Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Ninh Bình: Đề tài tiền tỷ cấp Bộ đang “sống dở, chết dở”

thttp://www.gdla.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1241&Itemid=109
Ninh Bình: Đề tài tiền tỷ cấp Bộ đang "sống dở, chết dở"								  	
15/09/2010
Năm 2006 -2007, Ninh Bình được Bộ Khoa học Công nghệ đầu tư Dự án "Xây dựng trại sản xuất giống cua biển tại vùng đầm nước lợ xã Kim Đông, huyện Kim Sơn" với kinh phí 1,6 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng của tỉnh 100 triệu đồng.

Dự án nhằm cung cấp cua giống tại chỗ cho bà con. Đây là một trong những dự án quan trọng hiện nay ở Ninh Bình giúp nông dân những vùng quá khó khăn ven biển Kim Sơn có điều kiện xây dựng các mô hình ổn định từ đó nhân ra diện rộng. Quan trọng là vậy nhưng ngành khoa học Ninh Bình vẫn coi là chuyện nhỏ. Chính vì sự xem nhẹ tính quan trọng của Dự án nên Sở KHCN đã chọn một đơn vị không có chức năng chuyên sâu về lĩnh vực thuỷ sản để thực hiện đề tài.

Theo thông lệ và để đảm bảo tính khả thì thường các dự án thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học được giao cho chủ đề tài có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên về ngành lĩnh vực đó. Song Sở KHCN  lại chọn Doanh nghiệp tư nhân Khánh Thành,  kinh doanh xăng dầu và do ông Phạm Văn Quang, trình độ học vấn ở bậc THCS. Đã thế, người được phân công theo dõi, phụ trách quản lý dự án quan trọng bậc nhất này ở Sở KHCN lại được giao cho nữ "nhân viên tập sự Hoàng Hải . Một cán bộ kỳ cựu ở sở KHCN bức xúc nói: "những người làm việc thâm niên hàng chục năm, trình độ chuyên môn đại học trở lên, có năng lực chỉ được đảm nhận theo dõi những dự án tiền triệu còn nhân viên tập sự theo dõi dự án hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ".  Không hiểu là ông Giám đốc Sở đánh giá cao trình độ của nhân viên  tập sự  này hay là để dễ bề xui khiến?  Việc phân công này do ông Giám đốc Sở chỉ đạo  mà có văn bản quy định trách nhiệm cá nhân. Chính vì quản lý lỏng lẻo, đơn vị thực hiện sản xuất giống cua báo cáo bao nhiêu thì trên nghe vậy.  Báo cáo kết quả cho thấy: đơn vị đã thực hiện sản xuất trên 2 triệu con giống như dự án giao. Nhưng  những con giống bán cho ai thì không có danh sách, ký nhận của nông dân kèm theo các chứng thực của đơn vị khoa học và chính quyền cơ sở. Cua giống ra khỏi "lò" coi như hết nghĩa vụ và chất lượng như thế nào thì chẳng ai quan tâm. Nhiều năm qua, cua chết hàng loạt,  kết luận cuối cùng vẫn là "điệp khúc" quen thuộc ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Số nợ của bà con nuôi trồng thủy sản ven biển Kim Sơn ngày càng chồng chất, lên đên hàng trăm tỷ. Người dân lại phải "ly nông", không hiểu những dự án kiểu này giúp ích gì?.
     

Một chương trình "dở dơi, dở chuột" nữa là: "Dự án sản xuất và chế biến một số giống nấm ăn ở HTX Khánh Phú (Yên Khánh). Đây cũng là dự án hỗ trợ vùng khó khăn với nguồn vốn 650 triệu đồng, trong đó vốn Trung ương 450 triệu, còn lại là vốn đối ứng ngân sách của tỉnh. Dự án quy định thực hiện từ năm 2006 và kết thúc cuối năm 2007.  "Dự án lớn" này cũng được giao cho " nhân viên tập sự Hải" theo dõi. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10/2007, một số cán bộ của sở đi kiểm tra  đã phát hiện rằng đơn vị dường như chưa thực hiện. Như vậy, có nghĩa là HTX này phải thực hiện dự án trong vòng 2 tháng còn lại thay cho gần 2 năm theo quy định. Những ai hiểu biết về nghề nấm đều biết rằng, những tháng cuối năm, trời rất rét là thời điểm khó trồng nấm nhất. Đợt 1 dự án đã được cấp vốn 60% tổng kinh phí. Sau khi biết được dự án bỏ bê, không những không đốc thúc, Sở KHCN còn  tiếp tục đề nghị cấp 40% kinh phí còn lại cho đơn vị thực hiện. Vì bị "động", đơn vị chủ quản đã xin tỉnh cho lùi thực hiện dự án vào 6 tháng đầu năm 2008. Nhưng đến nay, số nấm phải thực hiện hàng chục tấn được cấp cho ai, với số lượng bao nhiêu, danh sách cụ thể từng hộ ký nhận vẫn là "ẩn số". Và, những hộ có lao động dôi dư vì nhường 300 ha đất xây dựng Khu công nghiệp Khánh Phú dài cổ ngóng chờ số nấm giống ít ỏi để sản xuất thử nghiệm, chứ chưa nói đến chuyện mở rộng mô hình thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Chưa hết, mới đây nhất là dự án "Xây dựng trại thỏ" ở xã miền núi Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan với tổng số vốn 22 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương 19 tỷ còn lại của địa phương đang có nhiều vấn đề bàn tán. Xin thông tin bước đầu, dự án này lại có dấu hiệu lơ là và lại được phân công người theo dõi phụ trách không ai khác lại là "tập sự Hải".

                                                                                                                                                         Hà Anh Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...