Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Hà Nội: “Bẫy tình” 70 nghìn đồng của ông lão với bé gái 12 tuổi - Pháp luật - Dân trí

http://dantri.com.vn/c170/s170-624419/ha-noi-bay-tinh-70-nghin-dong-cua-ong-lao-voi-be-gai-12-tuoi.htm
Thứ Hai, 30/07/2012 - 07:17   

Hà Nội: "Bẫy tình" 70 nghìn đồng của ông lão với bé gái 12 tuổi

Những ngày gần đây, người dân xóm H (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng, bàn tán chuyện một ông giáo già có quan hệ với cháu bé chưa đầy 13 tuổi, khiến nạn nhân có thai 5 tháng…

Ông Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ nỗi buồn với các phóng viên

Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông

Quả là chuyện tày đình khi nó xảy ra ngay ở vùng quê vốn bao đời nay được xem là bình yên và cũng chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 30km. Mới đến quán nước đầu ngõ thôn H, xã Mê Linh, nhiều người dân không ngần ngại hỏi chúng tôi, các chú là nhà báo à? Có phải về tìm hiểu vụ cháu Nguyễn Khánh Linh Chi bị hiếp dâm có thai hay không? Có cần chỉ đường không, nhà ông Nguyễn Mạnh Hà (bố bị hại-PV) còn cách đây 500m.

Có lẽ, câu chuyện ông giáo già "làm chuyện người lớn" với cháu Nguyễn Khánh Linh Chi chưa đầy 13 tuổi đã lan đi hết làng trên, xóm dưới. Sáng 28-7, Phó trưởng CAX Mê Linh Đặng Ngọc Thạch cho biết, ngày

24-7, ông Nguyễn Mạnh Hà, bố đẻ cháu Nguyễn Khánh Linh Chi, gọi điện nói muốn trình báo về việc con ông bị người hàng xóm hiếp dâm, có thai 5 tháng. Nhưng đến chiều 25-7, ông Nguyễn Mạnh Hà mới đem đơn tố cáo ông Đặng Thìn Thịnh (SN 1948, là hàng xóm nhà ông Hà). Theo ông Hà, ban đầu hai bên đã có sự hòa giải nhưng không thành nên cực chẳng đã ông Hà mới đệ đơn lên cơ quan chức năng tố cáo vụ việc. Ngay sau đó, CAX Mê Linh đã tiến hành lập hồ sơ, lấy lời khai ban đầu của các bên. Tại trụ sở CAX, ông Thịnh cũng đã thừa nhận nhiều lần quan hệ tình dục với cháu Nguyễn Khánh Linh Chi. Sau khi hoàn tất hồ sơ, CAX đã báo cáo CAH Mê Linh và sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

Xác nhận thông tin về vụ việc này với phóng viên Báo ANTĐ vào sáng qua (29-7), Trung tá Đỗ Mạnh Hảo - Đội trưởng Đội ĐTTH - CAH Mê Linh, Hà Nội cho biết, hiện vụ việc đang được CAH Mê Linh thụ lý và trong quá trình điều tra . Tuy nhiên, đây là vụ án phức tạp nên cơ quan điều tra cũng đang phối hợp cùng các cơ quan tiến hành tố tụng  họp bàn, xem xét khởi tố.

Thủ phạm trở mặt?

Cũng trong ngày 28-7, để tìm hiểu về vụ việc này, phóng viên đến nhà ông Đặng Thìn Thịnh ở xã Mê Linh nhưng "cửa đóng then cài". Có mặt tại gia đình anh Nguyễn Mạnh Hà, không khí ảm đạm vẫn còn bao trùm và thể hiện trên khuôn mặt của từng người thân của cháu Nguyễn Khánh Linh Chi. Trong tâm trạng khá căng thẳng, mệt mỏi, ông Nguyễn Mạnh Hà chưa hết bức xúc khi kể lại sự việc với phóng viên: "Cháu Chi (SN 1999, là con gái út), qua hè này lên lớp 8. Vốn khảnh ăn nhưng thời gian gần đây, vừa ăn cơm xong, cháu kêu đói và lại đòi ăn tiếp. Ngày 20-7, sau khi ăn cơm xong, cháu kêu bụng cứng. Ban đầu, tôi tưởng cháu bị mắc bệnh báng bụng nhưng khi đưa đi khám và siêu âm mới ngã ngửa chuyện cháu có thai đã được 5 tháng. Biết chuyện, tôi cố giữ bình tĩnh rồi gạn hỏi thì cháu kể lại, ông  Đặng Thìn Thịnh chính là "tác giả" của thai nhi đó. Tôi về nhà liền gọi ông Thịnh sang và sau một hồi truy xét, ông này thừa nhận đã nhiều lần làm "chuyện ấy" với cháu Chi.

Tôi bảo ông ấy phải viết bản tường trình nói đúng sự thật, dù sao thì chuyện cũng đã rồi. Nếu sai, nhận tội và hối lỗi thì gia đình tôi sẽ xem xét tha thứ, nếu không sẽ đưa sự việc ra cơ quan chức năng. Ông này thừa nhận và hứa cứ đưa cháu đi giải quyết cái thai, mọi chi phí ông ấy đều xin chịu. Trước khi đi, ông Thịnh đã đưa cho gia đình tôi 250 nghìn đồng nhưng tôi chỉ cầm 200 nghìn đồng. Thế nhưng, sau khi đưa cháu Chi đến phòng khám ở trung tâm Hà Nội làm thủ thuật nạo phá thai xong, ông Thịnh trở mặt không nhận. Cực chẳng đã tôi mới phải làm đơn tố cáo đến cơ quan điều tra"- ông Hà kể.

Chia sẻ sự việc đáng tiếc này, ông Nguyễn Mạnh Hà buồn bã nói: "Thực ra, giữa ông Thịnh và gia đình tôi là hàng xóm, láng giềng với nhau. Do hàng ngày không để ý, cháu Chi thì còn nhỏ tuổi nên không hiểu hết được âm mưu của ông Thịnh để rồi bị ông ấy khống chế, cưỡng hiếp dẫn đến có thai.

Sự việc bắt đầu lúc Chi đang học lớp 4, vườn nhà ông Thịnh cây cối mọc um tùm, hoa quả chín rơi rụng khắp nơi nên Chi thường sang nhặt ăn. Một lần, Chi vào vườn, thấy 70.000 đồng trước hiên, không có ai ở nhà nên đã cầm đi mua kẹo cao su ăn. Sau đó, ông Thịnh phát hiện dọa sẽ mách bố mẹ, thông báo lên trường khiến cô bé sợ hãi. "Ông ấy giăng bẫy mà con tôi còn quá nhỏ, quá ngây thơ.

Hiện sức khỏe của cháu vẫn chưa hoàn toàn bình phục, tâm lý còn hoang mang, hoảng sợ. Gia đình tôi không ai dám nói năng, động chạm gì đến chuyện này cả. Chỉ mong cháu sớm được bình thường trở lại. Nhưng là một  người làm nghề giáo như ông lại như vậy thì quả thật đáng buồn…".

(Tên bị hại và một số nhân vật trong bài đã được thay đổi)

Theo Quang Trường

An ninh thủ đô

Trung Quốc đang tăng áp lực với Việt Nam

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2012/07/trung-quoc-dang-tang-ap-luc-voi-viet-nam/
Thứ hai, 23/7/2012, 17:25 GMT+7

Trung Quốc đang tăng áp lực với Việt Nam

Việc Trung Quốc điều đội tàu cá và lập cơ sở đồn trú tại Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang cố ý tăng áp lực nhưng lại chưa sẵn sàng dùng vũ lực chống Việt Nam. Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, trả lời VnExpress.
> Trung Quốc sẽ cho quân đồn trú trên Biển Đông
> Cách Trung Quốc dần thâu tóm Biển Đông

Carl Thayer là chuyên gia nổi tiếng và có nhiều bình luận về vấn đề tranh chấp Biển Đông trong nhiều năm qua. Ông hiện là giáo sư khoa học xã hội và nhân văn, Học viện Quốc phòng Australia.
- Trung Quốc gần đây có một số động thái quân sự trên Biển Đông như thành lập cơ sở và đội quân đồn trú trên Biển Đông, triển khai tàu hải quân ở Trường Sa... Ông có bình luận gì về những động thái này?

- Căng thẳng trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đang leo thang sau gần một năm tương đối hòa bình. Trung Quốc đang đáp trả lại việc chống cự từ Philippines và Việt Nam bằng những hành động được tính toán cẩn thận. Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật đe dọa để chia rẽ ASEAN, hòng khiến Philippines cũng như Việt Nam rút lui trong việc bảo vệ chủ quyền. Việc nước này cử một đội gồm 30 tàu cá và tàu hộ tống cũng nhằm chứng minh rằng nước này có thể triển khai một số lượng tàu lớn để áp đảo khả năng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

Quyết định (về việc thành lập cơ sở đồn trú của quân đội Trung Quốc ở Tam Sa) của Quân ủy Trung ương Trung Quốc là động thái mạnh nhất trong thời gian qua, vì cơ quan này đại diện cho cấp lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc, và cũng phản ánh quan điểm của Quân đội Giải phóng Trung Quốc (PLA).

Quyết định đó có ý nghĩa tượng trưng hơn là đe dọa quân sự thực sự. Đảo Woody (ông Thayer dùng tên quốc tế để chỉ Phú Lâm, đảo lớn nhất ở quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng trái phép) vốn từ lâu đã là một cơ sở quan trọng trong việc thu nghe tín hiệu điện tử từ Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp quyết định lập cơ sở đồn trú của Trung Quốc. Diễn biến mới này sẽ làm tăng quyền lực của PLA đối với các cơ quan dân sự trong việc bảo vệ chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố ở biển Nam Trung Hoa.

Cả hai động thái - điều đội tàu cá và lập cơ sở đồn trú - cho thấy Trung Quốc đang đi một bước cố ý nhằm tăng áp lực lên Việt Nam. Hai sự kiện đều là những quyết định có tính toán kỹ lưỡng về mặt chiến thuật. Tuy nhiên Trung Quốc vào thời điểm này chưa sẵn sàng dùng vũ lực chống Việt Nam.

- Tàu hộ vệ Đông Hoán mắc cạn, tàu đổ bộ Ngọc Đình bị phát hiện ở Trường Sa, rồi đến việc tuyên bố thiết lập cơ sở đồn trú ở Biển Đông. Những sự kiện này có thể được hiểu như thế nào, thưa ông?

- Ngoại trừ việc hiện diện ở đồn trú trên đảo Woody (Phú Lâm), Hải quân Trung Quốc vẫn đứng trong hậu trường và chưa tham gia vào bất kỳ một sự cố lớn nào trong 3 năm qua. Các tàu ngư chính của Trung Quốc trên Biển Đông thuộc cơ quan Giám sát Hàng hải Trung Quốc và Cơ quan hành pháp Ngư nghiệp.

Trung Quốc sẽ kiềm chế sử dụng các tàu hải quân, bởi dùng đến lực lượng này là đánh dấu một bước leo thang rất lớn, có thể làm hỏng tiến trình ngoại giao bàn thảo về Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), và dẫn đến sự phản đối của các cường quốc khác.

- Một quan chức cấp cao Trung Quốc gần đây đã đề xuất vũ trang cho các ngư dân và đưa họ ra Biển Đông. Theo ông, chính phủ Trung Quốc sẽ ứng xử thế nào với đề xuất này?

- Tôi không nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc sẽ phê duyệt việc vũ trang hóa ngư dân. Thứ nhất, chính quyền trung ương sẽ không thể kiểm soát được các ngư dân và điều đó có thể dẫn đến "cái sảy nảy cái ung". Nói cách khác, ngư dân có thể buộc chính quyền trung ương thực hiện những hành động được xem là không phục vụ lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Đề xuất này quả là dốt nát. Những ngư dân được vũ trang có thể trở thành cướp biển, họ dễ dàng đánh mất chính mình, và ai mà biết được các vũ khí rồi sẽ tuột vào tay ai?

Tàu Ngư chính 310 thuộc loại lớn nhất của Trung Quốc, thường hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: Nddaily.

- Để đề phòng xung đột với các lực lượng hiện diện của Trung Quốc trên Biển Đông, theo ông Việt Nam và Philippines, cần làm gì?

- Cả Việt Nam và Philippines đều cần đẩy mạnh tuần tra hàng hải bằng máy bay và tàu biển. Hai nước nên hợp tác trao đổi thông tin chặt chẽ. Hai nước cần đảm bảo rằng Cảnh sát Biển và Tuần duyên của mình được bảo vệ và có những quy tắc rõ ràng khi thực hiện vai trò của mình. Những quy tắc cần chỉ rõ những trường hợp nào thì được sử dụng vũ lực.

- Truyền thông Trung Quốc gần đây đưa nhiều thông tin về những động thái của tàu hải quân và tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. Điều này có khác biệt gì so với trước đây?

- Trung Quốc luôn nói rằng các hoạt động của tàu dân sự của họ trên biển Nam Trung Hoa là hoạt động bình thường, thực hiện chủ quyền. Sự thay đổi ở đây là gì? Tuyên bố về đường 9 đoạn của họ ngày càng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Việt Nam và Philippines. Việt Nam đã công bố Luật Biển và Philippines thì bác bỏ tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra đối với bãi cạn Scarbourough.

Trong nội bộ Trung Quốc cũng đang chia rẽ về ý nghĩa của đường này. Những cái đầu nóng theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa đang muốn ngăn chặn bất kỳ cuộc tranh luận nào bằng cách chứng minh rằng Trung Quốc có chủ quyền. Sau loạt diễn biến đầu năm 2011, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chỉ định một Nhóm Dẫn đầu (LSG) trực thuộc Ủy viên Hội đồng Nhà nước Đới Bỉnh Quốc nhằm nắm quyền kiểm soát các hoạt động của nhiều bộ liên quan đến Nam Trung Hoa. Bộ Ngoại giao Trung Quốc được giao trọng trách chỉ đạo và phối hợp các phản ứng của Trung Quốc. Hiện chưa có hoạt động nào kể trên chứng minh được hiệu quả hoàn toàn.

Tôi cho rằng, chừng nào việc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc còn chưa xong, thì những người muốn thăng tiến về quyền lực sẽ còn nêu ra vấn đề Nam Trung Hoa để thu hút sự ủng hộ của người trong nước.

Anh Mai (thực hiện)

Trung Quốc đang tính gì ở Biển Đông?

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2012/07/trung-quoc-dang-tinh-gi-o-bien-dong/
			  			  						  			
Thứ hai, 30/7/2012, 11:33 GMT+7

Trung Quốc đang tính gì ở Biển Đông?

Bị mê hoặc bởi trữ lượng dầu khí đáy biển, lợi dụng những điểm yếu của các bên tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc mở đợt tấn công bằng hải quân và chiếm quần đảo này. Lịch sử có thể sẽ lặp lại.
> Trung Quốc có hai lực lượng đồn trú ở Biển Đông
> 5 ngòi nổ trên Biển Đông

Đây là ý kiến của Jim Holmes, giáo sư về chiến lược tại Trường Hải quân Mỹ và là đồng tác giả của nghiên cứu Red Star over the Pacific: China's Rise and the Challenge to U.S. Maritime Strategy, tạm dịch: Sao đỏ trên Thái Bình dương: sự trỗi dậy của Trung Quốc và thách thức đối với chiến lược hải dương của Mỹ. Trên tạp chí Foreign Policy số tháng 7, ông phân tích về việc tại sao Trung Quốc lại hung hăng mạnh trong thời gian gần đây, và âm mưu tiếp theo của nước này là gì.

Trung Quốc là nước có lực lượng hải quân mạnh nhất trong các bên tranh chấp ở Biển Đông. Trong ảnh là đội tàu tên lửa cao tốc tàng hình của hải quân nước này, mới ra mắt năm ngoái. Mỗi tàu này trị giá tới 40 triệu USD, được trang bị tên lửa và khả năng tấn công chớp nhoáng. Ảnh: Chinamil

Để biện minh cho hành động chiếm Hoàng Sa, Bắc Kinh viện dẫn lịch sử, trong đó có chi tiết đô đốc Trịnh Hòa đời Minh từng đến thăm các hòn đảo này, và áp đặt cái gọi là chủ quyền không thể tranh cãi đối với hầu hết Biển Đông.

Cuộc hải chiến nói trên diễn ra ngày 17/1/1974.

Lịch sử thường không lặp lại y hệt, nhưng chắc chắn ăn vần. Lúc đó, Trung Quốc đã khai thác điểm yếu của chính quyền Nam Việt Nam để chiếm quần đảo Hoàng Sa. Bây giờ, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã công bố kế hoạch thiết lập một trạm đồn trú tại Tam Sa, một thành phố mới được thành lập trên Đảo Phú Lâm với diện tích 0,8 dặm vuông ở quần đảo Hoàng Sa. "Tam Sa" tự cho mình quyền quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng các vùng biển liền kề.

Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc trong chiến dịch củng cố tuyên bố đòi tất cả các vùng biển và các đảo nằm trong một "đường chín khúc", thâu tóm hầu hết Biển Đông, bao gồm cả phạm vi thuộc các vùng đặc quyền kinh tế của các nước nằm quanh Biển Đông. Tháng này, một tàu khu trục Trung Quốc bị mắc cạn trong khu EEZ của Philippines sau khi bị cho là đã nổ súng vào ngư dân Philippines. Sự kiện trên xảy ra ngay sau một tuyên bố của Trung Quốc vào cuối tháng sáu rằng các đơn vị Hải quân của PLA sẽ bắt đầu "tuần tra sẵn sàng chiến đấu" trong các vùng biển tranh chấp.

Đọc thêm: Trung Quốc lập đội tuần tra ứng chiến

Một lần nữa Bắc Kinh dường như đang xem xét đến vũ lực. Tuy nhiên không giống như năm 1974, lần này các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh quân sự vào thời điểm mà ngoại giao thời bình dường như mang lại cho họ một cơ hội tốt để thắng mà không cần phải đánh. Chính sách ngoại giao đó có thể được mô tả là "cây gậy nhỏ", thực chất là ngoại giao pháo hạm nhưng không cần triển khai pháo hạm thực thụ.

Các chiến lược gia Trung Quốc có quan điểm khá rộng về sức mạnh trên biển - một sức mạnh bao gồm cả hàng hải phi quân sự. Năm 1974, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã nói đến vai trò của các ngư dân đã hành động như lực lượng bán quân sự. Các đội tàu đánh cá Trung Quốc có thể đến mọi nơi và làm những điều mà các đối thủ hoặc phải dùng quân sự để phản ứng hoặc phải từ bỏ quyền của mình.

Đọc thêm: Trung Quốc rầm rộ đưa tàu cá vào Biển Đông

Các con tàu không vũ trang của các cơ quan dân sự, như hải giám hay cảnh sát biển, có cấp độ sức mạnh cao hơn. Còn hạm đội Hải quân PLA được hỗ trợ với các máy bay chiến thuật có căn cứ trên bờ, các loại tên lửa, tàu chiến tấn công được trang bị tên lửa và tàu ngầm đại diện cho sức mạnh cao nhất.

Nếu dùng "cây gậy nhỏ", Bắc Kinh có thể phái các tàu hải giám, đưa tàu ngư dân đi đánh cá trong vùng tranh chấp - như cách họ vẫn làm trước đây - để không quá phô trương trong việc bắt nạt các nước khác, và như vậy không mở cửa cho các cường quốc khác tham gia giải quyết tranh chấp. Tại sao họ không làm như vậy, dù đó có thể là chiến lược đầy hứa hẹn với Bắc Kinh?

Bởi vì ngoại giao "cây gậy nhỏ" đòi hỏi thời gian.

Nó cần tạo ra sự kiện trên thực địa - giống như Tam Sa - để từ đó ép buộc những người khác tin rằng thách thức lại thực tế là vô nghĩa.

Các đối thủ khác đòi chủ quyền ở Biển Đông đang tự vũ trang. Họ có thể sở hữu các phương tiện quân sự đủ để đối lại mối đe dọa từ Trung Quốc, hoặc chí ít cũng làm cho Trung Quốc phải trả giá cao hơn nếu muốn áp đặt ý chí của mình. Ngoài ra, các nước Đông Nam Á đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước hùng mạnh bên ngoài như Mỹ. Mặc dù Washington không đưa ra quan điểm chính thức đối với các vụ tranh chấp trên biển. Đương nhiên là Mỹ có cảm tình với các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số nước, như Philippines, là đồng minh được quy định trong hiệp ước, trong khi các chính phủ của Mỹ nhiều năm qua đã có quan hệ hữu nghị với Việt Nam.

Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tin rằng họ phải hành động hoặc ngay bây giờ hoặc sẽ không bao giờ còn có thể. Họ cho rằng hành động trực tiếp có thể sẽ mang lại ít hậu quả hơn, họ chấp nhận bất cứ giá nào, mức độ nguy hiểm và phản ứng ngoại giao nào trong ngắn hạn.

Động cơ của Trung Quốc vẫn không có gì thay đổi đáng kể trong những thập kỷ qua. Bản đồ mà trên đó có in đường chín đoạn là một ấn phẩm từ những năm 1940, chứ không phải điều gì họ mơ ra trong những năm gần đây. Chính quyền Tưởng Giới Thạch đã xuất bản tấm bản đồ này trước khi chạy sang Đài Loan, và hiện Bắc Kinh đang sử dụng nó.

Nay cũng như trước kia, đường chín đoạn này biểu hiện sự quan tâm và tham vọng của Trung Quốc. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên được cho là rất giàu có dưới đáy biển luôn ám ảnh những người chủ trương mở rộng hàng hải - đặc biệt là Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của cải cách kinh tế và chủ trương mở cửa của Trung Quốc. Nhiên liệu và các nguyên liệu khác vẫn rất quan trọng cho công cuộc phát triển quốc gia của Trung Quốc, ba thập kỷ sau khi Đặng Tiểu Bình phát động.

Động lực phá thế bao vây của các siêu cường cũng tác động đến tính toán chiến lược của Trung Quốc. Đến cuối thập kỷ 1970, ông Đặng đi đến kết luận rằng Liên Xô khi đó đang theo đuổi một "chiến lược quả tạ" nhằm đưa hải quân Liên Xô lên vị thế thống soái ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Eo Malacca là cầu nối hai đại dương. Khi đó Liên Xô đã đàm phán để có được căn cứ quân sự tại cảng Cam Ranh sau khi Việt Nam thống nhất.

Bắc Kinh có lẽ coi Chiến lược biển của Mỹ năm 2007 giống như sự lặp lại của chiến lược quả tạ của Moscow, bởi nó cũng xác định ưu tiên củng cố và mở rộng sự thống trị trên đại dương của Mỹ ở Ấn Độ dương và Tây Thái bình dương. Các nhà chiến lược Trung Quốc luôn băn khoăn về cái họ cho là kế hoạch bao vây của Mỹ, đặc biệt là khi Mỹ "chuyển trọng tâm" sang châu Á. Đối với Trung Quốc, dường như mọi nguy cơ cũ đang tái hiện.

Danh dự cũng là một động lực thúc đẩy hành động của Bắc Kinh. Lấy lại danh dự và niềm kiêu hãnh của Trung Quốc sau một "thế kỷ bị sỉ nhục" dưới bàn tay của kẻ chinh phục đường biển là một động lực chủ yếu trong hành động của Trung Quốc trong năm 1974. Ngày hôm nay vẫn còn như vậy. Các vùng biển East Sea và South China Sea (Hoa Đông và Biển Đông) từ lâu được người Hoa coi là ngoại vi lịch sử của đất nước họ. Trung Quốc phải tự làm cho mình có ưu thế trong các khu vực này.

Trong dân chúng Trung Quốc kỳ vọng đang cao ngất trời. Trung Quốc có lực lượng hải quân và quân sự vượt trội áp đảo so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh riêng rẽ nào ở Đông Nam Á. Philippines không thể nói là có hải quân, bởi các tàu tuần tra của tuần duyên Mỹ thải ra đang là những tầu chiến mạnh nhất của nước này. Nhưng Philippines sẽ hiện đại hóa quân đội. Việt Nam có biên giới chung với Trung Quốc và lục quân mạnh. Năm ngoái Việt Nam công bố kế hoạch mua sáu tầu ngầm lớp Kilo có trang bị ngư lôi và tên lửa chống tầu của Nga. Trung Quốc sẽ tìm cách thâu tóm lợi ích ngay trước khi các đối thủ Đông Nam Á bắt đầu chống lại một cách có hiệu quả.

Vào lúc này, cơ hội thâu tóm cho Bắc Kinh có thể nói là vẫn còn. Ngoại giao Trung Quốc vừa lập được một cú khi khiến các nước ASEAN không ra được tuyên bố chung sau cuộc họp ở Campuchia. Washington đã công bố kế hoạch "tái cân bằng" lực lượng Hải quân Mỹ, chuyển khoảng 60% số tàu về khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ dương. Tuy nhiên, sự tái cân bằng là một công việc khiêm tốn. Hơn một nửa lực lượng Hải quân Mỹ đã có mặt trong khu vực này, và tái cân bằng sẽ diễn ra chậm chạp, kéo dài trong tám năm tới. Nhóm bốn tàu chiến bờ biển của Mỹ sẽ chuyển cho Singapore cũng sẽ không làm được gì để cân bằng lực lượng hải quân ở Đông Nam Á. Đây không phải là những tàu chiến thiết kế để đánh trận với các tàu chiến của hải quân Trung Quốc.

Tuy nhiên sau khi đã đề ra nguyên tắc là hầu hết lực lượng hải quân Mỹ phải coi Thái Bình Dương và châu Á là nhà, Washington luôn có thể đẩy nhanh tiến trình tái cân bằng lực lượng ở đây, chuyển thêm lực lượng về đây và thâm chí có thể thương lượng về quyền tiếp cận căn cứ với các nước trong hoặc xung quanh Đông Nam Á. Bắc Kinh hiểu rõ điều này.

Bắc Kinh có thể đã đi kết luận rằng ngoại giao kiên nhẫn sẽ tước mất tham vọng của họ ở Biển Đông. Trong mắt của người Trung Quốc thì tốt hơn hết là hành động ngay từ bây giờ để chặn trước một cuộc cạnh tranh. Bài học năm 1974 với họ là: Thời gian là tất cả.

Phạm Ngọc Uyển (Theo Foreign Policy)

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Cảnh báo ứng dụng di động WeChat “làm mưa làm gió” tại Việt Nam

http://dantri.com.vn/c119/s119-623689/canh-bao-ung-dung-di-dong-wechat-lam-mua-lam-gio-tai-viet-nam.htm
Thứ Sáu, 27/07/2012 - 11:33   

Cảnh báo ứng dụng di động WeChat "làm mưa làm gió" tại Việt Nam

(Dân trí) - Ứng dụng di động WeChat, một trong những ứng dụng giao tiếp có nguồn gốc từ Trung Quốc, đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, có thể khiến người dùng bị nguy hiểm thực sự và là công cụ được ưa thích của bọn tội phạm.

Nguy hiểm cho người sử dụng

WeChat (hay còn có tên gọi Weixin tại Trung Quốc) là ứng dụng di động cho phép người dùng chat bằng video, âm thanh hoặc văn bản trực tiếp trên smartphone… và hoạt động dưới dạng một cộng đồng như mạng xã hội. Đây là một ứng dụng của Tencent, một trong những hãng phần mềm lớn nhất tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, mức độ an toàn của ứng dụng di động này đang bị đặt ra một dấu chấm hỏi khi nó đang được tội phạm sử dụng để gây ra tội ác, gây nguy hại thực sự cho người sử dụng, chứ không chỉ đơn giản là việc đánh cắp thông tin trên thiết bị.

"Look Around" là tính năng được tội phạm lợi dụng để xác định vị trí các nạn nhân tiềm năng

Cụ thể, WeChat, hoạt động trên cả nền tảng Android lẫn  iOS được trang bị tính năng "Look Around", cho phép những người sử dụng khác dễ dàng nhận biết được những ai sử dụng WeChat ở gần vị trí của mình. Điều này cho phép những tên tội phạm có thể ngay lập tức xác định và liên hệ với nạn nhân để thực hiện tội phạm dễ dàng hơn.

Theo thông tin từ Tân Hoa Xã, tòa án địa phương ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã kết án một người đàn ông họ Cao, 32 tuổi, 8 năm và 6 tháng tù vì tội danh hãm hiếp phụ nữ. 

Được biết, y đã sử dụng WeChat để làm quen với những cô gái trẻ ở thành phố Ningbo, sau đó nhờ đến tính năng "Look Around" trên ứng dụng này để xác định vị trí của họ. Sau khi đã đạt được sự tin tưởng của các nạn nhân, Cao đã chở những cô gái trẻ này đến những nơi vắng vẻ và thực hiện hành vi tội ác của mình. Cao thừa nhận đã hãm hiếp 7 cô gái trẻ bằng thủ đoạn của mình.

Trong khi đó, cảnh sát ở thành phố Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, cho biết kể từ tháng 12 năm ngoái, họ đã nhận được báo cáo về 20 trường hợp trộm cắp và lừa đảo liên quan đến ứng dụng WeChat

Một trong những lý do chính khiến WeChat là công cụ yêu thích của tội phạm là "nhờ" tính năng "Message in a bottle" (thông điệp trong chai), cho phép người dùng có thể gửi tin nhắn đến những người dùng bất kỳ khác đang sử dụng WeChat, dựa vào những thông tin này, những tên tội phạm càng có thể cơ sở để thực hiện hành vi tội ác của mình.

Với việc sử dụng công cụ di động phục vụ cho tội ác, một câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai? Từ sự bất cẩn của người dùng hay từ các nhà cung cấp ứng dụng, khi không quản lý được các tính năng trên sản phẩm của mình cung cấp?

Theo một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện bởi trang mạng iFeng của  Trung Quốc, có đến 42% số người tham gia khảo sát (trong tổng số 31.742 người) cho rằng Tencent, "cha đẻ" của WeChat phải chịu trách nhiệm cho việc ứng dụng của mình bị tội phạm lợi dụng.

"Mặc dù có những thiết lập tùy chọn trên WeChat, tuy nhiên chừng đó là chưa đủ", Chen Qifeng, một nhân viên văn phòng ở Thượng Hải cho biết. "Càng nhiều tính năng được trang bị, càng khiến cho người dùng cảm thấy bối rối khi thiết lập các tùy chọn của ứng dụng".

Trong khi đó, Xia Jiapin, một luật sư ở Bắc Kinh thì cho rằng Tencent cần phải cảnh báo người dùng một số nguy hiểm tiềm năng mà một số chức năng có thể gây ra khi sử dụng.

Tuy nhiên, hiện tại Tencent chưa lên tiếng về việc có kế hoạch nâng cấp hay cập nhật các biện pháp an toàn để bảo vệ người sử dụng hay không.

Ngày càng phổ biến tại Việt Nam

Giống như dịch vụ web lớn tại Trung Quốc như Baidu, Tencent cũng không giấu tham vọng mở rộng thị trường trên toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài ngoại lệ đó.

WeChat đang trở nên rất phổ biến trong cộng đồng người sử dụng di động Việt Nam

Xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 5 vừa qua, WeChat đã nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng di động phổ biến nhất và được nhiều trang báo cũng như các diễn đàn quảng cáo rầm rộ.

Đáng chú ý, ngay cả các "ngôi sao thần tượng tuổi teen" cũng không tiếc lời ca ngợi ứng dụng di động này trên các trang cá nhân của mình, điều này càng khiến cho WeChat nhanh chóng phát triển và trở nên phổ biến ở Việt Nam. Hiện tại, WeChat là một trong những ứng dụng di dộng có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, trên cả nền tảng iOS lẫn Android.

Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp phạm tội nào tương tự như ở Trung Quốc, tuy nhiên khó có thể nói trước rằng những tội phạm không lợi dụng những ứng dụng di động này để gây nên hành vi tội ác của mình, nhất là khi Tencent  vẫn đang còn khá thờ ơ với việc cảnh báo và cập nhật các biện pháp bảo vệ hợp lý. Hơn ai hết, người sử dụng cần phải cảnh giác và tự bảo vệ cho chính mình.

T.Thủy

Đấu trường Thái Bình Dương và cuộc đối đầu Mỹ - Trung: Một kỷ nguyên 'Hậu Tomahawk' - Thế giới - Dân trí

http://dantri.com.vn/c36/s36-622817/dau-truong-thai-binh-duong-va-cuoc-doi-dau-my-trung-mot-ky-nguyen-hau-tomahawk.htm
  Thứ Tư, 25/07/2012 - 13:05   

Đấu trường Thái Bình Dương và cuộc đối đầu Mỹ - Trung: Một kỷ nguyên 'Hậu Tomahawk'

Khi tuyên bố "khiêng thuốc súng" sang Châu Á - Thái Bình Dương với tỉ lệ 60% so với 40% dành cho Đại Tây Dương, Mỹ đã chuẩn bị những gì?

Hỏa lực mới của hải quân Mỹ

Có thể nói diện mạo Hải quân Mỹ đã thay đổi gần như lột xác với sự xuất hiện của tên lửa hành trình Tomahawk vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Trong nhiều năm, gần như chẳng có vụ xung đột nào mà Mỹ không mang Tomahawk ra dùng. Trong cuộc chiến Iraq 1991, 288 trái Tomahawk đã được bắn; trong cuộc chiến Nam Tư 1999, 218 trái được sử dụng; trong cuộc chiến Iraq 2003, hơn 725 trái được phóng… Tính đến ngày 16/3/2011, Hải quân Mỹ đã bắn quả Tomahawk thứ 2.000, từ khu trục hạm USS Barry, trong chiến dịch oanh kích mục tiêu phòng không của Libya (Proceedings Magazine, 1-2012). Kể từ thập niên 80 đến nay, Tomahawk đã được nâng cấp với nhiều phiên bản và chắc chắn sẽ tiếp tục được dùng trong tương lai…

Tăng cường tập trận với đồng minh tại "trao trường" Thái Bình Dương là thể hiện của tinh thần tiếp cận mới của Mỹ trước khuynh hướng quân sự hóa vấn đề chủ quyền Biển Đông từ Trung Quốc

Tuy nhiên, Tomahawk không còn là chọn lựa duy nhất. Loại vũ khí "kinh dị" đang muốn nói đến là railgun. Về cơ chế, railgun chẳng khác gì một vũ khí… cổ đại, hoạt động như loại súng thô sơ thời La Mã khi chỉ bắn ra một… cục sắt (tức đầu đạn không thuốc nổ), từ một hệ thống đường ray từ trường, như thể nó được bật ra từ… dàn ná! Tuy nhiên, railgun chắc chắn sẽ như Tomahawk hồi thập niên 80, một lần nữa tạo ra diện mạo mới cho hải chiến tương lai. Bởi cái "dàn ná" railgun có thể bắn ra viên đạn 18kg xa đến 320km hoặc hơn (so với khoảng cách xa nhất là 13km của loại đại bác được lắp trên các tàu chiến Mỹ hiện nay). Và vận tốc của viên đạn railgun là Mach 7 (8.575km/g) hoặc thậm chí Mach 10 (12.250km/g)! Trong cuộc thử nghiệm tháng 12/2010 do Phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ (ONR) thực hiện, khẩu railgun đã bắn ra viên đạn 10,4kg với vận tốc 1,6km/giây. So với railgun, Tomahawk - với vận tốc khoảng 880km/g (0,24km/giây) - đã không còn đáng gọi là "vũ khí hiện đại"!

Về đạn đạo học, railgun có thể giúp viên đạn giảm được hiệu ứng "đạn rơi" (bullet drop) do tác động của lực hấp dẫn, lẫn hiệu ứng "gió cản" (wind drift) do ma sát với không khí. Cần biết, về lý thuyết, sự hạn chế bởi ảnh hưởng từ hiện tượng giãn nở không khí sẽ khiến một viên đạn thông thường không thể bay với vận tốc lớn hơn 1,5km/giây và xa hơn 80km. Bằng cách gia tốc cho viên đạn railgun (có thể lên đến 3,5km/giây, tức Mach 10), người ta đã phá được rào cản tự nhiên trên. Về vật lý học, một vật thể bay nhanh như vậy sẽ tạo ra sức công phá kinh khủng khi va chạm. Do vậy, với railgun, tàu chiến Mỹ không cần phải vác theo nhiều đạn dược và tên lửa truyền thống, vừa hạn chế khả năng cháy nổ, vừa tiết kiệm được không gian trên tàu, vừa giúp tàu nhẹ hơn và do đó chạy nhanh hơn. Và tất nhiên "cục sắt" của railgun rẻ hơn nhiều so với 1,45 triệu USD/chiếc của tên lửa Tomahawk vốn được lắp đủ thứ thiết bị điện tử phức tạp. Trong khi đó, railgun vẫn có thể tác chiến tốt với các mục tiêu trên đất liền, dưới biển hoặc trên không. Và với lợi thế bay cực nhanh, mức độ chính xác của viên đạn railgun là điều có lẽ không cần bàn cãi.

Từ khi dự án được triển khai vào năm 2005 (với chi phí 240 triệu USD tính đến thời điểm hiện tại), railgun đã được thử nghiệm nhiều lần. Có hai hãng đang cạnh tranh quyết liệt để giành thầu là General Atomics và BAE Systems. Trong cuộc thử nghiệm tháng 9/2010, khẩu railgun General Atomics Blitzer đã bắn một viên đạn được thiết kế trông như… chiếc guốc (Phantom Works của Boeing chế tạo) bay ra với vận tốc 1,6km/giây, tức Mach 5 (nó còn "ráng" bay thêm 7km sau khi xuyên thủng một tấm thép dày!). Và trong cuộc thử nghiệm cuối tháng 2/2012, khẩu 32-MJ LRG của BAE Systems lại gây kinh ngạc hơn khi nó dùng nguồn điện đến 32 megajoule (nguồn điện càng cao, súng càng mạnh). Mục tiêu của BAE Systems là tạo ra khẩu railgun với nguồn điện lên đến 64 megajoule, có khả năng tống ra viên đạn bay xa 321km trong sáu phút. Cần biết, một megajoule tương đương một triệu joule, tức tạo ra nguồn động năng tương ứng với chiếc xe tải một tấn chạy với vận tốc 160km/g.

Không chỉ railgun

Lấy đâu ra nguồn điện kinh khủng cho railgun? Theo Tiến sĩ Amir Chaboki, quản lý Dự án railgun của BAE Systems, chiếc khu trục thế hệ mới nhất DDG 100 thuộc lớp Zumwalt (3,3 tỉ USD/chiếc) sắp ra mắt, với hệ thống điện 72MW, hoàn toàn có thể cung cấp đủ điện năng cho dàn railgun 64 megajoule. Khi lâm chiến, tốc độ của chiếc khu trục có thể bị giảm do phải nhường điện cho railgun nhưng, theo tính toán của Chaboki, điều này không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng tác chiến. Nếu khẩu railgun 64 megajoule bắn 6 phát/phút, nó cần nguồn điện chỉ khoảng 16MW. Phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ (ONR) tin rằng, giai đoạn hai của quá trình nghiên cứu - phát triển railgun sẽ kết thúc vào năm 2017 và, nếu được Quốc hội chuẩn y ngân sách "sắm hàng mới", nó sẽ được lắp cho tàu chiến Mỹ vào trước năm 2025...

Song song tiến trình nghiên cứu railgun là súng laser điện tử tự do (free-electron laser - FEL). Về lý thuyết, FEL có thể xuyên thủng khối thép 6m chỉ trong một giây, đủ để "sực" một hàng không mẫu hạm đối phương! Chỉ trong 4 năm nữa, FEL có thể được trang bị cho tàu chiến Mỹ - khẳng định của Mike Deitchman, người quản lý chương trình phát triển vũ khí tương lai của ONR (Wired, 30/3/2012). Tháng 4/2011, Hải quân Mỹ đã bắn thử một khẩu FEL "loại hạng ruồi" với tia laser chỉ 15kW. Trong cuộc thử nghiệm trên, khẩu FEL đã phóng ra tia laser xuyên lòng biển California và đốt cháy cỗ máy một con tàu đang di chuyển cách đó 1,6km. Trước đó, đầu năm 2010, một khẩu laser của Hãng Raytheon cũng bắn hạ được chiếc máy bay không người lái trong một cuộc thử nghiệm…

Thường thì tất cả tia laser đều hoạt động theo cách dùng năng lượng để tích điện cho nguyên tử để tạo ánh sáng hội tụ và muốn được như vậy phải cần đến "trung gian" - vài tia cần hóa chất trong khi vài tia khác cần thấu kính - để có thể lọc và biến ánh sáng thì tia sáng cực mạnh với bước sóng không đổi. Trong khi đó, FEL dùng luồng điện tử siêu tích điện mà không lệ thuộc chất trung gian (do đó gọi là "điện tử tự do") để tạo ra luồng tia với loạt bước sóng khác nhau. Chính yếu tố có thể "nhồi" tùy ý để tăng bước sóng khi dòng điện tử tự do chạy ngang vùng từ trường đã giúp cho tia FEL trở nên cực mạnh. Và nhờ khả năng có thể "chạy" với loạt "bước sóng đa cấp", lực của tia FEL sẽ không bị "thất thoát" trên đường đi. Kỹ thuật có thể tùy chỉnh bước sóng cho laser, một đột phá ngoạn mục, chính là cốt lõi của vũ khí FEL.

Vài năm nay Hải quân Mỹ tỏ ra rất "khoái" FEL (cũng như railgun) và họ tin rằng đó là những thế hệ vũ khí có thể thay đổi cục diện chiến tranh tương lai, đặc biệt thủy chiến. Tháng 4/2009, ONR đã trao gói thầu nghiên cứu chế tạo FEL cho Boeing. Trong thông cáo báo chí ngày 18/3/2010, Boeing cho biết họ đã hoàn thành giai đoạn thiết kế sơ khởi cho FEL và tiếp tục phát triển hệ thống để nó có thể bắn ra tia 100kW hoặc hơn (đủ để diệt chiến đấu cơ). Song song gói thầu đặt hàng cho Boeing, ONR cũng hợp tác nghiên cứu với Phòng Thí nghiệm Los Alamos. Có một chi tiết ngoài lề đáng để ý: bản tin của Fox News đề ngày 20/1/2011 cho biết, người đứng đầu chương trình FEL của ONR tại Los Alamos là một tiến sĩ gốc Việt!

***

Viết trên Foreign Policy (8/6/2012), tác giả Robert Haddick đặt tựa bài viết mình là "Một cuộc chạy đua vũ trang mà Mỹ không thể thắng". Mặc dù viết rằng "dĩ nhiên việc đếm tàu không thể nói lên hết toàn bộ vấn đề" nhưng Haddick đã bỏ ra rất nhiều thời gian (trong bài) để đếm tàu (và đếm máy bay) rồi kết luận: "Mỹ không thể thắng trong cuộc chạy đua vũ trang với TQ". Thật tình, chỉ xét ở góc độ vũ khí, việc "đếm", chẳng hạn "đếm đạn", rõ ràng là ngớ ngẩn bởi, như trong trường hợp FEL lẫn railgun, súng Mỹ làm gì có đạn! Lịch sử hải chiến cho thấy, không phải có nhiều tàu hơn là thắng (phải chăng Tào Tháo đã "thắng" nổi trận Xích Bích nhờ vào đoàn tàu chiến hùng hậu?). Không thể bỏ qua thực tế rằng, Hải quân TQ vẫn chưa hề có chút kinh nghiệm hải chiến…

Như đã nói, những ý kiến "khùng khùng" kiểu này đang ngày càng tràn lan trên các mặt báo Mỹ. Với những người hoạch định chính sách Mỹ, họ đang tiếp cận Thái Bình Dương không chỉ bằng cách khuân thêm "thuốc súng" sang mà còn xây dựng một lý thuyết địa chính trị để hiện diện lâu dài ở Đông Nam Á. Họ đặt ra những khái niệm mới ("tái cân bằng" chẳng hạn) và trong thực tế đang hiện thực hóa chúng. Chỉ bằng vào việc đưa tàu chiến ra đi dọa người khác mà không có một đường hướng, khái niệm cụ thể, cho sách lược an toàn lâu dài đối với vị thế chính trị quốc gia của mình trên bàn cờ khu vực, thì chưa đánh được ai đã thấy bại trước mắt rồi!

Theo Mạnh Kim
Petrotimes
  

Công cụ đọc trộm thẻ ATM siêu mỏng mới được phát hiện

http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/hacker-virus/2012/07/cong-cu-doc-trom-the-atm-sieu-mong-moi-duoc-phat-hien/
  
Thứ tư, 25/7/2012, 10:03 GMT+7

Công cụ đọc trộm thẻ ATM siêu mỏng mới được phát hiện

Dù đã có nhiều thiết bị đọc thẻ (skimmer) tinh vi xuất hiện thời gian qua, các chuyên gia bảo mật khuyến cáo tội phạm vẫn tiếp tục cho ra lò một công cụ mỏng đến mức người sử dụng khó có thể phát hiện.
>Những mánh khóe trộm tiền tinh vi từ máy ATM

Thông thường, tội phạm thường làm giả đầu đọc thẻ và gắn vào vị trí của đầu đọc thẻ thật. Tuy nhiên lần này, chúng tạo một tấm wafer có thể nhét luôn vào đầu đọc thật nên người dùng gần như không thấy sự khác biệt.

Theo Đội bảo mật ATM châu Âu (EAST - European ATM Security Team), thiết bị này đã bị phát hiện tại một quốc gia trong khu vực (nhưng không tiết lộ cụ thể nước nào).

Skimmer siêu mỏng ở một nước châu Âu.

Tuần này, EAST lại bắt gặp thêm một trường hợp nữa, trong đó tấm wafer còn mỏng hơn và tinh xảo. Điều này cho thấy tội phạm đang không ngừng tìm những cách mới để trộm mã PIN và dữ liệu nhằm rút tiền của khách hàng.

Thêm một skimmer mỏng khác bị phát hiện tuần này.

Lời khuyên của các chuyên gia vẫn là người dùng cần quan sát kỹ trước khi thực hiện giao dịch tại điểm ATM, dù việc nhận biết loạt skimmer mới là điều rất khó.

  

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Hơn nửa diện tích nước Mỹ hứng chịu hạn hán tồi tệ

http://dantri.com.vn/c36/s36-620331/hon-nua-dien-tich-nuoc-my-hung-chiu-han-han-toi-te.htm
Thứ Năm, 19/07/2012 - 11:07   

Hơn nửa diện tích nước Mỹ hứng chịu hạn hán tồi tệ

(Dân trí) - Nước Mỹ đang trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong gần 6 thập niên qua, với khoảng 55% diện tích nước này, đặc biệt là miền trung tây, đã không có mưa trong nhiều ngày và nhiệt độ tăng lên mức kỷ lục.

 
Bản đồ do Cơ quan hải dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cung cấp cho thấy tình trạng hạn hán ảnh hưởng tới hơn nửa diện tích nước Mỹ, trong đó vùng trung tây bị ảnh hưởng nặng nề nhất.


Theo NOAA, đây là đợt hạn hán lớn nhất kể từ năm 1956, khi 58% diện tích nước Mỹ bị khô hạn. Đây là cảnh thuyền bị mắc cạn dưới lòng hồ ở Cicero, bang Indiana.
 


Một chú bò tìm kiếm thứ gì đó để ăn trên cánh đồng khô cháy ở Hays, Kansas.


Thời tiết nắng nóng và không có mưa đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng. Anh Steve Niedbalski cầm một bắp ngô không thể phát triển trên cánh đồng khô cằn tại trang trại gia đình ở Nashville, Illinois.
 
Ngô và đậu tương và 2 loại cây bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thời tiết khô nóng.


Cá chết trong một hồ bị cạn nước tại khu vực bảo tồn cá và động vật hoang dã ở bang Indiana.


Một hồ bị cạn sạch nước tại Crossville, Illinois. Đây chỉ là lần thứ 2 trong lịch sử 50 năm qua hồ này bị cạn khô.
 

Thống đốc bang Illinois Pat Quinn tổ chức cuộc họp báo về tình trạng hạn hán ở bang này ngay tại một cánh đồng ngô bị thiệt hại do thời tiết khắc nghiệt ở Waltonville.
 

Cảnh tượng lòng các hồ dự trữ nước bị nứt toác không phải là hiếm gặp tại Mỹ trong đợt hạn hán này.


Một nhiệt kế bên đường đo được nhiệt độ tại Washington, DC là 103 độ Fahrenheit (39 độ C).
 
Thời tiết khô nóng đã khiến nhiều bang ở miền trung tây nước Mỹ xảy ra cháy rừng. Một tấm biển trên đường 80 tại thành phố Salt Lake, bang Utah cảnh báo về nguy cơ cháy rừng. 
 
Một chú gấu chó thè lưỡi vì nhiệt độ lên tới 39,5 độ C tại vườn thú Henry Doorly ở Omaha, Nebraska.


Demetrius Smith và James Jernigan phải sử dụng các túi đá để làm mát cơ thể tại một sân bóng chày ở Atlanta, Georgia.


Các trẻ em vui chơi tại một đài phun nước ở Silver Spring, Maryland để hạ nhiệt cơ thể.

An Bình
Tổng hợp

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Mua đồ hi-tech trả góp, sập “bẫy” lãi khủng

http://dantri.com.vn/c119/s119-618330/mua-do-hitech-tra-gop-sap-bay-lai-khung.htm
Thứ Sáu, 13/07/2012 - 10:33   

Mua đồ hi-tech trả góp, sập "bẫy" lãi khủng

Được coi là hình thức kích cầu vay tiêu dùng, nhưng dường như hình thức mua trả góp các sản phẩm công nghệ vẫn là một cái bẫy đối với người mua.


Giá đồ số tham gia các chương trình trả góp thường cao hơn từ 15 đến 20% so với giá bán lẻ tại cửa hàng khác.

 

 
Lãi 0%, giá tăng 20%

 

Là khách hàng thẻ tín dụng của một ngân hàng, anh Thành Minh khá hí hửng khi nhận được email mời mua thiết bị số trả góp với lãi suất chỉ 0% dành cho các khách hàng thẻ như anh.

 

Vốn có ý định sắm máy tính bảng, anh khá hào hứng bởi nghĩ rằng sẽ được mua máy và trả dần mà chẳng mất thêm khoản phí nào. Ấy vậy mà sau khi phi ra cửa hàng và nhận báo giá, anh suýt té ngửa với chương trình này.

 

Anh Minh cho biết: "Nói là trả góp lãi suất 0% nhưng giá các mặt hàng, cửa hàng nằm trong chương trình của ngân hàng đều để giá bán lẻ cao tới gần 20%. Ví dụ như iPad New 32GB 4G giá thị trường chỉ hơn 15 triệu thì giá của cửa hàng mà ngân hàng chỉ định lên tới gần 17 triệu mà lại chẳng được tặng kèm tai nghe hay thậm chí là dán màn hình".

 

Nhiều người tiêu dùng sau khi nghe những quảng cáo ngọt ngào của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì hầu hết đều vỡ mộng với các mức lãi suất tín chấp kiểu này dành cho việc mua trả góp đồ số.

 

Chị Hà Anh, khách hàng suýt dính bẫy mua trả góp cho biết: "Chẳng hiểu họ kích cầu kiểu gì mà trong khi lãi ngân hàng đang hạ ầm ầm về dưới 20%/năm cho vay tín chấp thì vay mua trả góp lại vẫn xấp xỉ 1,8%/tháng. Đó là còn chưa kể giá bán ra của các sản phẩm trong chương trình trả góp thường cao hơn giá bán lẻ của nhiều đơn vị khác".

 

Theo chị nhẩm tính, nếu mua 1 chiếc iPhone 4S theo hình thức trả góp thì ngoài việc giá bán lên tới 16 triệu/máy bản 16GB Quốc tế thì cộng với lãi phải trả, trị giá máy lên tới... 20 triệu. Trong khi đó, tại nhiều cửa hàng hi-tech tại Hà Nội, giá máy chạm sàn chỉ xấp xỉ 14,3 triệu/máy mới cứng, kèm hoá đơn VAT, bảo hành 12 tháng.

 

Vậy là, sau những phút tưởng chừng sở hữu đồ số đến nơi với hình thức mua trước trả sau thì nhiều người dùng được phen chưng hửng với giá trị máy đội lên quá cao khi tham gia mua trả góp.

 

Khách hàng cần là người tiêu dùng thông minh

 

Theo một chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết: "Thực tế các tổ chức tín dụng và ngân hàng tham gia cuộc chơi kích cầu vay tiêu dùng này thường... rất khôn. Ngay cả khi hứa hẹn áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho khách hàng của mình thì nhiều nguy cơ khách vẫn dính các bẫy về chính sách giá nếu không tham khảo kỹ thị trường".

 

Trường hợp như anh Minh là một trường hợp điển hình bởi lẽ nếu tham gia chương trình này, ngoài việc "bị chém bay đầu" về giá như anh than thở thì việc thanh toán hạn mức thẻ tín dụng hàng tháng cũng dễ dẫn đến những rủi ro nếu chẳng may chậm thanh toán, bị ngân hàng áp các khoản phí phạt.

 

"Nghe thì tưởng ngon, nào là giải ngân trong 10 phút, nào là giá tốt nhất thị trường, hàng chính hãng... nhưng thực tế thì giá đã đội lên, lãi suất bị áp mức cao, chưa kể chính sách giải ngân cũng không phải trường hợp nào cũng áp dụng, đặc biệt là sinh viên hay người ngoại tỉnh, nơi cư trú không ổn định", anh Hữu Phú, một khách hàng than thở sau khi nghiên cứu mua iPad 2 trả góp.

 

Mặt khác, mặc dù quảng cáo là thủ tục đơn giản, duyệt vay nhanh chóng nhưng đó chỉ là chiêu bài của các tổ chức tín dụng làm mờ mắt các tín đồ công nghệ. Trên thực tế, cái thời gian 10 phút giải ngân như quảng cáo chỉ áp dụng cho các trường hợp đã có sẵn sao kê bảng lương từ ngân hàng đầy đủ 3 đến 6 tháng với mức lương nằm trong ngưỡng được chấp nhận.

 

Ngoài ra, anh T.Long, khách hàng từng có ý định mua trả góp điện thoại cho biết: "Sao kê bảng lương, hộ khẩu công chứng, hợp đồng lao động đủ cả bản sao lẫn bản chính thì quá trình xác thực của các tổ chức tín dụng vẫn rất nhiêu khê. Ai đời gọi điện thoại từng người trong nhà rồi xin số người kia để rồi hồ sơ mua chưa chắc được duyệt, mà có khi...cả họ đã nhận được cuộc gọi... thẩm vấn của các nhân viên phòng rủi ro tín dụng".

 

Đứng trước một thực tế kết hợp với các đơn vị bán lẻ để kích cầu tiêu dùng và đồ số là một trong những mặt hàng được nhiều người quan tâm, có vẻ như các tổ chức tín dụng đang ma mị thái quá người dùng bằng các chính sách tưởng chừng hấp dẫn.

 

Cũng theo lời khuyên của chuyên gia tài chính kinh tế thì hiện đang là thời điểm khá nhạy cảm của lãi suất vay, kể cả vay tín chấp, vay tiêu dùng áp dụng trong các chương trình trả góp. Vì vậy, thay vì kỳ vọng mua trước trả sau với giá tốt thì người dùng nên tham khảo giá bán lẻ đồ số tại các cửa hàng khác, với giá bán luôn chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều so với giá bán trả góp cũng như tránh được những rủi ro trong quá trình tham gia tín dụng cá nhân.

 

Lãi 0%, giá tăng hơn 20% là các chiêu bài của các tổ chức tín dụng để ma mị các tín đồ hi-tech.

 

Theo Võ Trung

VietNamNet

Bảng quy đổi điểm IELTS và TOEFL | Lớp Khuyến Nông 36 Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

http://khuyennong36.com/bang-quy-doi-diem-ielts-va-toefl.html

Bảng quy đổi điểm IELTS và TOEFL

Rất nhiều bạn băn khoăn không biết với 550 điểm PBT sẽ tương đương với bao nhiêu điểm iBT và IELTS? Điều này thực sự có ý nghĩa trong việc xác định bạn đang ở đâu trong thang điểm mơ ước và cần phãi nỗ lực như thế nào. Nói như vậy không có nghĩa bạn chỉ cần cố gắng ở mức độ vừa phải sao cho đủ qua mốc điểm bạn mong muốn. Cần thiết phải nhấn mạnh rằng mọi bảng quy đổi chỉ đúng ở mức độ tương đối. Không có mối liên quan thực sự nào giữa TOEFL và IELTS, TOEIC bởi cấu trúc, độ khó và cách tính điểm của các dạng bài thi này là không giống nhau.

Nhiều người công nhận và tin tưởng vào bảng quy đổi điểm sau đây:

Ngoài ra, bảng quy đổi của VEC cũng được giới chuyên môn và các bạn sinh viên, học sinh trên khắp thế giới đánh giá rất cao:

Hy vọng bạn cảm thấy thông tin trên có ích!

Chiến tranh mạng nhằm vào Iran mới chỉ bắt đầu

http://dantri.com.vn/c36/s36-619749/chien-tranh-mang-nham-vao-iran-moi-chi-bat-dau.htm
Thứ Ba, 17/07/2012 - 14:22   

Chiến tranh mạng nhằm vào Iran mới chỉ bắt đầu

(Dân trí) – Sau các chiến dịch Stuxnet, Duqu và Flame, Mỹ và Israel lại đang bắt tay "đạo diễn" một chiếc dịch mới sử dụng công nghệ số hòng làm tiễu trừ tham vọng hạt nhân của Iran. Theo các chuyên gia, chương trình này mới chỉ bắt đầu và có thể sẽ leo thang nhanh chóng.

 


Lần đầu tiên trong lịch sử, một số quốc gia đã phải hứng chịu những đợt tấn công bằng vũ khí điều khiển học của một hay một vài quốc gia nào đó. Mục tiêu chính của các cuộc tấn công này là Iran, song một số nước khác cũng không may bị vạ lây. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, người ra đã phát hiện ra rằng thủ phạm chính gây ra các vụ tấn công này là những loại virus máy tính cực kỳ tinh xảo.

Stuxnet và các vụ phá hoại ngầm

Tháng 11/2011, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại nhà máy chế tạo tên lửa của Iran mà không rõ nguyên nhân. Vụ nổ đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng nhà máy này đã bị phá hoại ngầm.

Trước đó, tại Iran cũng đã xảy ra nhiều vụ việc tương tự kéo dài từ năm 2008, trong đó nổi tiếng nhất là vụ xâm nhập phá hoại các máy ly tâm tại Nhà máy điện nguyên tử Busher hoặc cơ sở làm giàu urani Natanz với khả năng gây trì hoãn các hoạt động phát triển hạt nhân của Iran trong nhiều tháng liền.

Thủ phạm gây ra các vụ tấn công này là virus Stuxnet, bị các chuyên gia an ninh mạng của Iran phát hiện năm 2010.

Sau vụ việc này, Iran đã phải loại bỏ ít nhất 1.000 máy ly tâm khiến chương trình hạt nhân của nước này bị gián đoạn ít nhất một năm.

Stuxnet là loại virus máy tính cực kỳ tinh vi, được lập trình để tấn công các "ổ đĩa chuyển đổi tần số" bằng cách kích hoạt các mã độc hại có khả năng làm rối loạn tần số hoạt động của các máy ly tâm làm giàu urani. Ngoài ra, Stuxnet cũng cướp quyền điều khiển và gửi các tín hiệu giả về trung tâm điều khiển để làm xáo trộn toàn bộ hoạt động của trung tâm làm giàu urani.

Theo đánh giá của giới chuyên gia mạng, sự ra đời của Stuxnet đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực đột nhập hệ thống phần mềm kiểm soát của các nhà máy điện hoặc các hệ thống công nghiệp lớn.

"Stuxnet có khả năng đột nhập và từng bước phá hủy hệ thống. Đó là điều khiến loại virus này trở nên đặc biệt", cố vấn Sean Mcgurk thuộc Ban An ninh Nội địa Mỹ cho biết.

Cũng theo nhà phụ trách vấn đề an ninh mạng này, Stuxnet còn có một điểm đặc biệt khác là có khả năng xác định được mục tiêu cụ thể và gạt bỏ các chương trình không liên quan.

"Hầu hết các loại virus máy tính đều có chung một điểm là tấn công toàn bộ hệ thống mà chúng xâm nhập. Nhưng Stuxnet thì khác. Virus này chỉ nhắm tới những địa chỉ cụ thể", Mcgurk cho biết thêm.

Sát thủ giấu mặt Flame

Stuxnet vẫn chưa phải loại virus "cao thủ" nhất.

Sau Stuxnet, các chuyên gia an ninh mạng và các hãng phần mềm diệt virus nổi tiếng trên thế giới như Kaspersky (Nga), SrySys (Hungary) và Symantec (Ireland) còn phát hiện ra thêm 2 loại virus mới "khủng" hơn Stuxnet. Đó là Duqu và Flame.

Việc phát hiện ra Duqu không quá khó khăn và cũng không có gì đặc biệt. Với Flame thì khác. Sát thủ giấu mặt này chỉ được tình cờ phát hiện sau khi Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và chính quyền Iran đặt hàng Kaspersky tìm hiểu một loại virus lạ đã xóa sạch dữ liệu trên máy tính ở nhiều nước Trung Đông. Virus này có cơ chế hoạt động gần giống với loại mã độc Wiper nhưng nguy hiểm hơn nhiều.

Bởi một khi đã xâm nhập vào một máy tính nào đó, Flame không chỉ bí mật gửi các dữ liệu của máy tính tới máy chủ ở xa, mà còn có thể tự chụp ảnh màn hình  với tần suất 60 giây mỗi lần (15 giây/lần nếu người sử dụng đang mở hộp thư điện tử), tự bật microphone để ghi lại mọi âm thanh phát ra từ bán phím hoặc thao tác khác của người dùng, sử dụng các công cụ như wifi hay bluetooth để thu thập thông tin của các thiết bị gần đó như điện thoại di động hay tự lây nhiễm sang các máy tính khác cùng được kết nối trong hệ thống…

Không chỉ thế, Flame còn được lập trình có tổng cộng 20 modul mã khác nhau. Khi phần mã cơ bản lây nhiễm được vào một máy tính, nó sẽ lặng lẽ tải các modul còn lại  từ máy chủ vào máy bị lây nhiễm cho tới khi có đủ khả năng bắt đầu sứ mạng bí mật của mình. Bên cạnh đó, Flame còn có tính năng tự xóa các dấu vết của mình trên máy tính, điều khiến cho các chuyên gia phải thực sự kinh ngạc.

"Đây có lẽ là loại vũ khí điều khiển học tinh xảo nhất tính tới hiện giờ", đại diện Alaxader Gostev của Kaspersky tuyên bố khi ông nhấn mạnh rằng từ trước tới nay, chưa hề có loại virus nào có thể đánh cắp dữ liệu bằng một loạt phương pháp đa dạng đến vậy.

Theo điều tra của Kaspersky, hiện có khoảng 600 máy tính bị nhiễm Flame, chủ yếu ở các quốc gia Trung Đông như Iran, Ai Cập, Sudan, Lebanon và Palestine. Mục đích tạo ra loại virus này là nhằm thu thập thông tin một cách có hệ thống về hoạt động tại một số nước Trung Đông. Trong đó, đích nhắm chính nhiều khả năng là Iran vì nước này có tới 189 máy tính bị lây nhiễm Flame.

Truy tìm thủ phạm

Mặc dù cả các công ty phần mềm diệt virus lẫn các chính phủ đã ra sức truy tìm "cha đẻ" của Stuxnet, Duqu hay Flame, song cho đến nay mọi manh mối vẫn như "bóng chim tăm cá". Hãng Kaspersky cho biết phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mới có thể xác định được ai đã tạo ra các loại virus siêu thông minh này.

Tuy nhiên với kinh nghiệm của một đại gia trong làng công nghệ phần mềm diệt virus, Kaspersky cho rằng nhiều khả năng đây là những sản phẩm của một hoặc một vài chính phủ nào đó vì các lý do sau.

Thứ nhất, các virus này không nhằm mục đích đánh cắp các dữ liệu ngân hàng nên "nghi phạm" thuộc thành phần tội phạm điều khiển học bị loại bỏ.

Thứ hai, xét tới mức độ tinh vi của các loại virus này, tác giả của chúng phải là một nhóm hacker gạo cội. Nếu tính về khả năng huy động cả một đội ngũ nhân lực và vật lực cao cấp trong một thời gian dài như thế, điều khả năng đó phải là kết quả của một dự án quốc gia hoặc siêu quốc gia.

Thứ ba, xét tới đặc điểm chung của cả ba loại virus này là cùng có định hướng chung về mặt địa lý là chỉ tập trung vào khu vực Trung Đông với tâm điểm là Iran, nên Mỹ và Israel cùng nằm trong diện đáng bị nghi vấn hơn cả.

Tất nhiên, không đời nào Washinton và Tel Aviv lại công nhận điều này khi chưa ai đưa ra được những chứng cứ cáo buộc cụ thể.

Kịch bản mới đang hình thành?

Theo các chuyên gia mạng, sở dĩ một Mỹ và Israel (hai quốc gia không đội trời chung với Iran) mở rộng chiến tranh mạng là vì các quan chức của hai nước này nhận thức rất rõ những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu như bùng nổ một cuộc chiến tranh toàn diện với Iran.

"Đánh bom Iran sẽ chỉ làm bùng nổ chiến tranh trong khu vực và có thể dẫn tới một cuộc chiến toàn diện ở Trung Đông. Chiến tranh sẽ làm tình hình trở nên vô cùng phức tạp. Vì vậy, chiến tranh mạng là lựa chọn có vẻ an toàn hơn", nhà nghiên cứu cấp cao James Lewis của Viện nghiên cứu Chiến lược toàn cầu nhận định

Theo Lewis, không giống như các cuộc tấn công quân sự, những người thực hiện chiến tranh mạng có thể "ẩn mình" và "phủi" trách nhiệm dễ dàng hơn nhiều. Vì vậy, khi các biện pháp ngoại giao, quân sự và kinh tế nhằm vào Iran không phát huy tác dụng, cách tốt nhất là Mỹ và Israel phát động các cuộc tấn công mạng để phá hoại tham vọng hạt nhân của Iran từ bên trong.

Hướng hành động này càng có cơ sở để thực hiện khi giới phân tích cho rằng chương trình hạt nhân của Iran "thực sự không đủ sức chống chọi" với nhiều cuộc tấn công mạng và nước này sẽ phải nỗ lực rất nhiều để bảo vệ các hoạt động làm giàu urani trước các âm mưu phá hoại từ bên ngoài.

"Iran phải mất tới một năm để phục hồi các thiệt hại. Các loại virus này đã gây ra nhiều rắc rối cho Tehran bởi Nhà nước Hồi giáo không biết rõ thứ gì đang phá hoại họ. Có vẻ như sử dụng các phần mềm độc hại là cách hay nhất để cản trở chương trình hạt nhân mà Iran đang theo đuổi", Giám đốc Viện Khoa học và Hòa bình Quốc tế David Albright khẳng định.

Theo những thông tin mới nhất, rất có thể Iran đang đứng trước một cuộc tấn công mạng tiếp theo và cuộc tấn công này, nếu thực hiện, sẽ được kết hợp với các hoạt động gián điệp truyền thống như tắt các van an toàn trong lò phản ứng hoặc làm sai lệch vị trí các thiết bị để gây ra các vụ nổ tại khu vực nhạy cảm.

"Tôi cho rằng cuộc tấn công tiếp theo sẽ mạnh mẽ hơn và sẽ có thêm nhiều cơ sở hạt nhân của Iran bị thổi bay", ông Albright nói.

"Có thể phương Tây sẽ bí mật cài gián điệp vào các khu vực nhạy cảm, làm thay đổi hệ thống  rồi mới sử dụng phần mềm độc hại để kích hoạt tấn công", nhà nghiên cứu kỹ thuật David Lindahl của Cục Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển chia sẻ.  

Nhà nghiên cứu Lindahl cũng cho rằng kế hoạch này có thể bao gồm việc cài đặt các con chíp nhiễm virus vào hệ thống – được thực hiện bởi các mật vụ hoặc các nhân viên bị mua chuộc, tiến hành thâm nhập các chương trình chuyên dụng đo nồng độ làm giàu urani và các quy trình phân tách nhiệt hạch khác.

Tuy nhiên, một số chuyên gia an ninh mạng đang tính đến khả năng các "tường lửa" của Nga sẽ bảo vệ Iran trước các cuộc tấn công mạng, hay thậm chí có thể giúp Tehran truy tìm máy chủ tạo ra các virus mới.

"Chúng ta đã sơ suất khi không tính đến sự trợ giúp của Nga trong vấn đề này. Tự bản thân Iran không thể giải quyết vấn đề", nhà nghiên cứu Lewis của Viện nghiên cứu Chiến lược toàn cầu nói.

Theo đánh gia của các chuyên gia, hiện có 4 quốc gia trên thế giới là Nga, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đang nằm trong nhóm cường quốc có khả năng tác chiến mạng hùng mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng Nhà nước Do Thái Israel sẽ sớm gia nhập hàng ngũ này sau khi đích thân Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng Tel Aviv sẽ có mặt trong top 5 trong thời gian tới và rằng nước này có quyền sử dụng vũ khí điều khiển học để chống lại những mối đe dọa nguy hiểm như Iran.

Tuyên bố của ông Netanyahu và những bằng chứng thu được liên quan đến các chiến dịch tấn công mạng gần đây nhằm vào Iran càng củng cố các nhận định cho thấy Nhà nước Hồi giáo Iran và chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này đang thực sự đối mặt với nguy cơ bị tấn công ồ ạt bởi những kẻ thù giấu mặt.

Đức Vũ

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...