Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Finding out ADS scholarship

Commercialization
swallow up
multilateral

4 tiêu chí: • Academic results • Work experience • Relevance of proposed
study • Potential contribution to Vietnam's development

3. Với các bạn nhóm normal group
- Điểm IE <=6.0, có band dưới 5.5 (nếu được hb) thì sẽ được đào tạo từ
t4 đến t9/2011, tùy thuộc điểm thấp được đào tạo dài tháng hơn. ADS chỉ
tính kết quả thi IE vào giữa tháng 9/2011 do chính ADS tổ chức thôi. Giả
sử trước tháng 9.2011, bạn thi được IE 6 rồi và không band nào <5.5
nhưng không phải kỳ thi do ADS tổ chức, điểm của bạn cũng không được
công nhận
- Với bạn được IE=6, no band<5.5 thì đã đủ điểm tối thiểu của ADS nên
không được đào tạo tiếng anh nữa. Nếu khóa học của bạn yêu cầu 6.5 thì
bạn phải chủ động thi lại và đáp ứng điểm IE này trước khi đi học. (câu
này bạn tớ hỏi sau khi đã kết thúc seminar)/ Các bạn này cũng không được
đào tạo 10 tuần tiếng anh ở bên Úc đâu. Cô Nhiệm nói không có kinh phí
cho các bạn vì đã đủ điểm IE rồi.
4. Về việc xét hồ sơ: sau mỗi vòng (từ hồ sơ, điểm IE, gặp Academic và
pv) bạn đều được đánh giá và được chấm điểm. Sau đó hội đồng JSC sẽ đánh
giá dựa trên tất cả các vòng của thí sinh để chọn lựa
5. Cuối giờ sau khi nhiều bạn về, cũng còn một số bạn ở lại hỏi thêm cô
Nhiệm về lựa chọn ở vòng này. Cô nói bây giờ còn 200 bạn, mà chỉ còn hơn
100 suất hb. Tớ đoán thôi nhé, chắc là gần 100 xuất đã được trao cho FT
(Fast truck) rồi, còn lại của normal group

(Nhóm FT được định nghĩa là IELTS ít nhất 6.5 và ko có band nào dưới 6.0)
Theo quy định cũ của ADS, điểm IE đầu ra là 6.0, không band nào dưới 5.5
sẽ được tham gia 10 tuần học tiếng Anh tại Úc cho đạt đến 6.5 (no
individual band dưới 6.0) nhưng theo quy định của 2012, điểm đầu ra phải
là 6.5 (no individual band dưới 6.0) và bạn có thể sẽ được đào tạo 10
tuần tiếng Anh tại úc nếu khóa học bạn chọn yêu cầu tiếng Anh cao hơn
7.0 chẳng hạn
Tuy nhiên, như mình nói ở trên, ADS rất flexible, và như vậy các bạn 6.0
sẽ không những không bị thiệt thòi chút nào mà còn được may mắn vì có
thể đi theo FT (nếu án tại hồ sơ, bạn sẽ phải thuộc nhóm ELT tại ACET).
Điều này có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ được đào tạo tiếng anh, hoặc tại
ACET hoặc tại Úc.

Học coursework thì ko có cơ hội làm PhD ở Aus nữa (không chắc lắm)

Theo mình biết thì có ba khoá học tiếng Anh, một là cho những ai 6.0: 3
tháng và hai là cho những ai dưới 6.0: 6 tháng (tất nhiên sẽ xem xét đến
các individual band) - học tại ACET; khóa còn lại là 10 tuần học tại Úc


Về tìm khóa học bẳng Cricos (gửi bạn hỏi mình về tìm khóa học do bạn
nghỉ seminar)
- Vào Goolge gõ chữ Cricos/ hoặc vào link http://cricos.deewr.gov.au
- Trong thanh công cụ của CRICOS tìm Course Search. Trong đó có các
fields như thế này
Cách 1: Bạn điền vào 1 số fields cần thiết
State: VD chọn Queensland
Course Name:
Type of Course: Ví dụ chọn Masters Degree (Coursework)
Field of Education: Ví dụ chọn - Health 07
Narrow Field: Ví dụ Public Health
Detailed Field: Bỏ qua
Foundation Studies: có thể bỏ qua
Work Component: có thể bỏ qua
Count Courses By Institution
OR:
CRICOS Course Code:
Rồi nhấn START SEARCH
Hoặc cách 2: Nếu bạn đã biết Cricos code của khóa học đó (thông qua việc
bạn đã có 1 quyển handbook về các khóa học) thì gõ vào:
CRICOS Course Code: VD như 001325D
Nhưng thú thật là người ta hay tìm theo cách 1.
Ví dụ như thế này
Course Name: Master of Philosophy - Population Health
CRICOS Course Code: 065918E
Dual Qualification: No
Field Of Education - 1st Qualification
Broad Field: 06 - Health
Narrow Field: 0613 - Public Health
Detailed Field: 061399 - Public Health, n.e.c.
Course Level: Masters Degree (Research)
Foundation Studies: No
Work Component: No
Course Language: English
Duration (Weeks): 104
Estimated Total Course Cost: $AU 59,185 (includes tuition fees plus any
additional compulsory costs)
State: Victoria
Trang này chỉ đưa ra 1 số thông tin rất cơ bản về khóa học, do vậy nếu
muốn tìm hiểu về khóa học đó gồm những môn gì bạn phải vào trang web của
trường (ở phần Institude details ngay cạnh Course details) và tìm hiểu
cụ thể


Năm 2012 thay vì 2 khối Ưu tiên đặc biệt và khối Mở, sẽ có 5 loại profiles:
1. Profile 1: Local government officials
2. Profile 2: Rural development workers
3. Profile 3: Central government officials
4. Profile 4: University lecturers and researchers
5. Profile 5: English teachers
Năm 2013
Profile IELTS Grade Point Average
1. Local Government Officials & Development Workers
IELTS certificate not required at application but encouraged
(4.5 minimum at IELTS selection test) 6.5
2 Central Government Officials
4.5 7.0
3 Tertiary Lecturers (including TESOL - gv dậy English) or Researchers
5.5 for PhD, Masters by Research and TESOL applicants 4.5 for others
7.0


To các bạn khác đang tìm supervisors: Mình đã có offer của một trường và
đang chờ offer của Griffith. Xin chia sẻ với cả nhà kinh nghiệm tìm sup
của cá nhân mình. Đầu tiên mình liên lạc theo kiểu chính thống qua
coordinator của khoá học (các khoá học đều có một hay nhiều người phụ
trách khoản này) thì nhận được câu trả lời hết sức nhụt chí anh hùng là
"đến năm 2015 e rằng chúng tôi cũng không có giáo hướng dẫn bạn". Không
nói cả nhà cũng có thể đoán được tớ nản đến thế nào. Thì thật ra có ai
biết mình là ai đâu, mình học MA ở Việt Nam, pub cũng chẳng có cái quốc
tế nào. Các giáo ở Úc gần như 100% là vô cùng bận rộn, đến chính các MA
graduates ở trường họ họ còn chẳng hướng dẫn được hết nữa là. Tớ thay
đổi chiến thuật, viết một CV chi tiết (cố gắng liệt kê tất cả các loại
giải thưởng mình có, cả các pubs ít ỏi bé nhỏ nữa), viết một bản
research experience, hoàn chỉnh proposal (xin nói trước là cái proposal
của tớ không được thuyết phục cho lắm vì chính tác giả còn mông lung về
đường hướng mà). Sau đó viết một cái mail giới thiệu bản thân, rằng thì
tôi tha thiết với đề tài này, thiết tha mong tiến sỹ/giáo sư A nhận lời
làm sup. Lục trang web của khoa, tìm tên của tất cả những thầy/cô có
research expertise liên quan đến đề tài của mình. Gửi mail đến tất cả
(có attach 3 cái file tớ vừa kể trên). Trường đầu tiên tớ gửi đến khoảng
20 thầy/cô thì mới có một người nhận (xấu hổ quá). Tiếp tục làm như thế
với trường thứ hai và cũng tìm được một thầy rất nhiệt tình. Đấy, cả nhà
xem liệu có áp dụng được cách của tớ không nhé. Hope it helps somehow.


Nói chung trong SOP thể hiện sự sáng tạo, pha chút tò mò và tự hào với
những gì bạn đã làm được, và tham vọng mong muốn được tiếp tục con đường
học tập. Phải thể hiện là bạn có khả năng teamwork, và suy nghĩ độc lập.

Bạn có thể cung cấp một số ví dụ nhỏ về những kinh nghiệm học tập/nghiên
cứu bạn đã trải qua, không nhất thiết phải là cái gì đó ghê gớm kiểu như
những công việc có thể save the world. Tuy nhiên đừng khoa trương quá.

1. Vì chúng ta là người nước ngoài nên kỹ năng viết tiếng Anh cũng như
lối tư duy khác với người Mỹ, do vậy nên sử dụng các câu đơn giản, dễ
hiểu trong SoP. Các ý đưa ra phải được diễn giải xúc tích, ngắn gọn, dễ
hiểu.

2. Bạn phải thể hiện rõ mục đích của bạn ngay từ đầu. Làm gì? Học gì?
Tại sao lại muốn làm việc đó hay chọn chương trình đó. Có nhiều cách lý
giải đơn giản như --- là ước mơ, là nhu cầu công việc, là tham vọng....

3. Giới thiệu về bản thân và những gì bạn có. Thông thường nhiều người
phạm lỗi trong phần này. Có người thì khuyếch trương thái quá nhưng
những cái họ có chẳng liên quan gì đến cái mục đích họ đặt ra cả. Có
người lại tự ti, không biết nói gì... Với tôi, tôi nói sự thực về cuộc
đời mình. Những gì tôi đã trải qua và những cảm nhận thưc sự về những lỗ
hổng của mình cần bù đắp bằng kiến thức. Đồng thời chỉ ra những khả năng
mà bản thân có để vượt qua những tình huống khó khăn để đạt những kết
quả nhất định. Đồng thời, xuyên suốt phần này tôi cố gắng tạo cho người
đọc có cảm nhận rằng cả quãng đời từ trước đến nay tôi đang sống, làm
việc hướng về cái mục đích tôi đề ra ban đầu và thực sự tôi rất cần tham
dự các chương trình học mà tôi muốn xin vào.

4. Phần tiếp theo là trình bày những hiểu biết của bản thân về lĩnh vực
mình xin học, về trường học, chương trình học, các môn học. Nếu bạn thể
hiện rằng bạn đã nghiên cứu kỹ về vấn đề này người đọc sẽ nhìn nhận rằng
bạn là một người nghiêm túc và là kẻ họ cần. Trong phần này bạn nên khéo
léo đưa ra những điểm đáng chú ý của chương trình học, môn học và khẳng
định rằng những yếu tố đó chính là cái mà bạn đang tìm và chỉ ở chương
trình học đó, trường đó mới có hay hoàn toàn phù hợp với khả năng của bạn.

5. Phần tiếp theo nên nói sơ qua về những khó khăn có thể bạn sẽ vướng
phải khi tham gia học như tài chính, tâm lý... Và đưa ra nhưng giải pháp
khắc phục (nếu bạn đã có học bổng thì nên bỏ phần này)

6.Căn cứ vào những gì đã trình bày ở trên, bạn khẳng đinh rằng việc học
tập của bạn tại trường, chương trình đó là một cơ hội tuyệt vời cho bản
thân, gia đình, xã hội. Nếu điều đó xảy ra thì bạn sẽ có thêm kiến thức
để làm những công việc mà bạn đang dự định, có thể đóng góp được một cái
gì đó cho sự nghiệp chung của trường, ngành khoa học, đất nước... Tóm
lại, trong phần này phải nói thật rõ những gì mình dự kiến sẽ làm trong
quá trình học tập và ý nghĩa của công việc đó cũng như những thành quả
đạt được.

7. Kết thúc bài viết. Bạn nên đưa ra những cam kết, niềm tin, và những
lời lẽ mà bạn cho là có sức thuyết phục nhất. Ví dụ: Những gì tôi viết
trên đây chỉ là một phần của cuộc đời tôi đã đi qua, với tương lai, mọi
cái đều ở trước mắt, xin quý ngài hãy cho tôi một cơ hội để thử thách
khả năng thực sự của mình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...