http://www.quantrimang.com.vn/bao-mat-du-lieu-phong-khi-dien-thoai-bi-mat-cap-110616
Bảo mật dữ liệu phòng khi điện thoại bị mất cắp
Cập nhật lúc 09h23' ngày 07/08/2014 | ||
Có rất nhiều điều bạn nên làm trước khi chiếc điện thoại quý giá của bạn bị một tên trộm nào đó đánh cắp. Một vài thủ thuật dưới đây có thể khiến những kẻ trộm cắp gặp khó khăn hơn khi cố gắng truy cập thiết bị của bạn. 1. Khóa màn hình Khi Apple giới thiệu tính năng quét dấu vân tay trên iPhone, chắc hẳn công ty đã ước tính được rằng khoảng một nửa trong số người dùng không sử dụng tính năng khóa màn hình. Hãy chắc chắn rằng bạn đã sử dụng một trong hai hình thức vẽ mẫu hình hoặc nhập mã PIN để ngăn tên trộm có thể truy cập thiết bị của bạn. Cho dù có thể bạn thấy phiền hà mất thời gian khi phải gõ mã số để mở khóa mỗi lần có thông báo tin nhắn đến, notification từ Viber, Facebook hay Instagram..., hãy kích hoạt ít nhất một phương thức bảo vệ màn hình trước khi bạn rời khỏi nhà hoặc đi đâu đó. Tasker là một trong những ứng dụng cho phép thiết bị Android tự động thiết lập bảo mật khóa màn hình dựa trên vị trí của bạn. Để bảo vệ nhiều hơn nữa đối với điện thoại Android, hãy kích hoạt tính năng tự động khóa màn hình (Automatically lock) trong mục Settings > Security. Còn nếu bạn sở hữu một thiết bị iOS, hãy vào Settings > Passcode > chọn Require Passcode để thiết lập thời gian tự khóa màn hình. 2. Kích hoạt tính năng điều khiển từ xa Kể từ iOS 3.0, Apple đã tích hợp tính năng Find My iPhone trên các thiết bị di động của mình. Tính năng này có thể được kích hoạt từ mục Settings trên iCloud. Sau đó, bạn có thể đăng nhập vào iCloud trên web và kiểm tra xem thiết bị của bạn ở đâu. Chế độ "Lost Mode" cho phép bạn khóa thiết bị từ xa, tuy nhiên tùy chọn Erase iPhone được đánh giá là không tốt như được quảng cáo. Đối với thiết bị Android cũng tương tự như vậy, bạn có thể theo dõi tất cả các thiết bị kết nối với tài khoản Google thông qua giao diện web. Tính năng này được gọi là Android Device Manager và bạn cũng có thể khóa điện thoại hoặc xóa dữ liệu trên thiết bị khi xác định được vị trí của thiết bị trên bản đồ. Để làm được như vậy, vào ứng dụng Google Settings, nhấn vào Android Device Manager để thiết lập. Với người dùng BlackBerry, hãng Dâu Đen đã cung cấp tính năng BlackBerry Protect có thể tìm thấy trong System Settings. Các chủ sở hữu thiết bị Windows Phone có thể sử dụng tính năng Find My Phone, tính năng này được cài đặt tự động khi bạn sử dụng tài khoản Microsoft để truy cập thiết bị. 3. Sao lưu dữ liệu Sau khi khóa thiết bị từ xa, kẻ xấu có thể sẽ không truy cập được thiết bị của bạn, vậy còn dữ liệu trên điện thoại của bạn thì sao? Việc để mất điện thoại có thể khiến cho dữ liệu của bạn cũng mất mát theo. Do vậy, đề phòng tình huống xấu có thể xảy ra bằng cách sao lưu dữ liệu trên thiết bị của bạn trước khi điện thoại có thể bị lấy cắp. Google sẽ lưu giữ tất cả các dữ liệu dữ liệu của bạn, từ mật khẩu Wifi đến thiết lập điện thoại nếu bạn kích hoạt tính năng này trong Settings > Backup & reset. Khi đó, danh bạ, email và lịch sẽ được đồng bộ hóa với điện toán đám mây. Apple cung cấp tùy chọn sao lưu dữ liệu trong Settings > Storage & Backup của iCloud. Đối với những nội dung giải trí như hình ảnh, video, âm nhạc, bạn hãy tạo cho mình thói quen lưu trữ tự động tại chỗ. iCloud, Google+ Photos, Dropbox, OneDrive, Box, Flickr và vô vàn các ứng dụng khác có thể cho phép bạn lưu trữ dữ liệu trên đó. 4. Cấu hình cho ứng dụng Hẳn bạn sẽ không muốn kẻ đã trộm điện thoại của bạn xóa các tập tin từ Dropbox hoặc đăng gì đó lên Facebook. Vì vậy, ngoài những cách bảo mật bên trên, bạn cũng nên bật xác thực hai bước cho bất kỳ dịch vụ hỗ trợ nào, bao gồm iCloud, Google, Dropbox, Facebook, Twitter, v...v... Hầu hết các ứng dụng và các trang này đều cho phép bạn đăng xuất từ xa nếu điện thoại chẳng may bị mất hay bị đánh cắp. Trên Facebook, vào Cài đặt > Bảo mật, nhấp vào chỉnh sửa ở Địa điểm mà bạn đã đăng nhập. Nếu vị khách không mời nào đó đã đăng nhập vào tài khoản, bạn sẽ thấy nó hiện ở đây và bạn có thể ấn vào Kết thúc hoạt động để ngắt kết nối tài khoản của bạn với thiết bị đã mất. Trong Gmail, nhấp vào liên kết Chi tiết ở góc dưới cùng bên phải của hộp thư đến để xem thông tin đăng nhập gần đây. Tại đây, bạn cũng có thể chọn hủy bỏ kết nối từ xa nếu thấy xuất hiện những hoạt động bất thường. 5. Mã hóa dữ liệu Mã hóa dữ liệu của bạn giúp tăng tính bảo mật hơn nữa. Điều này giúp làm cho quá trình vận hành của điện thoại trở nên chậm hơn (vì dữ liệu cần phải được giải mã trước khi truy cập vào). Trên thiết bị iOS, điều này được thực hiện tự động ngay sau khi bạn đặt mật khẩu cho thiết bị. Trên thiết bị Android thì đây là một tùy chọn riêng biệt, và bạn sẽ tìm thấy trong phần Settings > Security. Sẽ mất một chút thời gian để hoàn toàn mã hóa thiết bị cầm tay của bạn, nhưng một khi quá trình ban đầu được hoàn tất, bạn có thể sử dụng thiết bị như bình thường. Bạn sẽ cần phải chọn mật khẩu chứa ít nhất 6 ký tự. Mã hóa không thể hoàn tác trừ khi bạn sử dụng thiết lập của nhà sản xuất. Tính năng này cũng có sẵn trên điện thoại BlackBerry. Bạn có thể tìm thấy trong phần Settings > Security. Với hệ điều hành Windows Phone thì tính năng này mới được áp dụng cho người dùng là các doanh nghiệp và cần thiết lập ở cấp độ máy chủ Exchange. Hy vọng những thủ thuật trên có thể giúp bảo vệ an toàn cho thiết bị và dữ liệu của bạn. |
|
Theo Vnreview |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét