Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400: Lời cảnh tỉnh cho cả châu Âu

(Quan hệ quốc tế) – Đừng quá phụ thuộc vào vũ khí và sự hiện diện quân sự của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã muốn khẳng định như vậy qua bản hợp đồng S-400.

Ông Omer Celik - người phát ngôn của Đảng Công lý và Phát triển Thổ Nhĩ Kỳ (JDP) mà đứng đầu là Tổng thống Recep Tayip Erdogan đã cho rằng bằng việc mua các hệ thống phòng thủ S-400 của Nga, Ankara đang không chỉ đảm bảo an ninh của riêng họ mà còn cả NATO và EU.

"Chúng tôi có những mối lo ngại về các cuộc tấn công từ lãnh thổ Syria, vì thế chúng tôi chọn S-400 để bảo vệ mình. Nhưng chúng tôi là tiền tuyến, chúng tôi bảo vệ cả NATO và EU đằng sau mình" - ông Omer Celik cho biết.

Ông Celik nói thêm: "Trong giai đoạn Trung Đông rất bất ổn, những người đồng minh của chúng tôi (ám chỉ Mỹ) đã rút các hệ thống phòng thủ Patriot của họ tại Thổ Nhĩ Kỳ về nước.

Chúng tôi cảm thấy không có gì để bảo vệ đất nước khỏi những quả tên lửa đến từ Syria". Ông nhấn mạnh rằng không có một đồng minh nào đưa ra lời đề nghị bảo vệ Ankara vào thời điểm đó.

Các đơn vị S-400 đầu tiên sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 9/2019

Đại diện Đảng JDP nhấn mạnh họ cũng đang là nạn nhân của tiêu chuẩn kép. "Các nước đồng minh NATO khác, như Hy Lạp có S-300 trên lãnh thổ của mình mà không gặp vấn đề gì, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với những trở ngại khi mua S-400. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có chủ quyền và việc ra lệnh cho chúng tôi là một sai lầm".

Đáng chú ý, Mỹ tiếp tục khẳng định sẽ không bàn giao thêm các chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu quốc gia này bằng mọi giá mua S-400 của Nga. Nói cách khác, Ankara bị buộc phải lựa chọn giữa vũ khí Nga hoặc vũ khí Mỹ.

Trong những phát biểu của Đảng JDP, có thể thấy rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang đặt mình vào vị thế đồng minh của NATO và châu Âu. Họ vẫn muốn nhắc đến tráchh nhiệm bảo vệ đồng minh mà các nước thành viên khi tham gia vào liên minh này đã cam kết với nhau.

Vấn đề nằm ở chỗ, nếu vũ khí của Mỹ tràn ngập các nước châu Âu, quân đội Mỹ đóng đinh tại lãnh thổ các quốc gia đồng minh NATO để bảo vệ khỏi sự đe dọa từ phía Nga. Vậy Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí Nga để bảo vệ châu Âu khỏi thế lực nào?

Nói cách khác, Ankara đã nói thẳng, Mỹ đang là mối đe dọa an ninh lớn nhất cho chính các quốc gia đồng minh của mình. Còn nhớ thời điểm năm 2015, Washington tuyên bố rút hệ thống Patriot đang đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ về nước bất chấp mọi sự níu kéo của Ankara.

Mỹ sẽ bán Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu họ từ bỏ các hợp đồng S-400

Năm 2016, Washington hậu thuẫn cho cuộc chính biến của giáo sĩ Fethullah Gulen. Cuộc đảo chính này đã được thực hiện bởi một lực lượng trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động dưới sự ảnh hưởng của Gulen. Cuộc đảo chính quân sự khi đó đã không thành công, làm 264 người bị giết và 1.390 người bị thương.

Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đã từng tin tưởng vào tấm khiên quân sự của Mỹ, nhưng họ bị dội gáo nước lạnh. Và họ tiếp tục bị Washington can thiệp trực tiếp vào nội bộ đất nước. Ankara có đủ lý do để không tin tưởng vào đồng minh này.

Những nước đồng minh của Mỹ tin tưởng và chấp nhận chịu sự bảo hộ dưới cái ô quân sự của Mỹ, chấp nhận sử dụng vũ khí Mỹ mà không có sự đa dạng và thay thế sẽ đối diện với các hiện trạng: bị phụ thuộc vào các quyết sách mang tính lợi ích Mỹ và phải duy trì các căn cứ của Mỹ trên lãnh thổ mình.

Ankara là tấm gương, và cũng là lời cảnh tình cho toàn châu Âu và các đồng minh của Mỹ. Có thể sẽ không có quả tên lửa nào bắn tới châu Âu từ Trung Đông, nhưng những vũ khí của Nga này đang cảnh báo cho các quốc gia châu Âu một nguy cơ rõ ràng về số mệnh chư hầu.

 

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/tho-nhi-ky-mua-s-400-loi-canh-tinh-cho-ca-chau-au-3377731/

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...