Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Viber vs. Zalo: “Song mã” chia đôi ngã rẽ

http://dantri.com.vn/suc-manh-tri-thuc/viber-vs-zalo-song-ma-chia-doi-nga-re-935201.htm

 

Viber vs. Zalo: "Song mã" chia đôi ngã rẽ

Sang năm 2014, các OTT nội và ngoại đều chọn cho mình một lối đi khác nhau với chiến lược định vị rõ ràng hơn. Viber không bỏ thế mạnh gọi điện miễn phí, trong khi Zalo tập trung vào tin nhắn thoại...

Tuy nhiên, nếu như Wechat, Kakao Talk gần như biến mất, Line đầu tư cho game, BeeTalk và Btalk không được người Việt tiếp nhận thì Viber và Zalo vẫn đang phát triển mạnh và duy trì các kế hoạch giữ chân người dùng bằng các tính năng liên lạc.

Viber gọi điện, Zalo tin nhắn thoại

Với việc đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam, Viber cho thấy đang có tham vọng chiếm một phần lớn trong số 21 triệu người dùng smartphone. Vào cuối năm ngoái, Viber đã tung ra gói cước Viber Out giá rẻ nhằm thu hút người dùng. Động thái này giúp cho Viber có thêm lượng người dùng ổn định, từ 8 triệu (tháng 11/2013) lên 12 triệu (tháng 5/2014).

Tuy nhiên, một số người dùng phàn nàn rằng các cuộc gọi quốc tế thông qua Viber có chất lượng không ổn định, cuộc gọi thường xuyên bị ngắt quãng và âm thanh không rõ ràng.

Zalo - OTT nội trực thuộc công ty VNG sau cuộc bứt phá vào năm ngoái vẫn đang tiếp tục cải tiến sản phẩm thu hút người dùng. Con số 15 triệu người dùng vừa được Zalo công bố hồi cuối tháng 7.2014, cho thấy họ đã nắm được 2/3 thị phần tại Việt Nam.

So với các đối thủ, Zalo có đầy đủ các tính năng như gọi điện, tin nhắn thoại, tin nhắn văn bản có kèm hình ảnh, hình vẽ và trang nhật ký riêng. Tuy nhiên, Zalo lại chọn tin nhắn thoại là tính năng chủ lực cho sản phẩm của mình.

Trên bảng xếp hạng ứng dụng App Store và Google Play, nếu vị thế của Zalo tương đối ổn định thì Viber lại có khuynh hướng dao động bất thường. Khi Zalo tuyên bố cột mốc 10 triệu người dùng vào khoảng tháng 3/2014, Viber công số con số 12 triệu ngay sau đó. Khi Zalo công bố con số 15 triệu, chưa thấy Viber có tuyên bố chính thức nào về số người dùng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào vị thế trên bảng xếp hạng, dễ dự đoán, Viber đã bắt đầu chậm nhịp hơn so với ứng dụng nội địa trong khoảng 5 tháng gần đây.

Chiến lược khó hiểu của ứng dụng nội địa

Với Viber, dễ hiểu khi OTT này mở gói cước Viber Out bởi thế mạnh của ứng dụng này là gọi điện miễn phí.

"Viber Out cho phép hàng triệu người dùng của chúng tôi có thể sử dụng Viber để kết nối bất cứ lúc nào", Talmon Marco, CEO của Viber cho biết. "Chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến Viber Out để mang đến cho người dùng những trải nghiệm và chất lượng dịch vụ tốt nhất".

Riêng Zalo, việc chọn tin nhắn thoại là chiến lược có phần khó lý giải của ứng dụng nội địa vì gọi điện trực tiếp vẫn nhanh chóng, tiện lợi hơn dù tin nhắn thoại có một số lợi ích riêng. Bên cạnh đó, điều kiện hạ tầng viễn thông Việt Nam, cũng như công nghệ nén và lọc tạp âm là bài toán hóc búa mà nhóm phát triển Zalo phải chú ý.

Người phụ trách Zalo - Phó tổng giám đốc VNG Vương Quang Khải - giải thích: "Với một sản phẩm nội địa như Zalo, cùng những khó khăn khi tiến vào môi trường mobile như kinh nghiệm ít ỏi, nguồn nhân lực khan hiếm, chúng tôi cần lựa chọn những điểm mạnh nhất của mình, cũng như tối ưu hóa sản phẩm sao cho phù hợp với môi trường viễn thông Việt Nam".

Ông Khải nhấn mạnh, trên thế giới, công nghệ truyền tải giọng nói đang phát triển rất mạnh và được kì vọng sẽ thay thế cho hình thức cảm ứng, chạm màn hình trong tương lai. Bên cạnh đó, sự ra đời của mạng 4G và wi-fi hỗ trợ rất tích cực cho việc nhắn tin, gọi điện miễn phí.

Làn sóng công nghệ thay đổi liên tục, và Zalo luôn phải làm mới bản thân nếu không muốn bị tụt hậu. "Các tương tác của người dùng được gửi đi nhanh, ổn định và truyền tải giọng nói trung thực là mục tiêu lớn nhất của Zalo".

Theo nhiều nguồn tin, thời gian qua, Zalo đã đầu tư một khoảng ngân sách lớn cho việc nghiên cứu công nghệ ClearVoice+ để hoàn thiện mục tiêu trên.

Tuy nhiên, bình luận về chiến lược của các OTT, các chuyên gia trong ngành lại cho rằng tập trung vào tin nhắn thoại là một "nước đi" hợp lí. Thực tế, việc gọi điện miễn phí trên OTT chỉ được sử dụng để liên lạc ra nước ngoài, còn người dùng trong nước với nhau ít khi sử tính năng này.

Bên cạnh đó, gọi điện quốc tế đang là miếng "bánh" đem lại nguồn thu lớn cho nhà mạng ở thời điểm hiện tại nên các telco sẽ tìm mọi cách để bảo vệ thị phần này. Do đó, các OTT tập trung vào gọi điện miễn phí sẽ rất khó phát triển, trong khi thói quen nhắn tin đã có từ lâu và người dùng đang gia tăng nhu cầu dùng tin nhắn thoại - một dịch vụ nảy sinh từ nền cầu cũ là SMS.

Vẫn còn quá sớm để khẳng định chiến lược của Zalo liệu có hạ được Viber, hay mỗi ứng dụng sẽ chia nhau thống trị ở một phân nhánh khác nhau, hoặc thị trường sẽ xuất hiện thêm nhân tố mới.

Theo Huy Nam

Vneconomy

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...