Trận chiến Hoàng Sa – Những bài học (full)
VietnamDefence - Đã 40 năm trôi qua, trận chiến đã để lại những bài học cho việc hiện đại hóa hải quân Việt Nam.
Ngày 16/1/1974, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã phát hiện ra sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở nhóm đảo Crescent (nhóm Lưỡi Liềm) thuộc Tây Hoàng Sa, do chế độ Nam Việt Nam hồi đó đóng giữ. Đây là một diễn tiến bất ngờ, bởi vì mặc dù Mỹ giảm viện trợ quân sự cho Sài Gòn sau khi ký kết Hiệp định Paris năm 1973, và sự cắt giảm do đó của các đơn vị đồn trú Nam Việt Nam trên các hòn đảo, Trung Quốc đã không có các hành động đơn phương phá vỡ hiện trạng - theo đó nhóm đảo Amphitrite thuộc Đông Hoàng Sa và nhóm đảo Crescent tương ứng nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc và Nam Việt Nam.
Trong hai ngày tiếp theo, hai lực lượng hải quân đối địch vờn nhau trong các hành động cơ động tầm gần ngoài khơi quần đảo trước khi trận chiến nổ ra khi quân đội Nam Việt Nam cố gắng chiếm lại đảo Duncan. Cuộc giao tranh sau đó leo thang với quân tiếp viện Trung Quốc có ưu thế áp đảo được triển khai tới vùng xung đột, bao gồm cả hoạt động chi viện đường không xuất phát từ đảo Hải Nam gần đó và các tàu tuần tra tên lửa lớp Hải Nam. Mất đi sự hỗ trợ của hải quân Mỹ, khi mà Hạm đội 7 Mỹ khi đó đang giảm bớt sự hiện diện ở Biển Đông sau hiệp định Paris năm 1973, Việt Nam Cộng hòa đã hoàn toàn bị đánh bại. Bắc Kinh nhanh chóng tận dụng chiến thắng hải quân với một cuộc đổ bộ để hoàn thành việc chiếm quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.Tuy nhiên, trong trận chiến Hoàng Sa vào năm 1974 cũng để lại một số bài học bổ ích và lâu dài cho Hà Nội và sự nghiệp hiện đại hóa hải quân của mình đang diễn ra ở Biển Đông, đặc biệt là khi đối mặt với sự tiến triển địa-chính trị.
Bài học thứ nhất: Ngoại giao việc đầu tiên cần làm... nhưng không phải việc cần làm duy nhất
Không có điều ước quốc tế và khu vực có thể bảo vệ hoàn hảo chống lại hành động đơn phương, trong đó có đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tuyên bố mang tính bước ngoặt về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp Đông Nam Á không hoàn toàn thành công. Trong thực tế, các hành động đơn phương nhằm mục đích phá vỡ hiện trạng ở Biển Đông bằng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực đã vẫn tiếp tục chiếm ưu thế. Đoạn video gần đây tiết lộ bởi kênh truyền hình Trung Quốc CCTV của trong tháng 1/2014 quay cảnh đối đầu giữa các tàu chấp pháp Trung Quốc và Việt Nam ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa vào năm 2007. Gần đây hơn nữa, những sự cố tái diễn gần đây bao gồm việc quấy rối các tàu khảo sát Việt Nam của tàu Trung Quốc, xung đột trên biển Trung Quốc- Philippines ở bãi cạn Scarborough vào tháng 4/2012 và sau đó là màn phô trương sức mạnh của các tàu giám sát và các tàu frigate Trung Quốc ở ngoài khơi bãi Thomas II do Philippines kiểm soát. Những cảnh này có sự tương đồng kỳ lạ với xô xát hải quân đã dẫn đến cuộc giao tranh vào năm 1974.
Ngay cả khi các bên tranh chấp ở Biển Đông tham gia vào việc tham vấn về một quy tắc ứng xử, bằng cách đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ ) trên biển Hoa Đông vào tháng 12/2013, Bắc Kinh đã tuyên bố quyền không thể tranh cãi để lập ra các ADIZ ở các khu vực khác nếu họ muốn. Một ADIZ trên Biển Đông, nếu được lập ra, chắc chắn sẽ tăng cường sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với các vùng biển tranh chấp, được hỗ trợ thêm bằng các lệnh cấm đánh bắt cá thường xuyên đơn phương, một sự mở rộng quyền chấp pháp trên biển cho chính quyền tỉnh Hải Nam cũng như luật nghề cá mới nhất của Trung Quốc đòi hỏi các tàu cá nước ngoài phải xin phép Bắc Kinh để hoạt động tại phần lớn Biển Đông. Những diễn biến này nếu tiếp tục không suy giảm sẽ chỉ làm tăng nguy cơ xung đột vô tình hay cố ý tại các vùng biển tranh chấp.
Bài học thứ hai: Các cường quốc bên ngoài khu vực không phải lúc nào cũng kề vai sát cánh... hay giúp đỡ
Các cường quốc ngoài khu vực có sự quan tâm ngày càng tăng đối ới Biển Đông. Ngoài chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã tăng cường cuộc tấn công ngoại giao ở Đông Nam Á, mà một trong những mục tiêu là thúc đẩy lạp trường về lãnh thổ của Tokyo ở biển Hoa Đông. Việt Nam đã trở thành một trong các bên hưởng lợi chính từ sự tiến triển. Trong Đối thoại chính sách quốc phòng Mỹ-Việt Nam lần thứ tư được tổ chức tại Washington vào cuối tháng 10/2013, một thỏa thuận đã đạt được nhằm tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Cũng trong tháng đó, Tokyo có tin đã muốn cung cấp tàu tuần tra như một phần của kế hoạch hậu thuẫn các nỗ lực xây dựng năng lực an ninh hàng hải của Việt Nam. Điều cũng đáng chú ý là Hà Nội đang có quan hệ quốc phòng hứa hẹn với New Delhi khi tổ chức các chuyến thăm cảng cho Hải quân Ấn Độ trong thập kỷ qua.
Tuy vậy, không một cường quốc ngoài khu vực nào đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông mà chỉ tập trung vào quyền tự do hàng hải. Điều đó có nghĩa là kể cả là Washington hay Tokyo có những lý do chính đáng để can thiệp nếu các tuyến đường biển quan trọng sống còn qua Biển Đông bị đe dọa bởi bóng ma xung đột vũ trang, sự giúp đỡ từ bên ngoài khu vực còn lâu mới là chắc chắn. Ví dụ, ngay cả khi Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ có thể phát hiện những dấu hiệu rõ ràng của những động thái quân sự khác thường của Trung Quốc ở Biển Đông, họ cũng có thể không có khả năng phản ứng kịp thời. Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, như một phần của chiến lược tái cân bằng, đã tăng cường giám sát hàng hải trong khu vực: chiến hạm vùng nước nông (Combat Littoral Ship) mới USS Freedom được cho là đã làm nhiều việc bên ngoài nhiệm vụ huấn luyện đơn thuần trong khu vực khi mà Hải quân Mỹ đã cho là đã tăng cường giám sát hàng hải từ trên không từ tháng 7/2012.
Tuy nhiên, trong cuộc giao tranh năm 1974, Sài Gòn cũng đã tìm kiếm sự trợ giúp từ phía Hạm đội 7 của Mỹ, nhưng họ được lệnh không can thiệp vào cuộc tranh chấp và không giúp đỡ gì cho Việt Nam Cộng hòa ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Nhiều khả năng Washington hiện nay cũng có lập trường như thế, kể cả khi đụng độ hải quân Trung-Việt có tái diễn, nhất là khi chỉ xảy ra ở phạm vi cục bộ, không nhất thiết tác động đến tự do hàng hải của các quốc gia khác. Hơn nữa, hạm đội Nam Hải hiện tại và trong tương lai của hải quân Trung Quốc không còn là lực lượng kém cỏi, tập trung hoạt động ở vùng ven biển sử dụng các tàu tuần tra nhỏ và tấn công nhỏ thời Liên Xô. Với việc tích lũy kiên trì về khả năng tung sức mạnh, kể cả tấn công đổ bộ, hải quân Trung Quốc đang ở thế mạnh hơn so với năm 1974 để triển khai lực lượng khá lớn hơn khoảng thời gian khá dài ở khoảng cách xa hơn để khẳng định chủ quyền, và sức mạnh chiến đấu tổng thể của họ sẽ còn mạnh hơn nếu được khai triển ra Biển Đông.
Bài học thứ ba: Ít nhất phải có khả năng kiểm soát biển hạn chế
Không có cách nào để Việt Nam cạnh tranh về số lượng với khả năng hải quân của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo chính sách của Hà Nội, một cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc không chỉ là không thể là việc ưu tiên đầu tiên, mà còn được xem là có khả năng gây bất lợi cho quá trình Đổi mới đang tiếp tục của Việt Nam. Công cuộc hiện đại hóa hải quân của Việt Nam sau chiến tranh lạnh đã được xác định là bù đắp những thiếu hụt năng lực sau nhiều thập kỷ trước đây bị bỏ bê. Trong những năm gần đây, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã có những bước tiến đáng chú ý trong việc những vũ khí trang bị mới để thay thế các vũ khí trang bị thời Liên Xô đã lạc hậu. Tuy nhiên, những vũ khí mới chủ yếu do Nga cung cấp như frigate hạng nhẹ Gepard-3.9, tàu ngầm lớp Kilo, tiêm kích đa năng Su-30MK2V Flanker được trang bị để đánh biển và các đại đội tên lửa phòng thủ bờ biển Yakhont/Bastion, các tàu corvette lớp SIGMA do Hà Lan đóng, cũng như tàu tuần tra ven biển và tốc hạm tấn công đóng trong nước, tất cả đều chỉ ra rằng, con đường hiện đại hóa lực lượng chủ yếu nhằm mục tiêu ngăn chặn kẻ thù tiếp cận khu vực tranh chấp. Chúng không trù tính đến khả năng tạo cho bản thân Việt Nam khả năng tiếp cận đó.
Trận quần đảo Hoàng Sa năm 1974 cho thấy cần phải có không chỉ ngăn chặn kẻ thù phong tỏa Biển Đông mà còn để đảm bảo khả năng tiếp cận của Việt Nam tới những đơn vị đồn trú xa xôi và dễ bị tổn thương. Chỉ có cách thay đổi quan điểm từ ngăn chặn tiếp cận sang kiểm soát biển mới có thể hy vọng làm được điều đó. Trong khi trạng thái hòa bình được duy trì lâu dài dọc theo các đường biên giới đất liền với các nước láng giềng, Việt Nam một cách logic nên tập trung cho khả năng tác chiến không-biển.
Đối với một Việt Nam hướng đến duy trì hiện trạng rất giống với chế độ Sài Gòn năm 1974, kịch bản giao tranh có thể tiên liệu trong một cuộc đụng độ mới ở Biển Đông sẽ đi kèm với yêu cầu lực lượng Việt Nam phải tái chiếm các vị trí bị cướp mất, hoặc ít nhất là tăng cường các lực lượng đồn trú hiện có để đối mặt với cuộc tấn công thù địch. Theo kịch bản này, tình trạng khó khăn trong phòng thủ của Việt Nam có lẽ cũng không khác với Nhật Bản liên quan đến tranh chấp ở biển Hoa Đông. Trong chiến lược quốc phòng mới ban hành gần đây, Tokyo đã xác định sự cần thiết phải có lực lượng quân đội mạnh mẽ, cơ động tích hợp khi dự kiến việc Lực lượng Phòng vệ Nhật phải giành lại các hòn đảo trên biển Hoa Đông khi xảy ra chiến sự. Chắc chắn, do những hạn chế kinh tế, Việt Nam không thể hy vọng sẽ xây dựng được những khả năng mà Nhật Bản có thể. Để xây dựng ít nhất là năng lực kiểm soát biển hạn chế, Hà Nội nên tập trung vào việc cải thiện khả năng cảnh báo sớm và mở rộng năng lực vận tải đổ bộ đường biển.
Khả năng cảnh báo sớm hiện tại của Việt Nam dựa vào một mạng lưới giám sát điện tử tĩnh tại triển khai trên đất liền dọc theo bờ biển Việt Nam và các vị trí của Việt Nam trên Biển Đông, và chỉ được tăng cường trong những năm gần đây bằng máy bay tuần biển của Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam. Những máy bay này được thiết kế chủ yếu để giám sát mặt biển, có thời gian bay hạn chế và thiếu khả năng tác chiến chống ngầm thích đáng, nhất là khi thách thức tàu ngầm của quân đội Trung Quốc đang gia tăng.
Các máy bay tuần biển có thời gian bay dài, được trang bị các sensor tầm xa hơn sẽ thích hợp và khả năng sống còn cao hơn các trang bị triển khai cố định. Hải quân đánh bộ Việt Nam chuyên dùng tấn công đổ bộ và đã được sắp xếp hợp lý trong nhiều thập kỷ, đã trở thành một lực lượng gọn gàng và mạnh mẽ hơn với việc mua sắm các vũ khí trang bị tốt hơn. Tuy nhiên, lực lượng này vẫn còn thiếu khả năng vận tải đổ bộ đường biển vì các tàu đổ bộ đồ cổ của Liên Xô và Mỹ đã quá cũ và hầu hết là không còn hoạt động.
Các hãng đóng tàu hải quân còn non trẻ của Hà Nội cho đến nay mới đóng được một số ít tàu vận tải đổ bộ có lẽ là để lấp đầy khoảng trống này. Tuy nhiên, cần có nhiều hơn những con tàu như vậy để cho phép Hải quân đánh bộ Việt Nam tung các lực lượng lớn hơn với tốc độ nhanh chóng hơn để tăng cường các đơn vị đồn trú trên Biển Đông hoặc để chiếm lại chúng từ tay kẻ thù.
Thay cho lời kết
Trận chiến Hoàng Sa có thể đã xảy ra khá lâu, từ 40 năm trước. Mặc dù Biển Đông có vẻ tương đối hòa bình, Hà Nội phải tiếp tục thận trọng bằng cách duy trì tốc độ các nỗ lực hiện đại hóa hải quân của mình. Trong khi ngoại giao là cách giải quyết ưu tiên và các cường quốc ngoài khu vực đã dính líu sâu hơn vào khu vực, một sức mạnh quân sự thích đáng ở dạng phòng vệ tự cứu mình vẫn cần thiết, đặc biệt là khi khu vực tiếp tục đầy bất ổn. So với Việt Nam Cộng hòa, trong hiện tại và trong tương lai gần, Hải quân và Không quân Nhân dân Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn hơn nhiều so với trước đây trong việc bảo tồn nguyên trạng ở Biển Đông.
Trong hai ngày tiếp theo, hai lực lượng hải quân đối địch vờn nhau trong các hành động cơ động tầm gần ngoài khơi quần đảo trước khi trận chiến nổ ra khi quân đội Nam Việt Nam cố gắng chiếm lại đảo Duncan. Cuộc giao tranh sau đó leo thang với quân tiếp viện Trung Quốc có ưu thế áp đảo được triển khai tới vùng xung đột, bao gồm cả hoạt động chi viện đường không xuất phát từ đảo Hải Nam gần đó và các tàu tuần tra tên lửa lớp Hải Nam. Mất đi sự hỗ trợ của hải quân Mỹ, khi mà Hạm đội 7 Mỹ khi đó đang giảm bớt sự hiện diện ở Biển Đông sau hiệp định Paris năm 1973, Việt Nam Cộng hòa đã hoàn toàn bị đánh bại. Bắc Kinh nhanh chóng tận dụng chiến thắng hải quân với một cuộc đổ bộ để hoàn thành việc chiếm quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.Tuy nhiên, trong trận chiến Hoàng Sa vào năm 1974 cũng để lại một số bài học bổ ích và lâu dài cho Hà Nội và sự nghiệp hiện đại hóa hải quân của mình đang diễn ra ở Biển Đông, đặc biệt là khi đối mặt với sự tiến triển địa-chính trị.
Bài học thứ nhất: Ngoại giao việc đầu tiên cần làm... nhưng không phải việc cần làm duy nhất
Không có điều ước quốc tế và khu vực có thể bảo vệ hoàn hảo chống lại hành động đơn phương, trong đó có đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tuyên bố mang tính bước ngoặt về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp Đông Nam Á không hoàn toàn thành công. Trong thực tế, các hành động đơn phương nhằm mục đích phá vỡ hiện trạng ở Biển Đông bằng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực đã vẫn tiếp tục chiếm ưu thế. Đoạn video gần đây tiết lộ bởi kênh truyền hình Trung Quốc CCTV của trong tháng 1/2014 quay cảnh đối đầu giữa các tàu chấp pháp Trung Quốc và Việt Nam ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa vào năm 2007. Gần đây hơn nữa, những sự cố tái diễn gần đây bao gồm việc quấy rối các tàu khảo sát Việt Nam của tàu Trung Quốc, xung đột trên biển Trung Quốc- Philippines ở bãi cạn Scarborough vào tháng 4/2012 và sau đó là màn phô trương sức mạnh của các tàu giám sát và các tàu frigate Trung Quốc ở ngoài khơi bãi Thomas II do Philippines kiểm soát. Những cảnh này có sự tương đồng kỳ lạ với xô xát hải quân đã dẫn đến cuộc giao tranh vào năm 1974.
Ngay cả khi các bên tranh chấp ở Biển Đông tham gia vào việc tham vấn về một quy tắc ứng xử, bằng cách đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ ) trên biển Hoa Đông vào tháng 12/2013, Bắc Kinh đã tuyên bố quyền không thể tranh cãi để lập ra các ADIZ ở các khu vực khác nếu họ muốn. Một ADIZ trên Biển Đông, nếu được lập ra, chắc chắn sẽ tăng cường sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với các vùng biển tranh chấp, được hỗ trợ thêm bằng các lệnh cấm đánh bắt cá thường xuyên đơn phương, một sự mở rộng quyền chấp pháp trên biển cho chính quyền tỉnh Hải Nam cũng như luật nghề cá mới nhất của Trung Quốc đòi hỏi các tàu cá nước ngoài phải xin phép Bắc Kinh để hoạt động tại phần lớn Biển Đông. Những diễn biến này nếu tiếp tục không suy giảm sẽ chỉ làm tăng nguy cơ xung đột vô tình hay cố ý tại các vùng biển tranh chấp.
Bài học thứ hai: Các cường quốc bên ngoài khu vực không phải lúc nào cũng kề vai sát cánh... hay giúp đỡ
Các cường quốc ngoài khu vực có sự quan tâm ngày càng tăng đối ới Biển Đông. Ngoài chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã tăng cường cuộc tấn công ngoại giao ở Đông Nam Á, mà một trong những mục tiêu là thúc đẩy lạp trường về lãnh thổ của Tokyo ở biển Hoa Đông. Việt Nam đã trở thành một trong các bên hưởng lợi chính từ sự tiến triển. Trong Đối thoại chính sách quốc phòng Mỹ-Việt Nam lần thứ tư được tổ chức tại Washington vào cuối tháng 10/2013, một thỏa thuận đã đạt được nhằm tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Cũng trong tháng đó, Tokyo có tin đã muốn cung cấp tàu tuần tra như một phần của kế hoạch hậu thuẫn các nỗ lực xây dựng năng lực an ninh hàng hải của Việt Nam. Điều cũng đáng chú ý là Hà Nội đang có quan hệ quốc phòng hứa hẹn với New Delhi khi tổ chức các chuyến thăm cảng cho Hải quân Ấn Độ trong thập kỷ qua.
Tuy vậy, không một cường quốc ngoài khu vực nào đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông mà chỉ tập trung vào quyền tự do hàng hải. Điều đó có nghĩa là kể cả là Washington hay Tokyo có những lý do chính đáng để can thiệp nếu các tuyến đường biển quan trọng sống còn qua Biển Đông bị đe dọa bởi bóng ma xung đột vũ trang, sự giúp đỡ từ bên ngoài khu vực còn lâu mới là chắc chắn. Ví dụ, ngay cả khi Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ có thể phát hiện những dấu hiệu rõ ràng của những động thái quân sự khác thường của Trung Quốc ở Biển Đông, họ cũng có thể không có khả năng phản ứng kịp thời. Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, như một phần của chiến lược tái cân bằng, đã tăng cường giám sát hàng hải trong khu vực: chiến hạm vùng nước nông (Combat Littoral Ship) mới USS Freedom được cho là đã làm nhiều việc bên ngoài nhiệm vụ huấn luyện đơn thuần trong khu vực khi mà Hải quân Mỹ đã cho là đã tăng cường giám sát hàng hải từ trên không từ tháng 7/2012.
Tuy nhiên, trong cuộc giao tranh năm 1974, Sài Gòn cũng đã tìm kiếm sự trợ giúp từ phía Hạm đội 7 của Mỹ, nhưng họ được lệnh không can thiệp vào cuộc tranh chấp và không giúp đỡ gì cho Việt Nam Cộng hòa ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Nhiều khả năng Washington hiện nay cũng có lập trường như thế, kể cả khi đụng độ hải quân Trung-Việt có tái diễn, nhất là khi chỉ xảy ra ở phạm vi cục bộ, không nhất thiết tác động đến tự do hàng hải của các quốc gia khác. Hơn nữa, hạm đội Nam Hải hiện tại và trong tương lai của hải quân Trung Quốc không còn là lực lượng kém cỏi, tập trung hoạt động ở vùng ven biển sử dụng các tàu tuần tra nhỏ và tấn công nhỏ thời Liên Xô. Với việc tích lũy kiên trì về khả năng tung sức mạnh, kể cả tấn công đổ bộ, hải quân Trung Quốc đang ở thế mạnh hơn so với năm 1974 để triển khai lực lượng khá lớn hơn khoảng thời gian khá dài ở khoảng cách xa hơn để khẳng định chủ quyền, và sức mạnh chiến đấu tổng thể của họ sẽ còn mạnh hơn nếu được khai triển ra Biển Đông.
Bài học thứ ba: Ít nhất phải có khả năng kiểm soát biển hạn chế
Không có cách nào để Việt Nam cạnh tranh về số lượng với khả năng hải quân của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo chính sách của Hà Nội, một cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc không chỉ là không thể là việc ưu tiên đầu tiên, mà còn được xem là có khả năng gây bất lợi cho quá trình Đổi mới đang tiếp tục của Việt Nam. Công cuộc hiện đại hóa hải quân của Việt Nam sau chiến tranh lạnh đã được xác định là bù đắp những thiếu hụt năng lực sau nhiều thập kỷ trước đây bị bỏ bê. Trong những năm gần đây, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã có những bước tiến đáng chú ý trong việc những vũ khí trang bị mới để thay thế các vũ khí trang bị thời Liên Xô đã lạc hậu. Tuy nhiên, những vũ khí mới chủ yếu do Nga cung cấp như frigate hạng nhẹ Gepard-3.9, tàu ngầm lớp Kilo, tiêm kích đa năng Su-30MK2V Flanker được trang bị để đánh biển và các đại đội tên lửa phòng thủ bờ biển Yakhont/Bastion, các tàu corvette lớp SIGMA do Hà Lan đóng, cũng như tàu tuần tra ven biển và tốc hạm tấn công đóng trong nước, tất cả đều chỉ ra rằng, con đường hiện đại hóa lực lượng chủ yếu nhằm mục tiêu ngăn chặn kẻ thù tiếp cận khu vực tranh chấp. Chúng không trù tính đến khả năng tạo cho bản thân Việt Nam khả năng tiếp cận đó.
Trận quần đảo Hoàng Sa năm 1974 cho thấy cần phải có không chỉ ngăn chặn kẻ thù phong tỏa Biển Đông mà còn để đảm bảo khả năng tiếp cận của Việt Nam tới những đơn vị đồn trú xa xôi và dễ bị tổn thương. Chỉ có cách thay đổi quan điểm từ ngăn chặn tiếp cận sang kiểm soát biển mới có thể hy vọng làm được điều đó. Trong khi trạng thái hòa bình được duy trì lâu dài dọc theo các đường biên giới đất liền với các nước láng giềng, Việt Nam một cách logic nên tập trung cho khả năng tác chiến không-biển.
Đối với một Việt Nam hướng đến duy trì hiện trạng rất giống với chế độ Sài Gòn năm 1974, kịch bản giao tranh có thể tiên liệu trong một cuộc đụng độ mới ở Biển Đông sẽ đi kèm với yêu cầu lực lượng Việt Nam phải tái chiếm các vị trí bị cướp mất, hoặc ít nhất là tăng cường các lực lượng đồn trú hiện có để đối mặt với cuộc tấn công thù địch. Theo kịch bản này, tình trạng khó khăn trong phòng thủ của Việt Nam có lẽ cũng không khác với Nhật Bản liên quan đến tranh chấp ở biển Hoa Đông. Trong chiến lược quốc phòng mới ban hành gần đây, Tokyo đã xác định sự cần thiết phải có lực lượng quân đội mạnh mẽ, cơ động tích hợp khi dự kiến việc Lực lượng Phòng vệ Nhật phải giành lại các hòn đảo trên biển Hoa Đông khi xảy ra chiến sự. Chắc chắn, do những hạn chế kinh tế, Việt Nam không thể hy vọng sẽ xây dựng được những khả năng mà Nhật Bản có thể. Để xây dựng ít nhất là năng lực kiểm soát biển hạn chế, Hà Nội nên tập trung vào việc cải thiện khả năng cảnh báo sớm và mở rộng năng lực vận tải đổ bộ đường biển.
Khả năng cảnh báo sớm hiện tại của Việt Nam dựa vào một mạng lưới giám sát điện tử tĩnh tại triển khai trên đất liền dọc theo bờ biển Việt Nam và các vị trí của Việt Nam trên Biển Đông, và chỉ được tăng cường trong những năm gần đây bằng máy bay tuần biển của Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam. Những máy bay này được thiết kế chủ yếu để giám sát mặt biển, có thời gian bay hạn chế và thiếu khả năng tác chiến chống ngầm thích đáng, nhất là khi thách thức tàu ngầm của quân đội Trung Quốc đang gia tăng.
Các máy bay tuần biển có thời gian bay dài, được trang bị các sensor tầm xa hơn sẽ thích hợp và khả năng sống còn cao hơn các trang bị triển khai cố định. Hải quân đánh bộ Việt Nam chuyên dùng tấn công đổ bộ và đã được sắp xếp hợp lý trong nhiều thập kỷ, đã trở thành một lực lượng gọn gàng và mạnh mẽ hơn với việc mua sắm các vũ khí trang bị tốt hơn. Tuy nhiên, lực lượng này vẫn còn thiếu khả năng vận tải đổ bộ đường biển vì các tàu đổ bộ đồ cổ của Liên Xô và Mỹ đã quá cũ và hầu hết là không còn hoạt động.
Các hãng đóng tàu hải quân còn non trẻ của Hà Nội cho đến nay mới đóng được một số ít tàu vận tải đổ bộ có lẽ là để lấp đầy khoảng trống này. Tuy nhiên, cần có nhiều hơn những con tàu như vậy để cho phép Hải quân đánh bộ Việt Nam tung các lực lượng lớn hơn với tốc độ nhanh chóng hơn để tăng cường các đơn vị đồn trú trên Biển Đông hoặc để chiếm lại chúng từ tay kẻ thù.
Thay cho lời kết
Trận chiến Hoàng Sa có thể đã xảy ra khá lâu, từ 40 năm trước. Mặc dù Biển Đông có vẻ tương đối hòa bình, Hà Nội phải tiếp tục thận trọng bằng cách duy trì tốc độ các nỗ lực hiện đại hóa hải quân của mình. Trong khi ngoại giao là cách giải quyết ưu tiên và các cường quốc ngoài khu vực đã dính líu sâu hơn vào khu vực, một sức mạnh quân sự thích đáng ở dạng phòng vệ tự cứu mình vẫn cần thiết, đặc biệt là khi khu vực tiếp tục đầy bất ổn. So với Việt Nam Cộng hòa, trong hiện tại và trong tương lai gần, Hải quân và Không quân Nhân dân Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn hơn nhiều so với trước đây trong việc bảo tồn nguyên trạng ở Biển Đông.
Nguồn: Lessons from the Battle of the Paracel Islands / Ngo Minh Tri and Koh Swee Lean Collin // The Diplomat, 23.1.2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét