Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Giải pháp nào cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm? - (tham khảo thêm về thoát vị đĩa đệm - chứ dùng cách này vừa tốn tiền vừa mang tật)

http://dantri.com.vn/suc-khoe/giai-phap-nao-cho-benh-nhan-thoat-vi-dia-dem-691994.htm
Thứ Sáu, 01/02/2013 - 07:07   

Giải pháp nào cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm là 1 căn bệnh phổ biến nhưng ít được chú ý do diễn tiến âm thầm, không gây khó chịu nhiều, thậm chí không có biểu hiện. Chỉ đến khi bệnh nặng, bệnh nhân mới thực sự nghĩ đến việc điều trị dứt điểm.

Đau lưng khi hoạt động

 

Anh Nguyễn Văn Trung (Ba Đình, Hà Nội) bị đau ở cổ và lan xuống lưng. Lúc đầu chỉ cần nghỉ ngơi, xoa bóp 2-3 ngày là đỡ nhưng càng ngày các cơn đau càng dai dẳng, khiến anh gặp khó khăn trong các hoạt động hằng ngày đến mức phải dùng thuốc giảm đau. Đi khám anh mới biết đĩa đệm của mình giãn to, gây phồng nên phồng đĩa đệm và chèn ép lên dây thần kinh xung quanh.

 

Còn chị Lê Thu Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội), lại bắt đầu với triệu chứng đau nhói ở lưng, kéo xuống mông và chân phải. Cơn đau kéo dài và nặng hơn khi chị phải di chuyển nhiều hoặc ngồi làm việc quá lâu. Tham vấn cùng bác sĩ, chị Hà mới biết mình bị thoát vị đĩa đệm đốt sống L4/5, chèn vào rễ thần kinh bên phải và đây cũng là nguyên nhân gây nên cơn đau của chị.

 

Điều trị - Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ

 

Nếu nhẹ thì bệnh nhân có thể điều trị theo phương pháp bảo tồn, sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm hay steroid để kiểm soát cơn đau để kiểm soát cơn đau (kiểu này là tư vấn để nằm chờ chít đây). Bệnh nhân cần tiến hành thủ thuật tạo hình nhân (giải áp đĩa qua da, tên tiếng Anh: Nucleoplasty) – phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn sử dụng công nghệ plasma để loại bỏ các mô tại trung tâm đĩa.

 

Thiết bị plasma được đưa vào đĩa đệm thông qua một cây kim. Loại bỏ mô nhân tại nhân đĩa đệm có tác dụng giảm áp lực đĩa đệm tạo ra lên các rễ thần kinh xung quanh, qua đó cắt đứt cơn đau.

 

Hoặc phương pháp disc FX - một kỹ thuật tân tiến, xâm lấn cột sống tối thiểu, được thiết kế để có thể chữa trị các phần bị tổn thương mà không ảnh hưởng đến xung quanh. Disc FX cho phép kết hợp nhiều phương pháp chữa trị so với các phương pháp khác. Phương pháp này sử dụng thiết bị Trigger-Flex Bipolar, được thiết kế đặc biệt để xâm nhập và chữa trị các phần khác nhau của đĩa. Thiết bị Trigger-Flex phát ra một dạng năng lượng đặc biệt của sóng Radio. Khác với những loại năng lượng khác, năng lượng sóng Radio có tác dụng chữa trị cả những phần có tiềm năng bị tổn thương của đĩa. Kết quả giúp bệnh nhân hết đau ngay sau khi phẫu thuật.

 

Nếu nặng thì có thể thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt gọt phần đĩa đệm thoát vị chèn vào rễ thần kinh bên phải, đồng thời cấy ghép dụng cụ hỗ trợ cột sống nhằm bảo vệ cột sống và hỗ trợ di chuyển linh hoạt cho cột sống (phương pháp này tiếng Anh gọi là Discectomy và Stenofix). Theo bác sĩ David Wong, chuyên gia về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại bệnh viện Raffles Hospital, cho biết khả năng thành công của ca phẫu thuật theo loại hình này thường là 95% và cho phép bệnh nhân có thể chơi thể thao trở lại sau 6 tuần.

 

Thời gian phẫu thuật thường kéo dài khoảng hơn 2 giờ đồng hồ với một vết rạch nhỏ khoảng 3cm sau lưng dưới.

 

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được sự hỗ trợ của chuyên gia vật lý trị liệu. Cùng với sự chăm sóc tận tình của các y tá, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và được ra viện sau 3 ngày nằm viện.

 
 
Bác sĩ David Wong là chuyên gia về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại bệnh viện Raffles Hospital và là bác sĩ tư vấn không thường trực tại SGH từ 2005 và Dubai Hospital vào năm 2006. Ông được đào tạo chuyên về chấn thương cột sống, bao gồm bệnh vẹo cột sống, u xương và viêm xương, nứt xương cột sống và thoát hóa cột sống nguyên nhân gây ra đau cổ và lưng mãn tính. Ông là chuyên gia về thay đĩa đệm nhân tạo cho bệnh đau cổ mãn tính và lưng dưới cũng như phẫu thuật cho bệnh vẹo cột sống.

 

Ông còn là chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật Nucleoplasty. Ông là thành viên của Spine Sectrion - hiệp hội chấn thương chỉnh hình châu Á Thái Bình Dương.

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Văn phòng Thông tin Y tế bệnh viện Raffles tại Việt Nam theo địa chỉ:

Tại Hà Nội:

Số 27 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội

ĐT: 04 - 37153826/ 0984 806 869

Email: healthcare@orientalstar.vn

Số 50 Võ Thị Sáu, Quận Hai Bà Trưng

ĐT: 0913 560 450/ 0942 478 885

Email: info@ossc.com.vn

Tại Hồ Chí Minh:

Lầu 6, Khu B, tòa nhà Indochina Park Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1.

ĐT: 08-2220 2088 / 0978 161 825

Email: hcm@ossc.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...