Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

AH-64D Apache Block III Level 4: Hổ đã mọc thêm cánh

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/AH64D-Apache-Block-III-Level-4-Ho-da-moc-them-canh/157636.gd
    

AH-64D Apache Block III Level 4: Hổ đã mọc thêm cánh

Thứ sáu 04/05/2012 12:59
(GDVN) - Công ty Boeing, nhà thầu chính cung cấp trực thăng AH-64D Apache cho quân đội Mỹ đang thử nghiệm biến thể tiếp theo của siêu trực thăng tấn công này.

Công ty Boeing đang tiến hành thử nghiệm biến thể nâng cấp tiếp theo của siêu trực thăng tấn công AH-64D Apache.

Việc nâng cấp cải tiến Apache sẽ cho phép nó có thể truyền tải video hình ảnh trong thời gian thực và điều khiển đồng thời các máy bay không người lái UAV như ,Hunter, Raven, Reaper, và B Shadow.

AH-64D Apache

Đây được xem như là một bước đột phá về mặt công nghệ mà các chuyên gia Boeing đã và đang thực hiện, nhằm hoàn thiện và tăng cường sức mạnh, khả năng chiến đấu của Apeche trong mọi điều kiện thời tiết đặc biệt là ở những khu vực có khí hậu khắc nghiệt như Afghanistan.

Các chuyên gia đã tiến hành nâng cấp AH-64D Apache Block III theo các cấp độ (level) khác nhau từ level 1 đến level 4.

Mới đây, Boeing đã thử nghiệm thành công thiết bị hiển thị video đầu cuối từ xa OSRVT MUMT-2 (One System Remote Video Terminal Manned-Unmanned Teaming Level 2) và hệ thống giao diện người dùng ,VUIT-2 (Visual User Interface Tool) trên trực thăng tấn công AH-64D Apache Block III.

Apache sẽ toàn quyền kiểm soát các UAV

Hiện tại, cấp độ tương thích cao nhất của AH-64D Apache Block III là level 4 (LOI-4) – cấp độ đảm bảo khả năng xem video từ camera của máy bay không người lái, kiểm soát tải trọng của nó, và tác động đến quĩ đạo bay của UAV trong một số tình huống nhất định.

Dự kiến ở cấp độ cuối cùng - level 5 (LOI-5), Apache sẽ toàn quyền kiểm soát các UAV ở tất cả các giai đoạn của chuyến bay, bao gồm cất cánh và hạ cánh.

Hệ thống điều khiển hỏa lực của AH-64D Apache Block III được nâng cấp để trở nên tinh vi hơn

Boeing cho biết rằng, việc cải tiến siêu trực thăng tiến công Apache Block III bao gồm việc nâng cấp radar điều khiển hỏa lực (FCR) xử lý phát hiện bám sát mục tiêu, hệ thống liên kết dữ liệu (TCDL - Tactical Common Data Link), cảm biến khí tượng (IMC) và nâng cấp các trạm kiểm soát UAV.

Một nguyên mẫu của thiết bị kiểm soát bay UAV trên trực thăng MD 530F đã được đem thử nghiệm tại Utah và thử nghiệm thực địa tại Afghanistan.

Trong một cuộc thử nghiệm khác, thiết bị tích hợp người lái – không người lái MUMT-2 (Manned-Unmanned Teaming Level 2) đã được sử dụng trên máy bay trực thăng OH-58D Kiowa.

Đây là một hệ thống hiển thị video đầu cuối từ xa (OSRVT - One System Remote Video Terminal) của công ty AAI, nó giúp trực thăng có thể nhận được hình ảnh và video từ một máy bay không người lái nhờ một thiết bị truyền dữ liệu kỹ thuật số (DDL).

Hệ thống hiển thị mục tiêu cũng được cải tiến

AH-64D Apache Block III L 4 (level 4) không phải là máy bay trực thăng đầu tiên của Mỹ  có cấu trúc hệ thống mở.

Đã có những máy bay trực thăng như CH-47F và MH-47G Special Operations Chinooks  với kiến trúc hệ thống tổng thể (CAAS), có thể kết hợp được với các hệ thống của trực thăng Apache.

Visual User Interface Tool

Theo các chuyên gia của Boeing, AH-64D Apache Block III Level 4 có khả năng trực tiếp điều khiển và nhận dữ liệu từ UAV trong thời gian thực, giúp trực thăng tăng cường khả năng quan sát, xử lý tình huống  ở cả bốn hướng khác nhau.

Thông qua kết quả của quá trình thử nghiệm, người ta đã đánh giá được hiệu quả cũng như sức mạnh của biến thể hiện đại AH-64D Apache Block III cấp độ 4.

Có thể nói, khi được trang bị thêm các hệ thống có khả năng điều khiển UAV, trực thăng Apache không khác nào "hổ mọc thêm cánh".

Nó mạnh hơn, "hung hãn" hơn, đa năng hơn và vô đối hơn. Đây quả là một ưu thế vô cùng to lớn của Apache Block III Level 4 so với các trực thăng tấn công hiện đại khác và so với các biến thể Apache trước đó của nó.

Việc truy cập vào các UAV sẽ cho phép các phi công quan sát các khu vực rộng lớn trên chiến trường

Trước hết, việc truy cập vào các UAV sẽ cho phép các phi công quan sát các khu vực rộng lớn trên chiến trường.

Các UAV thường hoạt động ở độ cao cao hơn so với Apache rất nhiều và cách máy bay trực thăng một khoảng nhất định. Như vậy, phi công không chỉ có thể nhìn thấy các khu vực xung quanh vị trí của trực thăng, mà còn có thể quan sát được các khu vực xung quanh UAV.

Thứ hai, phi công và xạ thủ có thể đoán biết được các mối đe dọa tiềm ẩn và có thể quan sát mục tiêu từ những góc độ khác nhau.

Apache Block III được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện đại (TADS), gắn ở mũi máy bay. Thiết bị này chứa máy ảnh truyền hình, cảm biến hồng ngoại với độ phóng đại cực cao và thiết bị laser chiếu xạ mục tiêu.

Các hệ thống của Apache và UAV có khả năng tương thích với nhau

Sử dụng TADS, Apache có thể quan sát chiến trường, phát hiện, bám sát mục tiêu và chiếu tia laser để tấn công mục tiêu.

Nhưng nếu mục tiêu được ẩn đằng sau địa vật hoặc công sự, phi công không thể phát hiện và đánh giá được các mối đe dọa từ mục tiêu.

Tuy nhiên, việc sử dụng một UAV dẫn đường, cho phép phi công có thể phát hiện vị trí chính xác của mục tiêu, kịp thời phán đoán và xử lý các tình huống bằng cách truy cập vào các kênh thị tần của camera UAV.

Apache có thể chia sẻ những thông tin này với các trực thăng Apache khác, bộ binh, máy bay do thám...

Thứ 3, rất nhiều máy bay không người lái hiện nay cũng sử dụng thiết bị laser chiếu xạ mục tiêu. Hệ thống này hoàn toàn tương thích với hệ thống điều khiển tên lửa của máy bay trực thăng.

Khi nhận được tín hiệu từ UAV, Apache sẽ "qua mặt" thống phòng không và hỏa lực pháo binh và tấn công mục tiêu từ xa mà chúng không hề hay biết.

Trong trường hợp này, hệ thống điều khiển tên lửa Hellfire của Apache, thiết bị lases chiếu xạ mục tiêu của UAV phối hợp hoạt động với nhau thông qua các kênh dữ liệu.

Các hệ thống này có khả năng làm việc trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lần đêm. Đặc biệt, nếu như việc tấn công mục tiêu bất thành thì ngay lập tức nó có thể lặp lại đòn tấn công cho đến khi tiêu diệt được mục tiêu.

Apache sẽ còn tiếp tục được nâng cấp

Thứ tư, trên cơ sở những dữ liệu nhận được từ UAV, Apache có thể chia sẻ những thông tin này với các trực thăng Apache khác, bộ binh, máy bay do thám, hoặc gửi chúng đến sở chỉ huy và đợi lệnh.

Việc thử nghiệm các hệ thống cải tiến trên Apache sẽ tiếp tục được tiến hành ở sa mạc và các khu vực đồi núi có khí hậu khắc nghiệt (như Utah, Afghanistan), để đánh giá tác động của bão cát và nhiệt độ tối đa tới hoạt động của hệ thống.

Trịnh Tuân (Theo Topwar)
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...