Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Định giá công nghệ - Kỳ 4: Định giá theo số liệu

http://www.dinhgia.com.vn/?artid:1385:Dinh-gia-cong-nghe---Ky-4:-Dinh-gia-theo-so-lieu.html

Cập nhật: 15/09/2009 12:39

Định giá công nghệ - Kỳ 4: Định giá theo số liệu

Cách thường được ưa dùng để định giá công nghệ là ước tính doanh thu tương lai mà việc sử dụng công nghệ mới có thể mang lại. Để ước tính được con số này cần sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, một kỹ thuật kinh doanh tiêu chuẩn và cũng chính là phương pháp được sử dụng để định giá các tài sản vô hình.

Cả bên mua và bên bán công nghệ cần phải có sự hiểu biết tốt về thị trường để định giá công nghệ sử dụng phương pháp định giá theo số liệu phân tích kinh tế. Quan trọng nhất trong việc sử dụng phương pháp này là đảm bảo xác định được giá trị chính xác của công nghệ. Cả bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao công nghệ đều phải tự phân tích kinh tế từ góc độ của mình và lý tưởng nhất là khi các kết quả của cả hai bên khớp nhau.

Lợi ích kinh tế mà công nghệ mới đem lại có thể được ước tính bằng cách sử dụng một số phương pháp khác nhau sau đây:

1. Xác định phần thu nhập chênh lệch sinh ra khi sử dụng công nghệ mới. So sánh thu nhập dự tính với thu nhập cần có từ tất cả các tài sản hữu hình và vô hình khác, có tính đến rủi ro liên quan đến từng loại tài sản. Sự chênh lệch giữa khoản thu dự tính và khoản thu cần có sẽ thể hiện giá trị của công nghệ.

2. Ước tính khoản thu từ mức phí kỳ vụ mà công nghệ chuyển giao sẽ đem lại. Tổng của khoản thu mức phí kỳ vụ này với lợi nhuận mà bên nhận chuyển giao có được từ công nghệ chính là giá trị của công nghệ đó.

3. Ước tính tất cả các tài sản kinh doanh và trừ đi giá trị của tất cả các tài sản hữu hình và vô hình khác, phần còn lại là giá trị của công nghệ.

4. Kết hợp các phương pháp trên hoặc sử dụng các phương pháp khác được sử dụng cho các trường hợp riêng biệt. Tỷ lệ khấu trừ thích hợp được áp dụng để định giá công nghệ có tính đến sự rủi ro.

Tất cả các phương pháp này đều đòi hỏi một sự phân tích chi tiết công nghệ cần định giá. Bước đầu tiên là xác định càng chính xác càng tốt lợi ích mà công nghệ mang lại.

Tiếp theo, cần xem xét các thành phần của công nghệ chuyển giao.

- Hồ sơ sáng chế: Các bằng sáng chế này là những sáng chế cơ bản hay chỉ là những cải tiến? Các bằng sáng chế này có hiệu lực ở tất cả những thị trường quan trọng hay không? Có khả năng nghiên cứu và tạo ra những cải tiến mới từ các bằng sáng chế này không?...

- Nhãn hiệu hàng hoá: Các nhãn hiệu gắn trên sản phẩm được sản xuất theo công nghệ chuyển giao có nổi tiếng tại thị trường được chuyển giao không, nếu có nổi tiếng đến mức nào? Các nhãn này có được bảo hộ bằng một chính sách bảo hộ thích hợp không? Bên chuyển giao đã làm những gì để quảng bá nhãn hiệu trước đó? Và bên chuyển giao đưa ra những điều kiện gì trong hợp đồng chuyển giao liên quan đến nhãn hiệu này?

- Bí quyết công nghệ: Bí quyết công nghệ có đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và bán sản phẩm chuyển giao không? Ai sẽ trả tiền cho việc chuyển giao bí quyết? Phần nào của bí quyết công nghệ là bí mật thương mại, phần nào là phần dễ bắt chước?

- Sản phẩm bản quyền: Có dễ tạo lại các sản phẩm bản quyền hay không? Nếu đó là các sản phẩm phần mềm hoặc các chương trình cơ sở, việc cung cấp mã nguồn có hiệu quả như thế nào, và liệu có cần chỉnh sửa gì khi ứng dụng không?

Cán bộ thuộc các bộ phận sản xuất, tài chính, nghiên cứu và phát triển, phát triển thị trường cần làm việc, thảo luận với nhau để trả lời các câu hỏi trên.

Cán bộ sản xuất có thể xác định xem nguyên liệu nào, thiết bị nào là mới, và chi phí nhân công liên quan đến việc sản xuất sản phẩm kết hợp công nghệ mới, và liệu có thể sử dụng công nghệ mới trên nền cơ sở hạ tầng sẵn có hay phải thay đổi, bổ sung cho cơ sở hạ tầng, và chi phí cho sự thay đổi, bổ sung này là bao nhiêu.

Các cán bộ phòng tài chính cần xác định chi phí cần thiết để chạy thiết bị có công nghệ mới trong sản xuất, và định mức sản xuất phải là bao nhiêu để có thể có lợi nhuận. Các cán bộ phòng nghiên cứu và phát triển cần đánh giá công nghệ và các phương án thay thế khác và xác định xem cần phải có những phát triển bổ sang nào để đưa công nghệ vào sản xuất.

Phòng phát triển thị trường cần xác định các sản phẩm cạnh tranh và đánh giá triển vọng thị trường và giá bán tiềm năng của sản phẩm mới. Ước tính lượng bán của sản phẩm thường được dựa trên mô hình vòng đời sản phẩm, trong đó lượng sản phẩm bán tăng chậm trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm, tăng nhanh trong giai đoạn giữa, và đạt đến cực đại khi vòng đời sản phẩm đã đạt đến giai đoạn trưởng thành, sau đó sẽ giảm. Thời gian và độ phát triển của vòng đời sản phẩm phụ thuộc vào sản phẩm và thị trường trong đó có sản phẩm.

Có thể ước tính dòng tiền dự tính cho suốt vòng đời của công nghệ, và có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp phân tích. Dòng tiền thu của bên chuyển giao sẽ bao gồm tiền trả ban đầu, các phí kỳ vụ, và các khoản thanh toán khác đã quy định trong hợp đồng chuyển giao. Dòng tiền chi của bên chuyển giao sẽ bao gồm các chi phí cho việc chuyển giao công nghệ cho bên nhận chuyển giao, chi phí việc phát triển tiếp công nghệ, chi phí quản lý và theo dõi các hợp đồng chuyển giao, chi phí duy trì hiệu lực các bằng độc quyền, và các chi phí khác. Dòng tiền thu của bên nhận chuyển giao bao gồm thu nhập có được từ việc bán các sản phẩm có ứng dụng công nghệ chuyển giao, trong khi đó dòng chi của anh ta bao gồm các khoản thanh toán phí kỳ vụ, chi phí có việc phát triển sản phẩm và phát triển thị trường, các khoản đầu tư tư bản và các khoản khác.

Trong tất cả các phân tích, các thông tin và các khoản chi phí cụ thể đều không biết. Nhiều kỹ thuật phân tích đã được phát triển cho phép kết hợp những thông tin và chi phí chưa biết này vào trong các phân tích. Một trong những phương pháp đó là phương pháp phân tích quyết định, trong đó người ta hình dung ra chuỗi các sự kiện và các khả năng để các sự kiện đó xảy ra, từ đó hình dung và ước tính được chi phí có thể có. Các vấn đề khác cũng cần xem xét là sẽ chuyển giao hay không, các điều khoản chuyển giao, xác định các thị trường cụ thể hay không, đầu tư tư bản... Dựa vào các khả năng của từng phương án và chi phí kinh tế cần ước tính được rủi ro và tiềm năng thị trường của công nghệ.

theo dddn.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...