Định giá công nghệ - Kỳ 1: Định giá theo thị trường
Trong phương pháp định giá theo thị trường, người ta phân tích các giao dịch có thể so sánh được để xác định giá trị một công nghệ. Để có được kết quả chính xác từ phương pháp này cần có các điều kiện sau: Một thị trường năng động với các công nghệ có thể so sánh được; Các công nghệ có thể so sánh được được bán và các điều khoản hợp đồng mua bán là đã biết; Các bên giao dịch độc lập và có thiện chí. Với công nghệ thuộc các lĩnh vực như: dược phẩm, hoá mỹ phẩm, giải khát... DN có thể áp dụng phương pháp định giá này để có được các kết quả chính xác nhất.
Nguyên tắc 3 - 5%: Khi chuyển giao quyền sử dụng các công nghệ quan trọng, đối với nhiều ngành công nghiệp thông thường, mức giá kỳ vụ (royalty) của công nghệ thường từ 3 đến 5% giá bán sản phẩm được sản xuất theo công nghệ được chào. Do mức giá này là phổ biến, nên bên nhận chuyển giao quyền sử dụng thường cảm thấy thoải mái với mức giá kỳ vụ này, và ngược lại, họ sẽ thấy không thoải mái với mức giá kỳ vụ cao hơn.
Chuẩn công nghiệp: Việc định giá công nghệ dựa trên các chuẩn công nghiệp là một trong những cách thường được sử dụng nhất trong chuyển giao quyền sử dụng công nghệ. Giá công nghệ trong các ngành công nghiệp cụ thể như sau:
Ngành công nghiệp máy tính: Mức giá kỳ vụ ở ngành công nghiệp máy tính phần cứng thường vào khoảng 1-5%, bị ảnh hưởng bởi việc IBM áp dụng tỷ lệ này trong chính sách chuyển giao quyền sử dụng của họ năm 1988. Trong khi đó, các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phần mềm máy tính lại có thể có các mức giá kỳ vụ rất cao (đến 25%) do lãi ròng của các sản phẩm phần mềm này lớn. Chương trình cơ sở, bán kèm cùng với phần cứng máy tính, thường được chuyển giao quyền sử dụng với giá ít nhất là từ 0,5 đến 1 USD một bản sao.
Ngành công nghiệp công nghệ sinh học: Các bên thương lượng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng ngày càng thích thể hiện mức phí kỳ vụ ở dạng tỷ lệ chia lợi nhuận thuần trước thuế hơn là ở dạng phần trăm theo giá bán lẻ, và tỷ lệ chia lợi nhuận đối với ngành công nghệ này thường ở mức 50/50, nếu tính thành mức phí kỳ vụ thì tương đương từ 8 đến 12% giá bán lẻ.
Ngành công nghiệp ô tô: mức giá kỳ vụ đối với các công nghệ được mua vào thường dưới 5%, chủ yếu là dưới 2%. Đối với các công nghệ được bán, mức giá kỳ vụ thấp và thường là ở ngưỡng từ 5 đến 10%.
Ngành công nghiệp chăm sóc sức khoẻ: mức giá kỳ vụ trong các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đối với các thiết bị chăm sóc y tế thường là từ 2 đến 10%, và đối với các hợp đồng bán công nghệ thường là từ 5 đến 10%.
Ngành công nghiệp điện gia dụng: các mức giá kỳ vụ thường thấp do khối lượng sản phẩm đồ gia dụng được sản xuất và bán ra rất lớn và lợi nhuận thuần thấp và thường là dưới 1% (đối với các sản phẩm có giá bán cao) và đến khoảng 3% (đối với các sản phẩm có giá bán thấp).
Mức giá kỳ vụ đối với các công nghệ có kết hợp phần mềm thường nằm trong khoảng từ 0% (ví dụ cho việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu Dolby trên các sản phẩm máy cassett compact) đến tận 50% (đối với các sản phẩm là phần mềm trò chơi điện tử).
Đấu giá: Đấu giá có lẽ là phương pháp đơn thuần nhất để xác định giá trị thị trường của một công nghệ. Theo lý thuyết, giá cao nhất được trả sẽ phản ánh đúng nhất giá trị thị trường của công nghệ mà không cần sử dụng bất cứ phương pháp định giá nào khác.
P> align="justify">
Định giá công nghệ quy trình sản xuất sản phẩm X của Cty TL, khi Cty này định chuyển giao quyền sử dụng cho Cty NOP (Sử dụng phương pháp định giá theo thị trường) 1. Cty AIP vừa chuyển giao quyền sử dụng một quy trình đã được cấp bằng độc quyền sáng chế, tương tự như quy trình của Cty T.L, với phí trả ban đầu là 50,000 USD và mức giá kỳ vụ là 3% giá bán lẻ của sản phẩm. Bằng độc quyền công nghệ của Cty AIP hết hiệu lực vào 2010. 2. Tổng doanh số của Cty AIP đối với sản phẩm được sản xuất theo quy trình chuyển giao quyền sử dụng ước tính là 2.000.000 USD năm 2006 và sẽ tăng 20% mỗi năm trong các năm sau đó. 3. Quy trình hoá học của Cty TL giúp giảm 15% chi phí sản xuất so với quy trình của AIP, và Cty NOP ước tính lượng sản phẩm sản xuất theo quy trình chuyển giao quyền sử dụng sẽ tăng 40% so với Cty AIP. Bằng độc quyền sáng chế của "X TL" sẽ hết hiệu lực vào năm 2009. Vì bằng độc quyền sáng chế AIP sẽ hết hiệu lực vào năm 2010, giá trị hiện thời sẽ tương đương với giá trị dòng tiền mặt trong 5 năm đầu tiên. Sử dụng tỷ lệ khấu trừ là 20%, giá trị hiện thời sẽ là 250.000 USD. Tiếp theo, số tiền này phải được điều chỉnh để phản ánh sự khác nhau giữa hai quy trình. Trước hết, bằng sáng chế "X TL" sẽ hết hiệu lực trước bằng AIP 1 năm, do đó cần tính lại giá trị hiện thời của dòng tiền mặt chỉ cho 4 năm đầu, và giá trị hiện thời sau khi đã được tính lại là 210.000 USD. Quy trình công nghệ "X TL" làm giảm 15% chi phí sẽ làm tăng giá trị của nó, nhưng lợi nhuận tăng lên này cần được chia công bằng cho "X TL" và NOP. Giả sử rằng tỷ lệ chia công bằng là 50/50, thì giá trị hiện thời đã được điều chỉnh sẽ tăng 7,5% và thành 225.750 USD. Cuối cùng, vì Cty NOP tăng công suất được 40% khi áp dụng công nghệ chuyển giao quyền sử dụng nên giá trị hiện thời một lần nữa cần điều chỉnh tăng lên (40%) để phản ánh dòng royalty dự tính cao hơn. Giá trị hiện thời sẽ là 316.050 USD, tức khoảng 5,1 tỷ đồng VN. (Lưu ý: các số liệu và tên sản phẩm trên đây đã được thay đổi để đảm bảo bí mật kinh doanh của các Cty) |
theo dddn.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét