Các chuyên gia công nghệ khuyến nghị nên sử dụng dung dịch cồn và nước cất, phun vào một miếng vải mềm để loại bỏ các vi khuẩn bám trên điện thoại, trong đó có Clostridium difficile – thủ phạm gây các bệnh tiêu chảy, sốt, buồn nôn, đau bụng và chán ăn.
Coliforms là vi khuẩn thường được tìm thấy trong phân động vật và con người, cũng như trên đất và cây trồng. Ngoài ra, chúng cũng thường được tìm thấy trên bề mặt của điện thoại di động cá nhân.
Không thường xuyên nhưng đôi khi người ta phát hiện thấy E. coli O157: H7 trên điện thoại. Đây là một trong những chủng e. coli nguy hiểm, gây đau bụng, tiêu chảy, ói mửa và đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Trong một nghiên cứu năm 2009, các nhà vi sinh Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy hơn một nửa (52%) điện thoại di động của nhân viên chăm sóc sức khỏe được điều tra có hiện tượng nhiễm Staphylococcus aureus - một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng da nghiêm trọng.
Chắc chắn nhiều người cũng sẽ cảm thấy sốc nặng như Anderson Cooper khi ông biết rằng chiếc BlackBerry yêu quý của mình dương tính với liên cầu khuẩn trong phân.
Năm 2011, một nhóm nghiên cứu từ Ghana xét nghiệm bề mặt 100 chiếc điện thoại di động lựa chọn ngẫu nhiên từ sinh viên và nhận thấy 15% trong số đó dương tính với CoNS – loại vi khuẩn gây nhiễm trùng máu.
Nghiên cứu của Thổ Nhĩ Kỳ còn cho thấy 10% điện thoại được xét nghiệm có nấm mốc phát triển trên đó
Tuy không nhiều nhưng nấm men cũng là một loại vi sinh vật có thể đang "định cư" trên điện thoại của bạn. Ngoài tác dụng lên men cho bột, nấm men còn gây ngứa da, thậm chí "cư trú" trong âm đạo và gây bệnh phụ khoa nghiêm trọng.
Năm nay, các nhà nghiên cứu của Đại học Oregon đã tìm thấy Corynebacterium trên một số màn hình điện thoại. May mắn là đây không phải chủng gây bệnh bạch hầu.
Với "sức chịu đựng" khá dẻo dai, Pseudomonas aeruginosa – loại vi khuẩn gây các hiện tượng nhiễm trùng - có thể sinh sống khắp nơi, thậm chí là cả bề mặt chiếc điện thoại của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét