Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Phân biệt và chọn tai nghe chống ồn

http://www.pcworld.com.vn/articles/san-pham/dien-tu-tieu-dung/2014/03/1234524/phan-biet-va-chon-tai-nghe-chong-on/

Phân biệt và chọn tai nghe chống ồn

 

 

Quỳnh Lâm

So với tai nghe chống ồn thụ động, tai nghe chống ồn chủ động hiệu quả hơn trong việc loại bỏ tạp âm từ môi trường. Tuy nhiên, một số model loại này cho chất âm kém tự nhiên khi được kích hoạt tính năng chống ồn.

Những khác biệt cơ bản
Cơ bản, tai nghe chống ồn thụ động (Noise isolating)  sẽ loại bỏ một phần tạp âm từ môi trường chủ yếu nhờ vào thiết kế các thành phần nguyên liệu như silicon, cao su, đệm mút (foam) để tạo ra một lớp cách âm tự nhiên giữa người nghe với môi trường bên ngoài. Trong khi đó, hầu hết các mẫu tai nghe chống ồn chủ động (Noise canceling hay Active noise canceling) lại sử dụng các thành phần điện tử để loại bỏ các tạp âm từ môi trường.

Tai nghe chống ồn thụ động (Noise isolating) sử dụng thiết kế cách âm để chặn tạp âm, trong khi đó, tai nghe chống ồn chủ động được trang bị mạch điện tử để xử lý tạp âm từ môi trường.

Phần lớn các tai nghe chống ồn thụ động thường sử dụng những dạng thiết kế phổ biến như around-ear, on-ear và in-ear monitor (IEM). Vì hai dạng tai nghe around-ear và on-ear headphones vốn sở hữu lớp đệm mút dày (bọc da, nhung hay da nhân tạo) ôm kín hoặc tiếp xúc trực tiếp lên vành tai người dùng; riêng thiết kế IEM do nhét sâu vào ống tai nên có thể dễ dàng tạo thành một "vách tường" ngăn cản những tạp âm từ môi trường. Bên cạnh đó, 2 củ tai của những bộ tai nghe chống ồn thụ động này thường sử dụng thiết kế đóng (closed-back) để tăng hiệu quả ngăn chặn tạp âm.

Các loại tai nghe ứng dụng thiết kế đóng (closed-back) và loại nhét sâu vào ống tai có khả năng loại bỏ tạp âm thụ động tốt hơn các dạng khác. Tai nghe dạng closed-back thường ngăn được các tạp âm có cường độ từ 8dB đến 12dB. Trong khi đó, thiết kế nhét tai có khả năng "chặn" các tạp âm có cường độ 10 - 15dB từ môi trường một cách thụ động.


Những bộ tai nghe chống ồn chủ động về cơ bản cũng có thiết kế ngoại hình tương tự như các model tai nghe chống ồn thụ động. Tuy nhiên, bên trong củ tai của mỗi sản phẩm được trang bị một micro để "lắng nghe" các tạp âm (chủ yếu là các tạp âm tần số thấp) không thể loại bỏ được bằng phương pháp thụ động. Tạp âm này sẽ được mạch xử lý phân tích để tạo sóng âm hoàn toàn mới đối pha với tạp âm ban đầu. Tiếp đến, bộ chuyển đổi trên mạch xử lý sẽ khuyếch đại tín hiệu đối pha và tạo một sóng âm tỷ lệ thuận với biên độ của dạng sóng ban đầu, tạo ra giao thoa triệt tiêu. Nhờ đó, tạp âm ban đầu được loại bỏ.
Khác với các loại tai nghe thông thường, tai nghe chống ồn chủ động cần riêng một nguồn năng lượng điện để nuôi mạch xử lý tạp âm. Một số loại sử dụng pin sạc tích hợp sẵn bên trong củ tai, nhưng cũng có những model dùng pin AAA dễ dàng thay thế hơn.
Hầu hết tai nghe chống ồn chủ động thường hiệu quả hơn hẳn trong việc loại bỏ những dạng tạp âm có tần số thấp và nhất định như tiếng động cơ máy bay, tiếng máy điều hòa... Tuy nhiên, mạch xử lý tiếng ồn sẽ không thể hoàn toàn loại bỏ những dạng tạp âm luôn biến đổi tần số như tiếng người nói chuyện, tiếng trẻ em khóc...
 

Một số lưu ý khi chọn mua và sử dụng tai nghe chống ồn

Ngoài việc nắm rõ sự khác biệt của 2 dạng chống ồn, người dùng cũng cần phân biệt các kiểu thiết kế tai nghe khác nhau - vì mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng. Với loại tai nghe sử dụng pin rời, cần lưu ý bảo quản và thay thế pin đúng lúc, tránh tình trạng pin rò rỉ hóa chất.
Trong quá trình sử dụng tai nghe chống ồn chủ động, tránh làm rơi thiết bị, vì các thành phần điện tử bên trong có cấu tạo khá phức tạp và khó sửa chữa. Người dùng không cần đầu tư thêm một bộ head-amp rời cho chủng loại sản phẩm này, vì đa số đều được trang bị mạch khuyếch đại tích hợp.

Một số model tai nghe chống ồn chủ động cho chất lượng âm thanh không thật tự nhiên khi được kích hoạt tính năng này. Tuy nhiên, cũng có những model vừa chống ồn hiệu quả, vừa có chất âm khá như Beats Studio 2013, Logitech UE 9000, Sony MDR1-RNC, Bose QuietComfort 15 hay Sennheiser CXC-700,  JVC HA-NC250... Tuy vậy, cho dù có cơ hội "tậu" được một bộ tai nghe chống ồn chủ động có thể loại bỏ hầu hết mọi tạp âm của môi trường, đôi khi bạn sẽ vẫn nghe thấy những tạp âm có tần số cao, những tạp âm bất ngờ xảy ra từ môi trường bên ngoài.
Cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng tai nghe chống ồn ngoài đường phố hay những nơi đông đúc có thể gây nguy hiểm cho chính người nghe bởi không nghe được âm thanh, tín hiệu cảnh báo.

Với tai nghe chống ồn chủ động, hãy chọn mua những loại có khả năng loại bỏ tạp âm cường độ từ 20dB trở lên. Một số loại headphones chống ồn thụ động không thể chơi nhạc khi hết pin, vì thế hãy lựa chọn loại hỗ trợ tính năng passive mode để có thể sử dụng như một bộ tai nghe thông thường.
Một số ít người có thể sẽ cảm thấy nhức đầu hay cảm giác màng nhĩ bị ép nhẹ khi sử dụng tai nghe chống ồn chủ động.


 

PC World VN, 02/2014

 




This email is free from viruses and malware because avast! Antivirus protection is active.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...