Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Học bổng Australia (ADS)

http://asdiv.edu.vn/vi/faq.php
I.  GIỚI THIỆU CHUNG
 

Trả lời:

Học bổng Australia là sáng kiến ​​đã được cựu Thủ tướng Australia công bố vào tháng 11 năm 2009 nhằm mục đích hợp nhất các chương trình học bổng quốc tế của Australia thành một chương trình duy nhất. Học bổng Australia nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kiến ​​thức, liên kết giáo dục và mối quan hệ bền vững giữa Australia và các nước láng giềng thông qua các chương trình học bổng chung của Australia.

Trong tương lai, sáng kiến Học bổng Australia sẽ xây dựng một đội ngũ các nhà lãnh đạo trên thế giới có mối liên hệ chặt chẽ với Australia.

Học bổng Australia hợp nhất Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) và Bộ Giáo dục, Nghiên cứu, Khoa học, Sáng chế, và Ngành nghề (DIIRSTE) dưới một chương trình Học bổng Australia. 

Tại Việt Nam, học bổng Chính phủ Australia do AusAID quản lý bao gồm Học bổng Chính phủ Australia (AAS) và Học bổng Australia Ngắn hạn (AAF).

Học bổng Endeavour do DIIRSTE tại Australia và Cơ quan Giáo dục Quốc tế Australia (AEI) tại Việt Nam quản lý.

Để biết thêm thông tin xin truy cập các trang web sau:

www.australiaawards.gov.au
www.ausaid.gov.au/australia-awards
www.asdiv.edu.vn
http://www.innovation.gov.au/InternationalEducation/EndeavourAwards/Pages/default.aspx

Trả lời:
 

Học bổng Chính phủ Australia (AAS) là Học bổng Australia dài hạn do AusAID quản lý. AAS là một cấu phần quan trọng của chương trình viện trợ song phương của Australia cho Việt Nam, được trao tặng hằng năm để đáp ứng ưu tiên về nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và phát triển các mối liên kết giữa Việt Nam và Australia.

Tối đa 200 người đạt Học bổng Chính phủ Australia xuất sắc trên toàn thế giới sẽ được trao cơ hội tham gia chương trình đào tạo Năng lực Lãnh đạo. Không có quy trình xét tuyển riêng biệt cho chương trình này.

Chương trình Năng lực Lãnh đạo sẽ tập hợp toàn bộ người tham gia chương trình tại Australia để đào tạo về kỹ năng lãnh đạo, thảo luận về phát triển và có cơ hội xây dựng hệ thống mạng lưới hữu hiệu.

Trong vòng tuyển chọn 2013/niên khóa 2014, tối đa 250 suất học bổng sau đại học AAS sẽ được trao cho các ứng viên Việt Nam đạt học bổng để học tập tại một trường đại học Australia theo lựa chọn của họ.

Để có thêm thông tin về Học bổng Australia ngắn hạn (AAF), xin tham khảo câu hỏi thường gặp 3 phía dưới.

Trả lời:

Học bổng ngắn hạn được trao theo chương trình Học bổng Australia ngắn hạn (AAF). Học bổng AAF nhằm mục đích phát triển các cá nhân đang nắm cương vị lãnh đạo hoặc có tố chất lãnh đạo làm việc trong các lĩnh vực ưu tiên để tăng cường năng lực thể chế của các nước đối tác và để thúc đẩy các mục tiêu chính sách quan trọng trong khu vực.

AAF được thiết kế để trao cơ hội học tập, nghiên cứu ngắn hạn và các chương trình nghiệp vụ tại Australia. Hồ sơ xin AAF sẽ được các tổ chức Australia nộp 2 lần một năm. Các tổ chức tại Australia hợp tác với các cơ quan đối tác của các quốc gia hội đủ điều kiện như Việt Nam đề cử ứng viên tham gia chương trình đào tạo.

Các chương trình AAF được lựa chọn thông qua một quy trình xét tuyển cạnh tranh.
Để biết thêm thông tin, xin truy cập:  www.australiaawards.gov.au

 
II.  ĐIỀU KIỆN HỢP LỆ CỦA HỌC BỔNG AAS
 

Trả lời:

Để có đủ điều kiện để nộp đơn xin học bổng ADS, bạn phải:

  • là công dân Việt Nam, đang cư trú tại Việt Nam tại thời điểm nộp hồ sơ.
  • không được kết hôn hoặc đính hôn/sống như vợ chồng với một người có quốc tịch hoặc có thường trú dài hạn tại Australia hoặc New Zealand, không được mang quốc tịch hoặc có quyền cư trú dài hạn ở bất kỳ quốc gia nào khác.
  • hiện không phải là nhân sự thuộc biên chế quân đội.
  • không xin học bổng Australia dài hạn khác trừ khi đã rời khỏi Australia một thời gian bằng hai lần tổng thời gian học tập tại Australia (ví dụ, một người trước đây đạt học bổng Australia và học tại Australia trong hai năm sẽ chỉ có thể nộp đơn xin học bổng Australia khác sau khi đã ở Việt Nam 4 năm.)
  • có bằng đại học chính quy (đối với ứng viên bậc Thạc sỹ) hoặc bằng Thạc sỹ (đối với ứng viên bậc Tiến sỹ).
  • thuộc về một trong 3 nhóm đối tượng học bổng sau đây và đáp ứng các yêu cầu liên quan (xem Câu hỏi thường gặp 5 để biết thêm chi tiết).

1.      Các cán bộ cơ quan địa phương và người làm trong lĩnh vực phát triển;

2.      Các cán bộ cơ quan Trung ương;

3.      Giảng viên đại học/cao đẳng (bao gồm cả giảng viên tiếng Anh) và cán bộ nghiên cứu.

  • cam kết trở lại làm việc tại Việt Nam ít nhất hai năm sau khi hoàn thành khóa học tại Australia.
  • có tối thiểu hai năm kinh nghiệm làm việc phù hợp tại Việt Nam, trừ những ứng viên có hoàn cảnh khó khăn (Câu hỏi thường gặp 6) chỉ yêu cầu có tối thiểu 12 tháng kinh nghiệm phù hợp (phải cung cấp bằng chứng về kinh nghiệm làm việc tại thời điểm nộp hồ sơ).

Trả lời:

Để đủ điều kiện bạn phải thuộc một trong các nhóm đối tượng của học bổng sau và đáp ứng yêu cầu IELTS và điểm trung bình tốt nghiệp tương ứng với từng nhóm.

* Chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL sẽ được coi là hợp lệ nếu các ngày thi được tổ chức vào hoặc sau 01 tháng Hai năm 2011. Xin lưu ý chứng chỉ hợp lệ phải nộp cùng với hồ sơ học bổng trực tuyến muộn nhất ngày 31 tháng Ba năm 2013.

Trả lời:
 

Những ứng viên có hoàn cảnh khó khăn bao gồm:

Ứng viên đến từ các huyện/tỉnh nghèo theo quy định là những người (i) sinh ra ở HOẶC học ở trường trung học tại một trong các huyện và tỉnh nghèo theo quy định VÀ (ii) đang làm việc tại một trong các huyện/tỉnh đó. Ứng viên là người dân tộc sẽ được coi là ứng viên có hoàn cảnh khó khăn nếu đáp ứng những yêu cầu trên của người đến từ các huyện/tỉnh nghèo theo quy định.

Đối với các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn, các điều kiện hợp lệ xét học bổng đặc biệt như sau:

1.      Điểm tốt nghiệp trung bình tối thiểu 6.0

2.      Một năm kinh nghiệm làm việc phù hợp

3.      Không yêu cầu IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ (nhưng qua vòng sơ tuyển phải tham gia kỳ thi IELTS Tuyển chọn đầu vào và phải đạt điểm tối thiểu theo quy định của nhóm hồ sơ tương ứng– tham khảo Câu hỏi thường gặp 5).

Các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ phải cung cấp bằng chứng tại thời điểm nộp hồ sơ về nơi sinh, trường trung học đã tốt nghiệp, nơi làm việc hiện tại và/hoặc khuyết tật cụ thể.

Trả lời:

Có một số thay đổi về quy định và điều kiện hợp lệ đối với ứng viên có hoàn cảnh khó khăn (Câu hỏi thường gặp 6):

  • Các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn được áp dụng trên cả ba nhóm đối tượng của học bổng.
  • Các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn chỉ phải đạt điểm tốt nghiệp trung bình tối thiểu 6.0.
  • Các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn không phải có điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ.

Các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn nếu qua vòng sơ tuyển sẽ phải thi IELTS Tuyển chọn và đạt điểm yêu cầu tối thiểu tương ứng với nhóm đối tượng học bổng của mình (tham khảo Câu hỏi thường gặp 5 để biết thông tin về yêu cầu đối với các nhóm đối tượng học bổng).

Trả lời:

Bạn PHẢI thuộc về và chỉ có thể nộp đơn theo nhóm 3:

1.      Giảng viên bậc đại học làm việc tại một trường đại học, học viện, trường cao đẳng.

2.      Giảng viên tiếng Anh đại học/cao đẳng.

3.      Cán bộ nghiên cứu làm việc tại trường đại học, viện nghiên cứu hoặc trung tâm nghiên cứu.

Ứng viên bậc Tiến sỹ phải có bằng Thạc sỹ và ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu phải có bằng đại học chính quy.

Ứng viên Tiến sỹ  và Thạc sỹ nghiên cứu phải:

  • đạt điểm tổng IELTS tối thiểu 5.5 (hoặc điểm TOEFL iBT tương đương) tại thời điểm nộp hồ sơ. (Giảng viên tiếng Anh cũng phải đạt yêu cầu IELTS tối thiểu 5.5)
  • nộp một bản tóm tắt đề cương nghiên cứu tại thời điểm nộp hồ sơ
  • có điểm tốt nghiệp trung bình tối thiểu 7.0 GPA tại thời điểm nộp hồ sơ
  • có ít nhất hai thư giới thiệu học thuật (tải mẫu thư giới thiệu tại đây)
  • cung cấp một danh mục các bài báo/nghiên cứu phù hợp.

Ứng viên Tiến sỹ phải nộp bằng chứng họ đã được một giáo sư ủng hộ về mặt nguyên tắc đối với đề tài nghiên cứu của họ (tức là bản sao các email và thư tín liên quan phải được nộp cùng hồ sơ xin học bổng). Ủng hộ về mặt nguyên tắc tức là ứng viên phải có bằng chứng đã liên hệ với một giáo sư và đã được giáo sư ghi nhận tính khả thi của đề cương nghiên cứu của họ.

Ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu phải cung cấp bằng chứng đã liên lạc với giáo sư hướng dẫn của một trường đại học Australia tại thời điểm nộp hồ sơ.

Hồ sơ xin học bổng Tiến sỹ và Thạc sỹ nghiên cứu theo nhóm 1 và 2 sẽ được coi là không hợp lệ.

Tài liệu hướng dẫn tìm giáo sư hướng dẫn và cách viết đề cương nghiên cứu có thể tải tại đây.

Lưu ý: Yêu cầu đối với ứng viên Tiến sỹ và Thạc sỹ nghiên cứu có hoàn cảnh khó khăn được nêu tại Câu hỏi thường gặp 7.

Trả lời:

Không. Đây không còn là một điều kiện hợp lệ đối với các ứng viên bậc Tiến sỹ, họ không còn phải nộp bài báo đăng trên tạp chí "khoa học". Tuy nhiên, ứng viên bậc Tiến sỹ phải nộp một danh mục các bài báo có liên quan trong hồ sơ của họ. Ứng viên bậc Tiến sỹ khi qua vòng sơ tuyển và vào vòng phỏng vấn sẽ phải mang bản sao của các bài báo đã kê khai. Chất lượng và loại tạp chí các bài báo được đăng sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá trình độ chuyên môn của ứng viên để trao học bổng bậc Tiến sỹ.

Trả lời:

Bạn phải là nhân viên toàn thời gian trong 30 cơ quan Trung ương thuộc Chính phủ.

Bạn phải có hai năm kinh nghiệm làm việc liên tục và phù hợp trong cơ quan hiện tại và đáp ứng các yêu cầu nộp hồ sơ khác của nhóm 2.

Bạn phải nộp một Thư ủng hộ của cơ quan cùng với hồ sơ của bạn (tải mẫu tại đây).

Trả lời:

Bạn KHÔNG đủ điều kiện để nộp hồ sơ theo nhóm 2 nếu bạn là một nhân viên của một doanh nghiệp thương mại dưới bất kỳ cơ quan Trung ương nào. Tuy nhiên, bạn có thể nộp hồ sơ theo Nhóm 1 nếu đơn vị công tác của bạn là công ty nhà nước tham gia vào các lĩnh vực nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn, cung cấp các dịch vụ nông thôn hoặc đang công tác trong lĩnh vực phát triển phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên của chiến lược hợp tác phát triển Việt Nam-Australia.

Trả lời:

Nếu bạn đang làm việc cho dự án Chính phủ có liên quan tới các lĩnh vực nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn, cung cấp dịch vụ tại các khu vực nông thôn, hoặc đang công tác về các vấn đề phát triển liên quan đến những lĩnh vực ưu tiên của chiến lược hợp tác phát triển Việt Nam-Australia thì bạn có thể nộp hồ sơ theo Nhóm 1.

Trả lời:

Bạn có thể nộp hồ sơ theo Nhóm 1 chỉ khi công ty bạn đang làm việc tham gia vào các lĩnh vực nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn, cung cấp các dịch vụ ở nông thôn, hoặc đang công tác về các vấn đề phát triển liên quan đến những ưu tiên của chiến lược hợp tác phát triển Việt Nam-Australia.

Trả lời:

Không. Ứng viên không được nộp hồ sơ xin học bổng cùng bậc học tương tự với bậc học cuối cùng của họ.

Trả lời:

Nếu bạn là người đã từng đạt Học bổng Australia, bạn chỉ được nộp hồ sơ xin học bổng Tiến sỹ sau khi bạn đã quay trở lại và cư trú tại Việt Nam một thời gian bằng hai lần tổng thời gian mà bạn đã ở Australia theo học bổng AusAID (ví dụ, những người học Thạc sỹ theo học bổng ADS hoặc ALAS tại Australia trong hai năm sẽ đủ điều kiện để nộp hồ sơ xin học bổng AAS bậc Tiến sỹ sau khi họ đã trở lại và cư trú tại Việt Nam bốn năm).

 
III.  YÊU CẦU TIẾNG ANH
 

Trả lời:

Yêu cầu IELTS (hoặc TOEFL iBT tương ứng)  khác nhau theo nhóm ứng viên như sau:

Nhóm 1
Ứng viên Nhóm 1 được khuyến khích nhưng không phải nộp chứng chỉ IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ. Ứng viên đã qua vòng sơ tuyển sẽ được mời tham dự một kỳ thi IELTS Tuyển chọn đầu vào. Kỳ thi IELTS Tuyển chọn đầu vào này do AusAID tài trợ và là một phần của quy trình tuyển chọn AAS. Ở kỳ thi này các ứng viên đã qua vòng sơ tuyển sẽ phải đạt điểm tổng IELTS là 4.5 (không có điểm thành phần dưới 3.5)

Nhóm 2 & 3
Ứng viên bậc Tiến sỹ, Thạc sỹ nghiên cứu và tất cả các ứng viên là giảng viên tiếng Anh (TESOL) (Thạc sỹ và Tiến sỹ) phải có điểm IELTS tối thiểu là 5.5 (không có điểm thành phần dưới 5.0) tại thời điểm nộp hồ sơ. Tất cả các ứng viên Thạc sỹ học tập trung khác không phải giảng viên tiếng Anh phải phải có điểm IELTS tối thiểu là 4.5 (không có điểm thành phần dưới 3.5) tại thời điểm nộp hồ sơ.

Tất cả các ứng viên nhóm 2 và 3 phải nộp chứng chỉ IELTS hợp lệ cho dù họ đã từng có bằng cấp nước ngoài.

Lưu ý: Một số người nhận học bổng có điều kiện có thể phải tự chi trả và thi lại IELTS nếu chứng chỉ IELTS đã nộp tại thời điểm nộp hồ sơ không còn giá trị đến ngày nhập học vào một trường Đại học Australia.

Ứng viên có hoàn cảnh khó khăn

Ứng viên có hoàn cảnh khó khăn ở cả ba nhóm không phải nộp điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ, nhưng khi qua vòng hồ sơ họ tham dự kỳ thi IELTS Tuyển chọn đầu vào và phải đạt yêu cầu tối thiểu đối với nhóm tương ứng của họ.

Tất cả những người được trao học bổng AAS trước khi đi học phải đáp ứng các yêu cầu IELTS đầu vào của trường đại học tại Australia mà họ đã lựa chọn khóa học (khoảng 6.0-7.5).  Có thể tìm thấy thông tin này trên các trang web của các trường đại học Australia.

Trả lời:
 

Ứng viên Nhóm 2 và 3 phải nộp chứng chỉ IELTS (hoặc TOEFL iBT tương ứng) có ngày thi vào hoặc sau ngày 01 tháng Hai 2011 cùng lúc nộp hồ sơ. Chứng chỉ IELTS/TOEFL nộp sau ngày vòng học bổng kết thúc 31 tháng Ba 2013 sẽ bị coi là không hợp lệ.  

Ứng viên Nhóm 1 nếu có chứng chỉ IELTS có ngày thi vào hoặc sau ngày 01 tháng 2 năm 2011 nên gửi cùng hồ sơ xin học bổng.

 
IV.  YÊU CẦU KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
 

Trả lời:

Hai năm kinh nghiệm làm việc phù hợp được tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày mở vòng học bổng. Thời gian làm việc phải được chứng minh bằng hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng chính thức đối với công chức nhà nước.

Tất cả các ứng viên AAS, trừ trường hợp là người nộp đơn có hoàn cảnh khó khăn, PHẢI có hai năm kinh nghiệm làm việc phù hợp gần đây tại Việt Nam tại thời điểm nộp hồ sơ. Đối với ứng viên Nhóm 2, hai năm kinh nghiệm làm việc phải liên tục trong cơ quan hiện tại. Thời gian thử việc sẽ được tính trong hai năm đó.  

Ứng viên có hoàn cảnh khó khăn không cần phải có kinh nghiệm làm việc đủ 2 năm nhưng phải có ít nhất 12 tháng kinh nghiệm làm việc.

Trả lời:

Đối với ứng viên Nhóm 1 và 3, kinh nghiệm làm việc KHÔNG nhất thiết phải liên tục hoặc với cùng một cơ quan, nhưng vẫn phải phù hợp với lĩnh vực học tập và nghiên cứu mà họ đề xuất.

Riêng ứng viên Nhóm 2 PHẢI có đủ 2 năm kinh nghiệm làm việc liên tục tại cùng một cơ quan.

Trả lời:

Có. Tất cả các ứng viên phải nộp bản sao công chứng hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng chính thức nếu là công chức nhà nước cùng với hồ sơ xin học bổng để chứng minh họ đáp ứng yêu cầu về thời gian kinh nghiệm làm việc phù hợp.

Tất cả các ứng viên cũng phải nộp Thư ủng hộ của cơ quan hiện tại (hoặc cơ quan trước đây đối với nhóm 1 nếu không có việc làm tại thời điểm nộp hồ sơ).

Đối với ứng viên Nhóm 2, bản sao công chứng hợp đồng lao động/quyết định tuyển dụng và Thư ủng hộ của cơ quan phải nêu rõ rằng họ đã làm việc liên tục tại cùng một cơ quan trong hai năm.

Các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn (Câu hỏi thường gặp 6) phải chứng minh ít nhất 12 tháng kinh nghiệm làm việc phù hợp trong hợp đồng lao động và Thư ủng hộ của cơ quan.

 
V.  QUY TRÌNH NỘP HỒ SƠ
 

Trả lời:

Tất cả các ứng viên phải nộp hồ sơ trực tuyến cùng với tài liệu bổ sung muộn nhất là đến hết 31 tháng Ba năm 2013

Hồ sơ xin học bổng giấy sẽ không được chấp nhận và sẽ được coi là không hợp lệ.

Không yêu cầu ứng viên gửi bản sao giấy của hồ sơ trực tuyến đến văn phòng ASDiV.

Trả lời:

Bạn phải nộp toàn bộ những tài liều có trong danh mục sau đây cùng với đơn xin học bổng trực tuyến.

  1. Một bản sao công chứng bằng cấp chính quy
  2. Một bản dịch công chứng bằng cấp chính quy (nếu không phải bằng tiếng Anh)
  3. Một bản sao công chứng bảng điểm chính quy
  4. Một bản dịch công chứng bảng điểm chính quy (nếu không phải bằng tiếng Anh)
  5. Một bản sao công chứng giấy tờ chứng minh quốc tịch (hộ chiếu HOẶC chứng minh thư nhân dân)
  6. Một bản sao công chứng giấy khai sinh gốc
  7. Một bản dịch công chứng giấy khai sinh gốc
  8. Một bản sao công chứng hợp đồng làm việc để chứng minh kinh nghiệm làm việc
  9. Một bản Lý lịch tự thuật dán ảnh 4x6 đóng dấu của cơ quan hiện tại hoặc trước đây (tải mẫu tại đây)
  10. Một thư ủng hộ của cơ quan, đóng dấu của cơ quan hiện tại hoặc trước đây (tải mẫu tại đây)
  11. Một (1) thư giới thiệu học thuật đối với tất cả các ứng viên Thạc sỹ hệ tập trung (tải mẫu tại đây)
  12. Hai (2) thư giới thiệu học thuật đối với ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu và Tiến sỹ  (tải mẫu tại đây)
  13. Một danh mục các bài báo phù hợp đối với ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu và Tiến sỹ
  14. Chứng chỉ trình độ tiếng Anh (IELTS hoặc TOEFL iBT tương ứng) còn hiệu lực, có ngày thi vào hoặc sau ngày 01 tháng Hai năm 2011 đối với ứng viên Nhóm 2 và 3, và nếu có (nhưng không bắt buộc) đối với Nhóm 1.
    Xin lưu ý ứng viên là người khuyết tật ở cả 3 nhóm không cần nộp chứng chỉ IETLS tại thời điểm nộp hồ sơ (tuy nhiên tại kỳ thi tiếng Anh tuyển chọn do AusAID tài trợ, các ứng viên này phải đạt điểm tiếng Anh theo yêu cầu của nhóm để vào vòng phỏng vấn).
  15. Một bản tóm tắt đề cương nghiên cứu đối với ứng viên bậc Tiến sỹ và Thạc sỹ nghiên cứu
  16. Bằng chứng về việc ứng viên đã liên lạc với giáo sư hướng dẫn đối với các ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu và Tiến sỹ
  17. Giấy chứng nhận thành tích/giải thưởng ở cấp quốc gia hoặc giấy khen toàn khóa bậc đại học (nếu có)
  18. Ứng viên là người khuyết tật được chứng nhận phải nộp bằng chứng về khuyết tật
  19. Ứng viên là người có hoàn cảnh khó khăn phải nộp bằng chứng về tình trạng khó khăn nếu chưa được cung cấp trong các tài liệu bổ sung, ví dụ như bảng điểm trung học phổ thông

Trả lời:

Hội đồng Tuyển chọn (JSC) bao gồm đại diện của AusAID và Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) xét tuyển học bổng AAS và đề cử những người đạt học bổng xuất sắc để tham gia Chương trình Năng lực Lãnh đạo của Học bổng Australia để Canberra quyết định. Quy trình xét tuyển bao gồm vòng phỏng vấn đối với tất cả các ứng viên đã qua vòng sơ tuyển. Ứng viên được xét tuyển qua trên cơ sở thành tích cá nhân, sự minh bạch và cơ hội tiếp cận công bằng và xét đến các yếu tố sau:

  • Kết quả học tập
  • Phẩm chất cá nhân và nghiệp vụ
  • Sự phù hợp giữa khoá học được lựa chọn với công việc hiện tại và/hoặc mục tiêu nghề nghiệp
  • Khả năng đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam
  • Tố chất và tiềm năng lãnh đạo

Trả lời:

Bảng điểm Đại học có thể do Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng Phòng Đào tạo, Phó trưởng phòng Đào tạo hoặc cơ quan công chứng nhà nước xác nhận.

 
VI.  LỰA CHỌN KHÓA HỌC
 

Trả lời:

Những ngành học ưu tiên cho các ứng viên Việt Nam bao gồm:

  • Nông nghiệp và Khoa học ứng dụng
  • Chăn nuôi
  • Truyền thông
  • Phát triển cộng đồng
  • Nghiên cứu phát triển
  • Kinh tế (Thương mại quốc tế, Kinh tế Nông nghiệp và Kinh tế Phát triển)
  • Khuyết tật
  • Giáo dục (Quản lý giáo dục, Giáo dục từ xa, giảng dạy tiếng Anh)
  • Môi trường (Quản lý tài nguyên, Biến đổi khí hậu, Quản lý chất thải)
  • Quản lý tài chính
  • Lâm nghiệp
  • Quản trị nhà nước(Quản lý công, Chính sách công, Luật)
  • Giới
  • Y tế (Y tế công cộng, Điều dưỡng, HIV/AIDS, Dịch tễ học)
  • Phát triển nguồn nhân lực
  • Nhân quyền
  • Cơ sở hạ tầng (Quản lý dự án, Kỹ thuật, Quy hoạch đô thị)
  • Khoa học biển
  • Công tác xã hội
  • Tội phạm xuyên quốc gia (Chống buôn bán người, Chống buôn ma túy)

Hỗ trợ khuyết tật, Giới và Nhân quyền là những ngành học được ưu tiên.

Lưu ý học bổng AAS không tài trợ cho các khóa học Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA), Công nghệ thông tin về phần cứng và lập trình phần mềm, Y khoa, và Dược.
 

Trả lời:

Đối với ứng viên Tiến sỹ, các khóa học đề xuất phải phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu đã thực hiện ở bậc Thạc sỹ.

Đối với bậc Thạc sỹ (trừ giảng dạy tiếng Anh), nếu các ứng viên mong muốn lựa chọn một khóa học tại Australia khác với ngành học trước đây của họ thì vẫn có thể được xem xét, tùy thuộc vào sự phù hợp của kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp. Trong đơn xin học bổng bạn phải chứng minh bạn sẽ sử dụng kiến ​​thức và kỹ năng sẽ học được trong khóa học đề xuất của bạn để thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam sau khi bạn trở về từ Australia.

Tất cả các ứng viên là giảng viên tiếng Anh phải có chuyên ngành về ngôn ngữ tiếng Anh ở cấp độ đào tạo trước đó.

Trả lời:

Ứng viên nên chọn khóa học kỹ càng và cẩn thận ngay từ khi nộp hồ sơ để đảm bảo khóa học phù hợp với trình độ tiếng Anh của họ (hoặc cấp độ tiếng Anh họ có thể đạt được sau khóa đào tạo tiếng Anh trước khi lên đường nếu cần). Điều này để giảm thiểu nhu cầu đổi khóa học sau khi đã nộp hồ sơ. Cụ thể, khóa học nguyện vọng 2 đã được lựa chọn trong hồ sơ xin học bổng nên là khóa học có yêu cầu tiếng Anh thấp hơn khóa học nguyện vọng 1 phòng trường hợp người đạt học bổng không đạt yêu cầu tiếng Anh đầu vào cho khóa học nguyện vọng 1. Cả hai khóa học được lựa chọn phải cùng lĩnh vực.

Các ứng viên đã qua vòng sơ tuyển có thể thay đổi khóa học trong những trường hợp ngoại lệ. Các lý do thay đổi khóa học sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể với điều kiện khóa học mới được lựa chọn phải cùng một lĩnh vực học tập và phù hợp với kinh nghiệm làm việc của người đạt học bổng.

Tại thời điểm nhập học, nếu người đạt học bổng điều kiện không đạt được yêu cầu tiếng Anh đầu vào của khóa học họ đã chọn tại một trường Đại học Australia và đã được Hội đồng Tuyển chọn phê duyệt, thì họ có thể bị rút học bổng.

Trả lời:

Ứng viên Tiến sỹ phải nộp bằng chứng họ đã được một giáo sư ủng hộ về mặt nguyên tắc đối với đề tài nghiên cứu của họ (tức là bản sao các email và thư tín liên quan phải được nộp cùng hồ sơ xin học bổng). Ủng hộ về mặt nguyên tắc tức là ứng viên phải có bằng chứng đã liên hệ với một giáo sư và đã được giáo sư ghi nhận tính khả thi của đề cương nghiên cứu của họ.

Ứng viên Thạc sỹ Nghiên cứu phải nộp bằng chứng liên hệ với giáo sư hướng dẫn tại thời điểm nộp hồ sơ và cung cấp bằng chứng về kinh nghiệm nghiên cứu và kết quả nghiên cứu tiêu biểu.

Tiến sỹ hoặc Thạc sỹ nghiên cứu phải cung cấp tên của giáo sư hướng dẫn đó trong mục 8 của Mẫu Đơn xin học bổng.

Tất cả các ứng viên Tiến sỹ và Thạc sỹ nghiên cứu phải có giáo sư hướng dẫn mới có thể nhập học tại một trường Đại học Australia.

Trả lời:

Để có hướng dẫn chi tiết về việc tìm giáo sư hướng dẫn và để hoàn thành phần 8 "Research Proposal Details" trong Đơn xin học bổng, xin truy cập đường link tìm giáo sư hướng dẫn.

Cố vấn học tập của ASDiV sẽ hỗ trợ các ứng viên đã qua vòng sơ tuyển để giúp các ứng viên và người đạt học bổng điều kiện tìm giáo sư hướng dẫn.

 
VII.  TRAO HỌC BỔNG
 

Trả lời:

Đối với tất cả những ứng viên AAS qua vòng sơ tuyển, chúng tôi dự kiến sẽ thông báo quyết định về học bổng có điều kiện vào giữa tháng Bảy năm 2013.

Trả lời:

Là học bổng toàn phần được cung cấp trong thời gian tối thiểu cần thiết để bạn có thể hoàn thành chương trình học tập theo quy định của các trường đại học Australia, bao gồm cả đào tạo chuẩn bị.

Học bổng có giá trị lên đến 300.000 đô la Australia đối với bậc Tiến sỹ (4 năm) và lên đến 150.000 đô la Australia với bậc Thạc sỹ (2 năm) bao gồm:

Những người đạt học bổng AAS xuất sắc sẽ được trao cơ hội tham gia Chương trình Năng lực Lãnh đạo (tham khảo Câu hỏi thường gặp 32).

Vé máy bay khứ hồi về Việt Nam trong quá trình học dành cho sinh viên (không kèm theo vợ hoặc chồng và con) như sau:

  • Sinh viên Thạc sỹ có quá trình học là 2 năm (không dưới 2 năm) được một vé máy bay khứ hồi trở về Việt Nam sau một năm học tập với kết quả học tập đạt yêu cầu.
  • Nghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ trong 4 năm được nhận một vé máy bay khứ hồi hàng năm (tối đa 3 lần) tùy thuộc vào kết quả học tập có đạt yêu cầu hay không.

Để biết thông tin đầy đủ về các quyền lợi của học bổng, xin vui lòng tham khảo http://www.ausaid.gov.au/australia-awards/Pages/default.aspx

Trả lời:

Tối đa 200 người đạt học bổng Học bổng Chính phủ Australia xuất sắc trên toàn thế giới sẽ được trao cơ hội tham gia thêm chương trình đào tạo Năng lực Lãnh đạo. Không có quy trình xét tuyển riêng biệt cho chương trình này.

Chương trình Năng lực Lãnh đạo sẽ tập hợp toàn bộ người tham gia chương trình tại Australia để đào tạo về kỹ năng lãnh đạo, thảo luận về phát triển và có cơ hội xây dựng hệ thống mạng lưới hữu hiệu.

(Để đạt tiêu chí tuyển chọn cho Chương trình Năng lực Lãnh đạo, các ứng viên phải có điểm tổng IELTS [hoặc TOEFL tương đương] tối thiểu 6.5 và không có điểm thành phần dưới 6.0.)

Để biết thêm thông tin về Chương trình Năng lực Lãnh đạo xin truy cập www.ldp.net.au

Trả lời:

Trước khi người đạt học bổng AAS nhận học bổng, họ sẽ phải ký một thỏa thuận pháp lý với Chính phủ Australia. Thoả thuận này nêu thông tin chi tiết về trách nhiệm của người được trao học bổng.

Về tổng thể người đạt học bổng sẽ phải: tham gia Chương trình Giới thiệu Nhập học của trường đại học (IAP) và bất kỳ yêu cầu về chương trình học chuẩn bị nào khác trước khi đến Australia, thể hiện cam kết về học tập và đáp ứng tất cả các yêu cầu của trường đại học; đạt được kết quả học tập theo yêu cầu, duy trì liên lạc với Cán bộ liên lạc sinh viên tại trường đại học, tuân thủ luật pháp của Australia; và tuân thủ đúng các điều kiện của thị thực.

Người đạt học bổng AAS phải trở lại Việt Nam làm việc ít nhất hai năm sau khi họ hoàn thành khóa học tại Australia.

Trả lời:

Chính phủ Australia không cung cấp bất kỳ hỗ trợ tài chính nào khác cho người phụ thuộc của người đạt học bổng AAS. Việc mang theo người phụ thuộc trong gia đình hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của người đạt học bổng.

Ứng viên AAS phải ghi rõ trong đơn xin học bổng về dự định mang theo vợ hoặc chồng và con cái của họ sang Australia.

Thực tế người đạt học bổng nên ổn định cuộc sống trong một khoảng thời gian đủ để điều chỉnh và thích nghi với môi trường sống mới – có thể lên tới 3-6 tháng trước khi đưa thành viên gia đình sang Australia.

Cán bộ liên lạc sinh viên tại trường đại học của người đạt học bổng sẽ liên hệ với ASDiV để báo cáo về việc hỗ trợ gia đình người đạt học bổng sang cùng họ tại Australia. Khi nhận được xác nhận này ASDiV sẽ gửi "Thư đồng ý" cho người đạt học bổng.

Lưu ý: Trong trường hợp người đạt học bổng là người khuyết tật, có thể một thành viên gia đình là người chăm sóc chính của người đạt học bổng sẽ được hỗ trợ để cùng đi trong một phần hoặc toàn bộ thời gian khóa học. Việc hỗ trợ này được xét duyệt theo từng trường hợp cụ thể.

Để biết thêm thông tin về trách nhiệm của người đạt học bổng đối với vợ, chồng, con cái, người phụ thuộc khi họ đến Australia, xin liên hệ với Phòng thị thựcvà di trú (DIAC) (http://www.immi.gov.au) hoặc trường đại học nơi bạn muốn học.

Trả lời:

Có.  AusAID cam kết hỗ trợ người đạt học bổng khuyết tật để họ tham gia vào chương trình học bổng một cách công bằng với những người đạt học bổng khác. Những hỗ trợ này bao gồm (nhưng không giới hạn ở) tạo điều kiện để người đạt học bổng khuyết tật có thể đến tham gia phỏng vấn và tham dự buổi tập huấn trước khi lên đường nhập học, hỗ trợ bổ sung về tài chính cho người chăm sóc đi cùng người đạt học bổng sang Australia trong một phần hoặc toàn bộ thời gian học tập, và hỗ trợ bổ sung về tài chính cho các chi phí y tế, hoặc thiết bị hỗ trợ chuyên dụng.

Các trường đại học Australia có nghĩa vụ đảm bảo cho người đạt học bổng khuyết tật có điều kiện tiếp cận các cơ chế hỗ trợ cần thiết cho học tập như tài liệu học tập và việc đi lại trong toàn bộ khuôn viên của trường.

 
VIII.  CÁC QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
 

Trả lời:

Các thỏa thuận theo hợp đồng làm việc giữa người đạt học bổng và cơ quan chủ quản là trách nhiệm của người đạt học bổng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...