Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Khởi công xây đập thủy điện Hạ Se San 2 gây tranh cãi


Khởi công xây đập thủy điện Hạ Se San 2 gây tranh cãi

(LĐO) - Thứ tư 08/05/2013 10:45

    Việc dự án khổng lồ về thủy điện - đập Hạ Se San 2 - của Campuchia bắt đầu khởi động đang gây nhiều tranh cãi, bởi sẽ ảnh hưởng đến mưu sinh của hàng triệu người dựa vào sông Mêkông để sinh tồn.

    Đập thủy điện Hạ Se San 2 có công suất 400 megawatt. Tháng trước, công nhân bắt đầu chuẩn bị một khu vực ở vùng đông bắc Campuchia cho dự án khổng lồ về thủy điện này. Theo đó, hàng ngàn người sống trong những khu vực sẽ bị ngập dưới hồ chứa nước rộng 300 kilômét vuông đã được thông báo phải di dời.

    Ðập nước dài khoảng 8km với kinh phí 800 triệu USD trên con sông Se San, một nhánh chính của sông Mêkông, sẽ phải mất 5 năm để xây.

    Thiệt hại nặng về thủy sản

    Những người không ủng hộ dự án nói rằng tổn phí thực sự của đập nước này chính là việc hàng triệu người mưu sinh và dựa vào nguồn cá để có được protein sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Tại Campuchia, cá chiếm tới 80 phần trăm nguồn protein động vật của người dân.

    Người dân Campuchia ăn nhiều cá nước ngọt hơn bất cứ người dân nước nào trên thế giới- theo ông Erin Baran - nhà nghiên cứu cấp cao của WorldFish, một tổ chức độc lập nghiên cứu về an ninh lương thực.

    Các nhà khoa học ước lượng, đập số 2 ở hạ nguồn sông Se San có thể làm cho tổng sản lượng cá trong vùng châu thổ sông Mêkông giảm đi 9,3 phần trăm.

    "Như thế có nghĩa là 9,3 phần trăm của 2,1 triệu tấn - một con số khổng lồ. Nói cách khác, sự thất thu theo dự kiến là khoảng 200 ngàn tấn mỗi năm, cao hơn nhiều so với toàn bộ khu vực hải sản của Australia và cao gấp 9 lần so với sản lượng cá trong lục địa đánh bắt được ở Ðức hay ở Mỹ"- ông Baran cho biết thêm.

    Các nhà khảo cứu nhận cho hay, trong số hàng chục đập trên những nhánh sông dự kiến sẽ xây ở Lào, Việt Nam và Campuchia, đập Hạ Se San 2 tính đến nay gây thiệt hại nhiều nhất cho ngư nghiệp.

    Đập Hạ Se San 2 thuộc hạ nguồn giao điểm của 2 trong số 3 con sông lớn là sông Se San và sông Sêrêpôk. Bức tường dài 8km của đập nước sẽ ngăn loài cá thiên di - vốn chiếm 40 phần trăm tất cả loài cá trong hệ thống sông ngòi này - không đến được thượng nguồn để đẻ trứng.

    Sẽ còn nhiều tác động xấu

    Cuộc khảo cứu cũng phát hiện là đập Hạ Se San 2 sẽ giảm thiểu từ 6 đến 8 phần trăm lưu lượng phù sa giàu chất dinh dưỡng, là nguồn cấp thiết để chăm bón cho những cánh đồng lúa nhỏ của hàng trăm ngàn người sống ở mức chỉ đủ để tồn tại.

    Ông Pa Tou- 37 tuổi, một trong những người phải di dời khỏi khu vực lòng hồ- cho hay, không có ai trong số 400 gia đình thuộc dân tộc thiểu số ở xã Srekor trên bờ sông Se San muốn rời bỏ khu này.

    Ông Pa Tou nói rằng đập nước sẽ khiến họ mất hết - những cánh đồng, những mảnh vườn trồng cây và nhà cửa. Hiện nay, họ có thể trồng đủ lúa trong 1 năm để tự nuôi sống cho năm tiếp theo và họ có thể nuôi một số gia súc để ăn thịt và để bán.

    3 người con gái của ông Pa Tou cho biết sẽ không còn các điều kiện như thế ở địa điểm định cư mới, cách con sông hàng kilômét. Ông Pa Tou cho biết, đất ở đó rất cằn cỗi không trồng trọt được - phần lớn là đá sỏi hay đầy cây lớn, không có y tế và trường học.

    Cuộc khảo cứu cảnh báo rằng một loạt các đập nước trên dòng chính dự định xây ở Lào và Campuchia sẽ còn gây những tác động tệ hại hơn nữa, có thể tới "75 phần trăm lượng phù sa sẽ bị các đập này chặn lại".

    Do đó, các nước xây đập trên dòng chính của sông Mêkông trước hết phải thực hiện các cuộc nghiên cứu chi tiết về tác động để đo lường xem những đập này ảnh hưởng như thế nào.

    Bà Ame Trandem- Giám đốc Chương trình Ðông Nam Á của các Dòng sông quốc tế, một tổ chức độc lập về môi trường - nói rằng việc đánh giá tác động đối với môi trường của đập Hạ Se San 2 "hoàn toàn thiếu sót" và Chính phủ Campuchia cần xem xét lại.

    Theo VOA


      Sent from
      my iPad

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét

      (Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

       Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...