from 2010 to 2013

* All editions, versions and Service Packs.
* Requires .NET Framework v4.0.

*** WARNING ABOUT WINDOWS 8.1 COMPATIBILITY ***
*** Windows 8.1 is * NOT * fully supported. All the activation data can be saved, but only those that were activated by * Phone * will be restored properly.


In other words, the Online activated backups can not be restored until now, * ONLY * if your OS is the Windows 8.1 – Other OS(es) are NOT affected ! We are working to discover why.

*** You can * NOT * restore the Windows 8 activation on Windows 8.1. Microsoft was made hard changes on the Windows 8.1 activation system, so we are unable to port the Windows 8 activation to Windows 8.1 without brick the system.

Latest File Hashes for Advanced Tokens Manager.exe

  • CRC32: 88713321
  • MD5: 38D85D0093C2F13E12571480C813AFAF
  • SHA-256: C40D73D7EADB372643D458D838A58C28F5ECB1F0

Latest Release Changelog:

v3.5 RC 5 [2013/09/29]

  • Added Windows 8.1 * PARTIAL * backup / restore compatibility, read the 'Backup Compatibility' area to know more
  • Added MSDM product key decoding for OEM Windows 8 and Windows 8.1 systems (Thanks to Alphawaves @MDL Forums)
  • Solved the CRC32 error on Windows 8
  • Solved some GUI alignment
  • Internal code optimized

Bí ẩn 8 con dấu khoai lang Huyền Như dùng để lừa nghìn tỷ

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/bi-an-8-con-dau-khoai-lang-huyen-nhu-dung-de-lua-nghin-ty-819156.htm
Thứ Ba, 24/12/2013 - 07:27      

Bí ẩn 8 con dấu "khoai lang" Huyền Như dùng để lừa nghìn tỷ

(Dân trí) - Để chiếm đoạt số tiền gần 4.000 tỷ đồng, Huyền Như đã thuê khắc giả 8 con dấu làm công cụ thực hiện hàng loạt "phi vụ" phạm pháp. Với những gì đã làm, Huyền Như không chỉ là "siêu lừa" mà còn được mệnh danh "nữ hoàng" giả chữ ký, giả hồ sơ.
 >>  Chiêu "ẵm" hơn 2600 tỷ đồng từ 9 doanh nghiệp của "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như
 >>  Những ngân hàng sập bẫy "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như
 >>  Truy tố vụ "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng

Theo kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra, xuyên suốt quá trình thực hiện hành vi lừa đảo, Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank, chi nhánh TPHCM) đã dùng "chiêu" khá đơn giản nhưng vô cùng táo bạo, hiệu quả: giả con dấu, giả giấy tờ, làm khống hồ sơ…

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Vẫn ham hố dự án lắm tiền nhiều của

 
Theo đó, để có tiền trả nợ, trả lãi suất cao, huy động nguồn tiền làm ăn, Huyền Như đã trực tiếp khảo sát tất cả các cơ sở làm, khắc con dấu trên địa bàn TPHCM. Tuy nhiên, chưa có một cơ sở nào khiến cho cán bộ ngân hàng này ưng ý, tin tưởng. Bởi những cơ sở này hoạt động khá "lộ thiên" ở các tuyến đường trung tâm Sài thành. Huyền Như liền cất công đi tìm người khắc con dấu dạo ở những nơi kín đáo hơn.
 
Trong những ngày dài rong ruổi tìm "nghệ nhân", Huyền Như đã gặp một gã đàn ông lang thang tại đường Phạm Hồng Thái, gần công viên 23/9, quận 1, TPHCM. Tin tưởng vào tay nghề và sự "biến ảo" khôn lường của con người không rõ nguồn gốc này, Huyền Như liền lần lượt đem mẫu con dấu của các cơ quan, ngân hàng, công ty sở hữu "mỏ vàng" mà mình đang có ý định "khai thác" cho "nghệ nhân" làm giả.

Kết quả, sau một tuần miệt mài "sáng tạo", gã đàn ông không rõ lai lịch này đã hoàn tất cho Huyền Như 8 con dấu giả. Có được "ấn chỉ" vô cùng lợi hại này, từ đây, Huyền Như bắt đầu lao vào con đường lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Thuê người làm con dấu giả là việc làm bình thường, chỉ đến khi tập hợp, soạn thảo các hồ sơ để làm giả và đặt bút giả chữ ký của người khác lên con dấu giả, ký giả rồi đóng dấu thật… mới chứng tỏ được "tài nghệ" của Huyền Như. Có thế, người ta mới thấy được cái "đẳng cấp" của cán bộ ngân hàng này và "suy tôn" là: siêu lừa.

Huyền Như lừa đảo cả công ty mà mình một thời là thành viên HĐQT

Trong phi vụ làm ăn với Công ty CP Vận tải dầu khí Thái Bình Dương, Huyền Như đã soạn thảo hợp đồng, ký giả chữ ký của chị Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Giám đốc công ty này rồi đóng dấu thật của Vietinbank Chi nhánh TPHCM. Thế là Như có trong tay một hợp đồng huy động số tiền gửi 118 tỷ đồng, lãi suất 10,49%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng là 1%/năm. Sau khi có hợp đồng giả mạo do Như tự ký kết, Công ty Thái Bình Dương đã chuyển số tiền 118 tỷ đồng đang gửi trong ngân hàng vào tài khoản của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Hoàng Khải do Như thành lập. Có tiền trong tay, Như dùng trả cho các cá nhân mà mình đã vay lãi cao.

Dù bị lừa đảo nhưng Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Thái Bình Dương không hề hay biết mà còn chủ động gọi điện đề nghị Như tiếp tục huy động tiền. Sợ bị phát hiện, Như đề nghị Tuấn không gửi vào Vietinbank TPHCM mà gửi vào chi nhánh Nhà Bè, vì ở đó, Như có sự hậu thuẫn của Võ Anh Tuấn, Phó Giám đốc Vietinbank Nhà Bè đồng thời là người cùng Như lập ra công ty Hoàng Khải.

Từ ngày 4/3/2010 đến 21/6/2011, Như làm giả 15 hợp đồng ủy thác đầu tư vốn giữa Vietinbank Nhà Bè với Công ty Thái Bình Dương. Như còn dùng thủ thuật là ký giả chữ ký của Võ Anh Tuấn và dùng chữ ký thật của Võ Anh Tuấn ở các hợp đồng Tuấn đã ký với Vietinbank Nhà Bè nhưng chưa được sử dụng để ghép vào hợp đồng ủy thác đầu tư vốn do Như làm giả với Thái Bình Dương nhằm huy động của công ty này tổng số tiền 1.493 tỷ đồng. Trong quá trình huy động tiền, để hợp thức hóa hồ sơ vay tiền cho Công ty Thái Bình Dương, Như đã soạn thảo sẵn các giấy xác nhận với nội dung: "Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè đã nhận tiền của công ty Thái Bình Dương" rồi nhờ Võ Anh Tuấn ký và đóng con dấu thật của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè. Cứ thế, những món tiền béo bở của Thái Bình Dương lần lượt ngoan ngoãn chui vào túi của Như mà họ không hề hay biết là mình đang bị lừa đảo.

Nạn nhân vụ Huyền Như chỉ biết trách ông khắc con dấu giả để nguôi lòng

Trong phi vụ làm ăn với 3 công ty ở Hà Nội là Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, càng cho thấy độ tinh ranh của Huyền Như.

Biết các công ty này có nguồn tiền muốn gửi vào ngân hàng, Như liền rủ Võ Anh Tuấn tức tốc bay ra Hà Nội để trực tiếp gặp các sếp của 3 công ty này. Như đóng vai là nhân viên của Võ Anh Tuấn nhưng thực sự "giật dây" toàn bộ quá trình đàm phán của Anh Tuấn. Sau khi đạt được một số thỏa thuận, Như chủ động yêu cầu 3 công ty này cung cấp hồ sơ để Như làm thủ tục mở tài khoản tại Vietinbank chi nhánh TPHCM. Khi đã có 3 bộ hồ sơ mở tài khoản, Như lấy mẫu dấu của 3 công ty này rồi ra công viên 23/9 gặp "nghệ nhân" thuê khắc 3 con dấu giả. Sau đó, Như làm giả hồ sơ mở tài khoản, ký giả chữ ký của giám đốc 3 công ty này với mục đích để khi Như ký giả lệnh chi, lệnh chuyển tiền của các công ty này thì không bị Vietinbank phát hiện. Riêng công ty Hưng Yên, Như không thay hồ sơ mở tài khoản vì chữ ký của giám đốc đối tác này quá đơn giản, dễ ký giả.

Đáng nói hơn, Như còn lừa cả "sếp" Võ Anh Tuấn khi tự sửa hợp đồng tiền gửi cho phù hợp, thuận lợi việc chiếm đoạt tiền rồi ký giả chữ ký của Võ Anh Tuấn, đóng dấu giả của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè rồi gửi ra Hà Nội. 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên như con nai tơ ngoan ngoãn chuyển tiền vào túi Như mà không hề hay biết mình đang mắc bẫy lừa.

Trong các phi vụ làm ăn với Công ty CP CK Saigonbank – Berjaya (SBBS), công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty TNHH Zenplaza, Chứng khoán Phương Đông, ngân hàng VIB, Navibank, ACB, bên cạnh việc giả chữ ký của lãnh đạo Vietinbank Nhà Bè, giám đốc các công ty có nguồn tiền béo bỡ, Huyền Như còn kéo theo hàng loạt bạn bè, người thân làm hợp đồng tiền gửi giả rồi thế chấp, cầm cố vay để trục lợi cho riêng mình.

Cây kim trong bọc có ngày lòi ra. Dù hành vi của Huyền Như tinh xảo đến mức nào cũng không thể xóa tan sự hoài nghi của những đối tác, người thân. Đến khi phát hiện mình dính "quả lừa", các đơn vị, cá nhân và ngay cả Ngân hàng TMCP Vietinbank đều đồng loạt gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Huỳnh Thị Huyền Như đến cơ quan cảnh sát điều tra.

Chỉ đến khi, Bộ công an ra kết luận điều tra, xác định các con dấu, chữ ký, hồ sơ mà Như dùng làm công cụ để lừa đảo là hoàn toàn giả mạo, nhiều người mới "té ngửa". Huyền Như giờ bị bắt giam và chờ ngày hầu tòa nhưng số tiền hàng tỷ đồng của các nạn nhân như đổ sông, đổ bể.

Công Quang

Sự thật kinh hoàng về rau an toàn bán ở các siêu thị Hà Nội

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/su-that-kinh-hoang-ve-rau-an-toan-ban-o-cac-sieu-thi-ha-noi-819232.htm

Sự thật kinh hoàng về rau an toàn bán ở các siêu thị Hà Nội

Hơn 1 năm nay, các sản phẩm rau an toàn ở siêu thị Le's Mart, Minh Hoa, Citimart,… đều nhập mặt hàng rau củ quả từ Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm (địa chỉ tại xã Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội).

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV báo Đất Việt, phần lớn các mặt hàng "rau an toàn" này đều là những rau củ quả không rõ nguồn gốc, được Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm mua từ các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội sau đó mang về đóng gói, dán tem giả làm rau củ quả được trồng tại xã Vân Nội.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Điều bất ngờ là công đoạn này diễn ra ngay trên chiếc xe ôtô 16 chỗ và chỉ mất khoảng 5 phút. Sau đó các sản phẩm này tuồn vào trong siêu thị dưới nhãn mác rau an toàn và bán với giá trên trời. Người tiêu dùng đã bị lừa trong thời gian dài mà không hề biết thực phẩm mình đang tin tưởng thực chất có nguy cơ gây hại rất cao.

 

Được quyền tự nhận rau an toàn

 

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm do người phụ nữ tên là Trần Thị Vui làm giám đốc nhưng thực chất người điều hành hoạt động lại là người thanh niên tên Nguyễn Hưng Bình. Ngoài Bình còn có hai người cùng trợ giúp việc nhập và xuất mặt hàng rau củ quả cho công ty này là bà Hiền – mẹ vợ Bình và Dương – vợ Bình.

 

Cơ sở này hàng ngày đều lấy rau không rõ nguồn gốc ở các chợ đầu mối, sau đó đem cung cấp cho các siêu thị lớn ở Hà Nội dưới dạng rau an toàn, được trồng ở xã Vân Nội. Trong đó đáng chú ý là siêu thị Minh Hoa (có 2 cơ sở ở 174 Thái Hà và 14 Đặng Tiến Đông), siêu thị Le's Mart (có 3 cơ sở ở Bà Triệu, KĐT Văn Quán, Mỹ Đình) và siêu thị Citimart (tòa nhà Indochina số 239 Cầu Giấy)…

 

Hệ thống các siêu thị Le's mart, Citimart, Minh Hoa trên địa bàn Hà Nội hàng ngày vẫn nhập rau không rõ nguồn gốc từ Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm

 

Chúng tôi tìm đến công ty của Bình để tìm hiểu về việc cung ứng rau cho các siêu thị lớn ngoài Hà Nội, tuy nhiên những người dân ở xã Vân Nội đều cho biết, trên địa bàn có rất nhiều công ty cung ứng rau củ quả an toàn đi khắp cả nước.

 

Ở đây không có một công ty nào treo bảng hiệu mà chỉ liên danh với Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn Vân Nội để hợp thức hóa giấy tờ, thủ tục kinh doanh. Trụ sở của các công ty này thực chất chỉ là những nhà dân và nhân viên công ty là các thành viên trong một gia đình (vừa là giám đốc, kiêm luôn nhân viên – PV).

 

Để chứng minh công ty của mình đều xuất đi những mặt hàng rau củ quả nguồn gốc rõ ràng, người thanh niên tên Bình – con bà Vui chỉ tay vào chiếc tem chứng nhận rau sạch của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội giọng khá tự hào: "Quan trọng là chiếc tem này này, không phải cơ sở nào cũng được cấp đâu, phải những cư sở uy tín như nhà tôi mới có".

 

Tuy nhiên, chỉ một lúc sau Bình lại cười và nói: "Những cái này lần đầu là do HTX rau Vân Nội cấp cho nhưng sau này là do nhà mình tự đi in".

 

Chiếc xe ô tô của Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm đi mua rau ở chợ đầu mối Dịch Vọng vào lúc sáng sớm...

 

Rau an toàn sản xuất…ở chợ!

 

Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như đường đi của mặt hàng rau không rõ nguồn gốc được hóa thành rau an toàn vào các siêu thị, PV báo Đất Việt đã thâm nhập vào cơ sở của công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm dưới dạng nhân viên làm thuê.

 

Tại đây, bà Hiền – mẹ vợ của Bình, đồng thời cũng là nhân viên lâu năm của công ty bật mí: "Phần lớn lượng rau xuất cho siêu thị mỗi ngày là được mua ở chợ Vân Trì. Vì đây là chợ đầu mối rau lớn của Hà Nội, rau từ khắp các nơi được mang về đây do đó có nhiều chủng loại rau hơn ở chợ này".

 

Hàng ngày, vào khoảng 13h, Bình, Dương và bà Hiền trực tiếp có mặt tại chợ đầu mối Vân Trì mua rau. Sau đó, đưa về nhà gắn nhãn mác rau an toàn xã Vân Nội rồi cung ứng cho các siêu thị Minh Hoa, Le's Mart, Citimart…

 

Theo lời kể của những người trong gia đình Bình, để biết được lượng rau mỗi siêu thị cần một ngày là bao nhiêu kilogam và những loại rau củ gì, thì cứ khoảng từ 3h chiều cho đến 7h tối hàng ngày, các siêu thị đều gửi một bản fax đơn đặt hàng trong đó có ghi cụ thể  số lượng, chủng loại rau họ cần và có khi là ghi cả thời gian giao hàng cho họ.

 

Rồi sau đó được đóng gói rau an toàn trong thời gian 5 phút và chuyển đến ngay cho siêu thị vào lúc sáng sớm.

 

Nhưng lượng rau và loại rau các siêu thị nhập mỗi ngày không thay đổi nhiều. Nếu như có thừa thì để lại hôm sau giao tiếp. Còn nếu vẫn còn kịp thời gian giao hàng thì một người sẽ xuống chợ mua rau rồi trực tiếp đưa lên xe để Bình ngồi trong đó "sản xuất rau an toàn" trực tiếp chỉ trong 5 phút bằng cách đóng gói và dán tem ngay trên xe.

 

Theo lời của Dương, để mua được đủ lượng rau cần thiết, Dương thường rong ruổi cả buổi chiều ở chợ. Xem hết hàng nọ hàng kia, nâng lên đặt xuống, ỉ ôi mặc cả sao cho mua được rau với giá rẻ nhất. Do công việc này diễn ra từ nhiều năm nay nên chỉ cần mua xong là tới cuối phiên chợ những người bán rau sẽ chở  rau về tận nhà cho Dương.

 

Vừa đóng gói rau mua ở chợ, Bình cho biết: "Từ nhiều năm nay, chỉ trừ 3 ngày tết là nghỉ, mỗi ngày gia đình thu mua, sơ chế đóng gói và mang đi giao khoảng một tấn rau củ quả các loại cho rất nhiều siêu thị trên địa bàn Hà Nội".

 

Rồi Bình bật mí tiếp, khi các siêu thị có nhu cầu mua các loại rau trái vụ, gia đình còn nhập những lô hàng Trung Quốc về đóng gói, gắn tem trồng từ xã Vân Nội rồi bán cho các siêu thị.

 

Nếu đơn hàng từ các siêu thị quá lớn, lượng rau thu mua được từ các chợ đầu mối chưa đủ thì tầm hơn 1h sáng, gia đình Bình lái một chiếc xe tải dạng 1 tấn tới các chợ đầu mối khác để tiếp tục thu mua một lượng lớn rau trôi nổi trên thị trường rồi đóng gói, lên đời cho rau tại chỗ.

 

Ngay sau đó, những loại rau này lập tức được giao cho các siêu thị ngay trong đêm dưới dạng hàng rau an toàn, sản xuất từ Vân Nội.

 

HTX số 5 Vân Nội thừa nhận đã trà trộn rau Trung Quốc

 

Ngày 28/8/2013, trả lời báo chí, ông Trần Văn Mây, chủ nhiệm HTX rau sạch Vân Nội đã thừa nhận có một số hộ gia đình vì ham lợi mà đã trà trộn các sản phẩm rau củ quả Trung Quốc rau an toàn do mình sản xuất rồi bán đi các nơi.

 

Đại diện hợp tác xã sản xuất rau an toàn Vân Nội thừa nhận, vào mùa hè các cơ sở trong hợp tác xã chỉ sản xuất được su hào, bí cô tiên và bí xanh chứ không thể tự sản xuất củ cải, cải bắp giữa mùa hè để xuất vào trong các siêu thị bày bán.

 

Chính vì thế, để có các mặt hàng củ cải, cải bắp... bán cho các siêu thị thì một số cơ sở sản xuất rau an toàn ở Vân Nội lấy hàng Trung Quốc về đóng gói rồi bán lại cho các siêu thị.

 

Theo Văn Tuấn – TP

Đất Việt

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...