Định giá công nghệ - Kỳ 3: Định giá theo chi phí
Phương pháp định giá công nghệ theo chi phí nghĩa là xem giá trị của công nghệ (hoặc một tài sản bất kỳ nào khác) là chi phí để thay thế bằng một công nghệ giống hoặc một công nghệ tương đương. Mọi người thường cho rằng giá trị của một công nghệ bằng giá của nó cộng với giá trị thương mại, nhưng thực tế lại cho thấy điều này thường không đúng.
Phương pháp định giá theo chi phí không tính đến giá trị thương mại của công nghệ, cả giá trị thương mại thực tế mà công nghệ đã có cũng như giá trị thương mại tiềm năng mà nó có thể có. Các phương pháp định giá theo chi phí có thể hữu dụng trong việc xác định xem nên mua công nghệ hay nên tự nghiên cứu phát triển công nghệ, có tính cả việc chi phí cho việc đăng ký bảo hộ độc quyền công nghệ. Ngoài ra, phương pháp định giá theo chi phí có thể được bên chuyển giao sử dụng để hỗ trợ việc xác định mức giá sàn có thể chấp nhận được trong các điều khoản của hợp đồng chuyển giao.
Một phương pháp định giá theo chi phí thường được sử dụng là định giá dựa trên tổng chi phí liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển công nghệ. Tổng đầu tư bao gồm chi phí để phát triển công nghệ, và các chi phí để đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với công nghệ (như chi phí nộp đơn sáng chế, chi phí đại diện sở hữu công nghiệp...). Một cách khác là ước tính chi phí tái tạo lại công nghệ. Sự giảm giá trị và sự lỗi thời về chức năng kỹ thuật cũng như lỗi thời về kinh tế cũng là những yếu tố cần được tính đến. Với cả hai cách định giá theo chi phí như trên, giá chuyển giao công nghệ sẽ bằng tổng của kết quả tính được theo các cách trên cộng với chi phí chuyển giao và các khoản chi phí rủi ro khác trong đàm phán hợp đồng chuyển giao.
Chi phí cơ hội trong đầu tư công nghệ có thể là yếu tố cần tính đến khi sử dụng phương pháp định giá theo chi phí, nếu muốn. Mặc dù có cái gì đó không được chính xác, các yếu tố trong chi phí cơ hội là hữu dụng trong một số trường hợp, đặc biệt là khi cần phải lựa chọn giữa việc sẽ chuyển giao công nghệ cho người khác hay tiếp tục sản xuất sản phẩm có gắn công nghệ. Để ước tính được chi phí cơ hội, cần xác định các yếu tố thể hiện giá trị lợi nhuận trung bình sinh ra từ các nguồn của Cty và xác suất thành công trong thương mại của công nghệ. Sau đó, áp các yếu tố này vào tổng các chi phí trực tiếp cho công nghệ để xác định giá trị của các nguồn được dành cho công nghệ, cho dù thực tế nó được dùng trong một lĩnh vực khác.
Ví dụ:
Cty XYZ đã nghiên cứu phát triển và đã được cấp bằng độc quyền sáng chế đối với
P> align="justify"> Bảng 1: Chi phí nghiên cứu và phát triển quy trình hoá học của Cty XYZ (Đơn vị: nghìn USD) |
một công nghệ hoá học. Chi phí liên quan đến công nghệ này được thể hiện trong Bảng 1. Điều kiện kinh doanh của Cty hiện đã thay đổi, và họ quyết định sẽ bán quy trình công nghệ này. Hãy định giá công nghệ sử dụng phương pháp định giá theo chi phí.
Tổng chi phí liên quan đến việc nghiên cứu phát triển và đăng ký bảo hộ công nghệ trên là 2.790.000 USD. Tuy nhiên, số tiền này cần phải được tính theo giá trị tiền USD hiện thời (giá trị tiền USD của năm thứ 5) bằng cách điều chỉnh tổng trên theo mức lạm phát như được chỉ ra trong Bảng 2.
P> align="justify"> Bảng 2: Chi phí nghiên cứu và phát triển công nghệ hoá học được điều chính tính đến yếu tố lạm phát (Đơn vị: nghìn USD) |
Do đó, giá của quy trình công nghệ hoá học nêu trên tính theo phương pháp định giá công nghệ theo chi phí sẽ bằng 2.962.000 USD (giá này không bao gồm giá thiết bị đi kèm theo công nghệ).
theo dddn.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét