Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Ám ảnh những làng ung thư ở Việt Nam

http://kienthuc.net.vn/moi/am-anh-nhung-lang-ung-thu-o-viet-nam-197400.html

Ám ảnh những làng ung thư ở Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Nhiều ngôi làng ở Việt Nam đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người khi trong một vài năm có hàng chục đến hàng trăm người chết vì ung thư các loại.

Làng ung thư Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ

Thạch Sơn từ lâu đã trở thành làng ung thư nổi tiếng ở nước ta vì từ năm 1991 đến nay, xã Thạch Sơn có tới 106 người chết vì bệnh ung thư các loại như: ung thư gan, phổi, dạ dày, vòm họng. Hơn 70% gia đình ở đây đã có người chết vì ung thư. Trong đó có tới 19 gia đình có ít nhất 2 người chết vì bệnh này (vợ chồng, hoặc bố con, mẹ con), trong đó một số họ có hơn 3 người mất mạng do ung thư. 

Vì số người chết và sự ra tăng không ngừng người bệnh ung thư, nên trạm y tế Thạch Sơn phải lập riêng một sổ theo dõi bệnh ung thư. Thống kê của Trạm y tế xã, từ năm 2007 đến năm 2010, cả xã có 58 người chết do ung thư.

 Hàng trăm lò gạch xả khói gây hại môi trường tại xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao - Phú Thọ.

Cũng theo đại diện Trạm y tế xã Thạch Sơn, hiện cả xã có 35 người mắc ung thư, với đủ các loại ung thư như: phổi (9 người), tử cung (4 người), dạ dày (3 người), đại tràng (2 người), tuyến giáp (2 người), vòm họng (2 người), ung thư vú (2 người)... Phần lớn bệnh nhân bị ung thư ở độ tuổi 30 - 45.

Tại nơi được mệnh danh là làng ung thư này, không khí, đất, nước mặt, nước ngầm... đều ô nhiễm nặng nề bởi chất độc hóa học. Thậm chí cả mớ rau, con cá ở đây cũng nhiễm kim loại nặng và chất phóng xạ Thalium.

Thôn Cẩm Sơn, xã Bình Lãnh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Những thông tin về bệnh ung thư của thôn Cẩm Sơn chưa phải là phổ biến,nhưng đến nay những cái chết liên tiếp bất thường của nhiều người dân ở đây đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Cả thôn Cẩm Sơn có 165 hộ gia đình với 563 nhân khẩu. Trong vòng 20 năm trở lại đây, trong thôn đã có gần 30 người chết vì căn bệnh ung thư. Từ năm 2010 đến nay, số trường hợp tử vong tăng cao với hơn 10 người, hầu hết đều trẻ tuổi. Có người đang khỏe mạnh bỗng nhiên phát bệnh. 

Chỉ trong hai năm 2011, 2012, thôn Cẩm Sơn (xã Bình Lãnh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đã có 19 người chết vì bệnh ung thư.

Làng ung thư" Mẫn Xá (Bắc Ninh)

Liên tiếp nhiều người chết do bệnh ung thư là cái giá phải trả cho sự ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng. Nghề đúc nhôm, chì ở làng Mẫn Xá xuất hiện cách đây gần nửa thế kỷ. Ban đầu người dân đúc xoong nồi, chụp đèn, nay chủ yếu là đúc thanh nhôm. Cũng nhờ nghề này mà nhiều hộ Mẫn Xá trở nên giàu có, nhiều nhà đã sắm được ô tô. 

Nhưng cũng nhờ nghề này mà lượng xỉ than, bột nhôm thải được người dân đổ ra ruộng, ao khiến diện tích nông nghiệp dần thu hẹp, dòng sông Ngũ Huyện Khê gần như "chết", các loại cá tôm không thể sống trong môi trường nước ô nhiễm nặng nề…

 Những chất thải độc hại tràn lan đầu đường ngõ xóm đang giết người dân làng Mẫn Xá, Bắc Ninh từng ngày.

Không khí ở làng Mẫn Xá (Văn Môn, Yên phong, Bắc Ninh) hầu như lúc nào cũng đặc quánh khói, bụi nhôm… tỏa ra từ hàng trăm lò đúc nhôm nằm san sát khắp làng.

Kéo theo đó số người mắc bệnh ung thư và chết vì bệnh ung thư cũng tăng nhanh chóng. Những căn bệnh thường gặp nhất tại địa bàn là viêm đường hô hấp cấp, đường tiêu hóa, bệnh phổi... trong đó tỷ lệ ung thư phổi, gan là chủ yếu. Mỗi năm bình quân số bệnh nhân tử vong tại Văn Môn khoảng 30 người, trong đó có khoảng 20 người bị chết do ung thư.

Làng ung thư" Phước Thiện (Quảng Ngãi)

Số người chết vì ung thư ở Phước Thiện trong mấy năm vừa qua khiến nhiều người rùng mình. Theo ông Tiêu Viết Thanh, trưởng thôn Phước Thiện, xã Bình Hải (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), chỉ trong vòng 8 năm (kể từ năm 2000), tại thôn Phước Thiện đã có khoảng 80 người chết vì bệnh ung thư (chủ yếu là ung thư gan).

Hiện nay tại thôn cũng đang có nhiều trường hợp mắc bệnh ung thư như anh Võ Mười, Trương Chí Tâm, Trương Văn Thành,… Riêng ở quanh khu vực giếng Tre, xóm 2 đã có 9 người chết vì ung thư. Nhiều người dân nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến ung thư là do nguồn nước của thôn bị ô nhiễm.

Bên cạnh đó cũng theo Ô. Thanh, thôn Phước Thiện có hơn 5.900 nhân khẩu thì hiện đã có trên 60% bị nhiễm viêm gan siêu vi B.

Người dân thôn Phước Thiện đang vô cùng hoảng loạn, sợ hãi trước tình trạng bệnh ung thư và viêm gan siêu vi B liên tục xảy ra và mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ căn nguyên gây bệnh.

Xóm Đồn (thôn An Hòa, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) 

Hàng chục năm nay, người dân xóm Đồn (thôn An Hòa, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) sống thấp thỏm, âu lo khi trong xóm có quá nhiều người chết vì ung thư.

 Dòng sông Nhuệ (ở Từ Châu) bị ô nhiễm nặng bởi rác và chất thải công nghiệp

Ông Trần Phước Hòa, chủ tịch UBND xã Tịnh Giang, nhẩm tính hơn hai thập niên nay, xóm Đồn có đến 41 người mắc bệnh ung thư gan, đại tràng, ung thư máu... trong lúc xóm chỉ có 90 hộ dân sinh sống. Từ năm 2006 đến nay đã có 17 người chết, riêng năm 2009 có 5 người chết vì căn bệnh quái ác này.

Theo người dân, xóm Đồn khan hiếm nước sạch, việc đào giếng rất tốn kém nên cả xóm chỉ đào được hai giếng cho cả xóm dùng chung. Cách đây vài chục năm, một hợp tác xã (nay đã giải thể) xây dựng kho thuốc trừ sâu cách miệng giếng chỉ vài chục mét. Thời gian sau đó, xóm Đồn bắt đầu có người chết vì bệnh ung thư. Dân xóm Đồn nghi ngờ do thuốc trừ sâu ngấm vào lòng đất, ảnh hưởng đến nguồn nước, gây bệnh ung thư.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Thái - phó chủ tịch UBND huyê%3ḅn Sơn Tịnh - cho biết từ phản ảnh của người dân địa phương, bốn năm trước ngành y tế đã kiểm tra nguồn nước tại đây và khẳng định những người bị ung thư ở xóm Đồn không liên quan đến nguồn nước. 

"Trước bức xúc của dân khi bệnh ung thư không thuyên giảm, huyện sẽ có văn bản kiến nghị tỉnh chỉ đạo ngành y tế kiểm tra, xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân khiến nhiều người dân xóm Đồn bị ung thư, trả lời cho dân rõ" 

Làng Từ Châu (Thanh Oai, Hà Nội)

Theo thống kê của ông trưởng thôn Từ Châu, chỉ tính riêng trong năm 2011, có 12/21 người chết vì ung thư ở làng Từ Châu (Thanh Oai, Hà Nội).

Trong 20 năm trở lại đây, làng có gần 100 người chết vì bệnh ung thư. Số người mắc ung thư đa phần là đàn ông và hầu hết đều chưa quá tuổi 60. Có gia đình bốn người thì hai bố con bị mắc ung thư. Lại có gia đình hai mẹ con chết vì căn bệnh quái ác này chỉ trong vòng chưa đầy hai năm. 

Khủng khiếp hơn, trong cùng một dòng họ, có tới gần chục người đi xét nghiệm đều mắc ung thư. Và người dân Từ Châu bị "dính" hầu hết các loại bệnh ung thư "vô phương cứu chữa" như dạ dày, phổi, gan, vòm họng, xương… 

Những người còn lại không đi khám, hoặc giấu bệnh nên không rõ nguyên nhân chết có phải do ung thư hay không. Thật khó có thể tưởng tượng những thống kê đau lòng ấy lại là về một làng ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô chưa đầy 40 km.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

http://casa.ussh.vnu.edu.vn/phuong-phap-tiep-can-nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Khoa học xã hội và nhân văn bao gồm các ngành như Khảo cổ học, Nhân học/Dân tộc học, Sử học, Văn học, Ngôn ngữ học, Kinh tế học, Chính trị học, Văn hóa học, Xã hội học, Luật học, Triết học, Tôn giáo học, Tâm lý học, Công tác xã hội, Đô thị học, Du lịch học, Giáo dục học, Hành chính học… Mỗi ngành khoa học đều có những phương pháp nghiên cứu đặc thù, rất khó để nhận thức đầy đủ. Do vậy, sẽ không có một khung phương pháp chung có hiệu quả cao cho việc nghiên cứu của tất cả các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định, chúng ta có thể tìm thấy những điểm chung về phương pháp tiếp cận nghiên cứu trong khoa học xã hội và nhân văn, mà tuyệt đại đa số các ngành khoa học trong lĩnh vực này đều có thể căn cứ vào đó để vận dụng.

 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN CÓ KHI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

        Khoa học là gì? Là hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, về qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển, bổ sung, phủ định, điều chỉnh trên cở sở thực tiễn.
Thí dụ 1: Quan niệm Nhà nước Hùng Vương ra đời cách đây 4.000 năm đã được thay thế bằng niên đại thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, tức cách ngày nay 2.700 năm.
Bản chất của khoa học là khám phá những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội mang tính chất đúng hơn, tốt hơn, để thay thế những cái cũ không còn phù hợp. Một học giả Hoa Kỳ đã khái quát một cách hài hước nhưng chuẩn xác rằng: khoa học là sự thay thế một tri thức sai lầm này bằng một tri thức sai lầm khác đỡ sai lầm hơn.
Nói ngắn gọn, khoa học là cái đúng hơn về học thuyết và mới hơn về kiến thức, hoặc thỏa mãn một trong hai yếu tố đó.
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là gì? Là hoạt động tìm kiếm thông tin thông qua xem xét, phỏng vấn, điều tra, hoặc thử nghiệm để nghiên cứu, phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, hoặc để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.
Tuy nhiên, muốn làm NCKH, bắt buộc phải có kiến thức vững vàng về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là gì?
- Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.

Mục đích và mục tiêu nghiên cứu là gì?
Cần phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.
Mục đích: là hướng đến điều gì đó hay công việc nào đó trong nghiên cứu (khó có thể đo lường hay định lượng) mà người nghiên cứu mong muốn hoàn thành.
Mục đích trả lời câu hỏi "nhằm vào việc gì?", hoặc "phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.
Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng (có thể đo lường hay định lượng) mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đặt ra trong nghiên cứu.
Mục tiêu trả lời câu hỏi "làm cái gì?" và là điều mà kết quả phải đạt được.

Thí dụ 2: 
Đề tài: "Ảnh hưởng của việc bố trí lớp học, giờ học đến chất lượng giảng dạy, học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học K".

Mục đích của đề tài: Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập cho cán bộ và sinh viên.

Mục tiêu của đề tài: Ít nhất cũng có hai mục tiêu
1. Xác định được số lượng sinh viên trong một lớp học vừa đủ để đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
2. Xác định được thời điểm và giãn cách tối ưu trong việc bố trí giờ học cho các học phần tín chỉ cụ thể.

Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học là gì?
Cấu trúc của phương pháp luận NCKH bao gồm luận đề, luận chứng và luận cứ.
- Luận đề là một "phán đoán" hay một "giả thuyết" cần được chứng minh, nhằm trả lời câu hỏi "chứng minh điều gì?" trong nghiên cứu.
- Luận chứng là phương pháp để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề, nhằm trả lời câu hỏi "chứng minh bằng cách nào?".
- Luận cứ là những số liệu, dữ liệu thu thập từ các thông tin, tài liệu tham khảo, quan sát, điều tra hay thực nghiệm, nhằm trả lời câu hỏi "chứng minh bằng cái gì?".

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trình tự nghiên cứu khoa học gồm 7 bước cơ bản sau:
1. Quan sát sự vật, hiện tượng
2. Phát hiện và đặt vấn đề nghiên cứu
3. Đặt giả thuyết nghiên cứu (hay luận đề)
4. Xây dựng luận chứng
5.Tìm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn (Thu thập thông tin hay dữ liệu thí nghiệm)
6. Xử lý thông tin, phân tích
7. Tổng hợp kết quả, kết luận, khuyến nghị

Bước 1: Quan sát sự vật, hiện tượng
Là quan sát, theo dõi một cách khách quan sự vật, hiện tượng, qui luật của sự vận động, mối quan hệ… của thế giới xung quanh và dựa vào kiến thức, kinh nghiệm hay các nghiên cứu có trước để khám phá, tìm ra kiến thức mới, giải thích các qui luật vận động và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Quan sát sự vật, hiện tượng là quá trình giúp cho ý tưởng phát sinh, là cơ sở hình thành câu hỏi và đặt ra giả thuyết để nghiên cứu.
Bước 2: Phát hiện và đặt vấn đề nghiên cứu 
Là phát hiện vấn đề và tìm kiếm câu hỏi cần được giải đáp trong quá trình nghiên cứu.
Có nhiều phương pháp phát hiện vấn đề, như phân tích theo cấu trúc logic của các tài liệu thu thập được; nhận dạng những bất đồng trong tranh luận tại các hội nghị thảo luận; nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường; nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế; lắng nghe lời phàn nàn của những người không am hiểu; những câu hỏi bất chợt xuất hiện không phụ thuộc lý do nào.
Vấn đề nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước những mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức hiện có với các yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn.

Thí dụ 3: Quan sát việc học tập của sinh viên ở trường Đại học K trong suốt học kỳ, H phát hiện hiện tượng một số sinh viên nghỉ học, chuồn giờ, xao nhãng trong giờ học của các học phần lý luận chính trị nhiều hơn các học phần khác. Với hiện tượng quan sát được, câu hỏi mà H tự đặt ra có thể là: Phải chăng do các sinh viên thiếu nền tảng tri thức căn bản về khoa học xã hội-nhân văn nên khó tiếp thu môn học, đâm ra lười biếng? Hay do kết cấu nội dung và thời lượng của môn học chưa hợp lý? Hoặc do người truyền đạt thiếu thuyết phục?
Bước thực hiện này có 2 yêu cầu cần thỏa mãn:
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: thể hiện ở mức độ ưu tiên giải quyết những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đặt ra.
2. Điều kiện đảm bảo cho việc nghiên cứu đề tài: bao gồm cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện, thiết bị; quỹ thời gian, năng lực, sở trường của những người tham gia.

Bước 3: Đặt giả thuyết nghiên cứu 
Đây là những nhận định sơ bộ về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra, là hướng nghiên cứu sẽ thực hiện các quan sát hoặc điều tra thực nghiệm để chứng minh hay bác bỏ đối tượng nghiên cứu.
- Tiêu chí xem xét một giả thuyết là giả thuyết phải được xây dựng trên cơ sở quan sát, không được trái với lý thuyết và có thể kiểm chứng.
- Bản chất logic của giả thuyết là một phán đoán, nằm ở vị trí luận đề trong cấu trúc logic của chuyên khảo khoa học và chính là điều mà người nghiên cứu phải chứng minh.
- Khi xây dựng giả thuyết, cần nắm vững các nguyên tắc nhận dạng chuẩn xác loại hình nghiên cứu, tìm mối liên hệ giữa giả thuyết với vấn đề khoa học.
- Phương pháp đưa ra một giả thuyết khoa học là người nghiên cứu cần phải quan sát, phát hiện được vấn đề, và đặt giả thuyết chính là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đã đặt ra. Quá trình liên kết, chắp nối các sự kiện, các số liệu thu thập được từ trong quan sát, thực nghiệm để đưa ra một giả thuyết chính là quá trình suy luận, là một phạm trù của logic học hình thức.
- Kiểm chứng giả thuyết là khẳng định hoặc phủ định giả thuyết và được thực hiện nhờ vào các thao tác logic chứng minh hoặc bác bỏ.
- Chứng minh/hay bác bỏ một giả thuyết là sự vận dụng các quy tắc logic và các phương pháp thu thập và xử lý thông tin (luận chứng), tìm kiếm cơ sở lý thuyết hoặc thực nghiệm khoa học (luận cứ) để khẳng định tính đúng đắn/hay tính sai luận của giả thuyết.

Thí dụ 4: Với những câu hỏi đặt ra ở thí dụ 3, các giả thuyết có thể hình thành để H nghiên cứu như:
1. Đánh giá tính hợp lý của kết cấu nội dung và thời lượng của các học phần lý luận chính trị trong tổng thể chương trình đào tạo bậc đại học hiện nay.
2. Giải pháp nâng cao niềm say mê và chất lượng dạy và học các học phần lý luận chính trị ở trường Đại học K.

Bước 4: Xây dựng luận chứng
Sau khi xây dựng giả thuyết nghiên cứu, người nghiên cứu phải thu thập các thông tin để chứng minh hay bác bỏ giả thuyết.
Nội dung cơ bản của xây dựng luận chứng là dự kiến kế hoạch thu thập và xử lý thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo sát; dự kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp quan sát hoặc thực nghiệm.
- Các loại thông tin bao gồm: cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu; kết quả nghiên cứu của những người thực hiện trước; sự kiện hoặc số liệu; tài liệu thống kê.
- Các dạng tồn tại của thông tin:
+ Tài liệu thành văn: tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, báo chí, các báo cáo khoa học, tài liệu trên giấy, vải, gỗ, đá, kim loại…
+ Tài liệu hồi cố, nhân chứng.
+ Hiện vật: dạng tồn tại trong thực tế của vật chất.
- Các phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin: nghiên cứu tài liệu hoặc đối thoại trực tiếp; quan sát trên đối tượng khảo sát; thực nghiệm trực tiếp trên đối tượng khảo sát hoặc trên những vật mô phỏng.
- Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin: là sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu, là sự khởi đầu của quá trình tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu, là sự đi trước của tư duy trước khi bắt tay thực hiện những thao tác cụ thể của quá trình thu thập thông tin.
Tiếp cận thu thập thông tin bao gồm: tiếp cận hệ thống có cấu trúc; tiếp cận định tính và định lượng; tiếp cận tất nhiên và ngẫu nhiên; tiếp cận lịch sử và logic; tiếp cận cá biệt và so sánh; tiếp cận phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: mục đích là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, nắm bắt những nội dung người đi trước đã làm, không mất thời gian lặp lại những công việc người đi trước đã thực hiện. Nội dung phân tích có thể bao gồm: phân tích nguồn, phân tích tác giả, phân tích nội dung và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phi thực nghiệm: là phương pháp thu thập thông tin dựa trên sự quan sát, quan trắc những sự kiện đã hoặc đang tồn tại, trên cơ sở đó phát hiện quy luật của sự vật hoặc hiện trượng. Trong phương pháp phi thực nghiệm, người nghiên cứu chỉ quan sát những gì đã và đang tồn tại, không có bất cứ sự can thiệp nào gây biến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp phi thực nghiệm bao gồm: quan sát khách quan; phỏng vấn; phương pháp hội đồng; điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp thực nghiệm: chủ yếu được sử dụng trong các ngành khoa học thực nghiệm. Đây là phương pháp thu thập thông tin bằng cách quan sát trong điều kiện có gây biến đổi đối tượng khảo sát một cách chủ định. Bằng cách thay đổi tham số, người nghiên cứu có thể thu được những kết quả mong muốn, như: tách riêng từng phần thuần nhất của đối tượng nghiên cứu để quan sát; biến đổi các điều kiện tồn tại của đối tượng nghiên cứu; rút ngắn được thời gian tiếp cận trong quan sát; tiến hành những thực nghiệm lặp lại nhiều lần để kiểm tra lẫn nhau; không bị hạn chế về không gian và thời gian.

Bước 5: Tìm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn 
Tìm luận cứ lý thuyết là xây dựng cơ sở lý luận của nghiên cứu. Khi xác định được luận cứ lý thuyết, người nghiên cứu biết được những bộ môn khoa học nào cần được vận dụng để làm chỗ dựa cho công trình nghiên cứu.
Thu thập dữ liệu để hình thành các luận cứ thực tiễn. Dữ liệu cần thu thập bao gồm những sự kiện và số liệu cần thiết cho việc hoàn thiện luận cứ để chứng minh giả thuyết. Nếu các sự kiện và số liệu không đủ thoả mãn nhu cầu chứng minh giả thuyết, phải có kế hoạch thu thập bổ sung dữ liệu.

Bước 6: Xử lý thông tin, phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin
Kết quả thu thập thông tin từ công việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát hoặc thực nghiệm tồn tại dưới hai dạng: Định tính và định lượng (các số liệu). Các sự kiện và số liệu cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, làm bộc lộ các quy luật, phục vụ việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết.
Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, chỉ ra những sai lệch đã mắc phải trong quan sát, thực nghiệm, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của những sai lệch ấy, mức độ có thể chấp nhận trong kết quả nghiên cứu.

Bước 7: Tổng hợp kết quả, kết luận, khuyến nghị
Tổng hợp để đưa ra bức tranh khái quát về kết quả nghiên cứu.
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của kết quả nghiên cứu.
Khuyến nghị khả năng áp dụng kết quả và định hướng tiếp tục nghiên cứu hoặc chấm dứt sự nghiên cứu.

III. CẤU TRÚC MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN
Đề tài nghiên cứu của sinh viên trong khoa học xã hội và nhân văn thông thường gồm 4 phần chính sau:
A. Phần mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.Tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài (lịch sử nghiên cứu vấn đề)
3.Mục đích, đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.Phương pháp nghiên cứu đề tài (nêu các phương pháp được lựa chọn phù hợp với đề tài nghiên cứu)
5.Những đóng góp mới của báo cáo
6.Bố cục chính của báo cáo
B. Phần nội dung và kết quả nghiên cứu
1.Thực trạng về đối tượng nghiên cứu
2.Kết quả nghiên cứu phi thực nghiệm, thực nghiệm
3.Phân tích, đánh giá kết quả phi thực nghiệm, thực nghiệm
C. Phần kết luận
1.Khái quát kết quả nghiên cứu
2.Đề xuất, kiến nghị các giải pháp về đối tượng
3.Định hướng nghiên cứu tiếp tục
D. Phần thư mục tham khảo, phụ lục
1.Thư mục tham khảo (các tài liệu, thông tin đã sử dụng trong đề tài)
2.Phụ lục (tư liệu, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ minh họa nếu có)
Trên đây là những nội dung và phương pháp cơ bản nhất mà khi nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xã hội và nhân văn, phần lớn các ngành khoa học liên quan đều có thể sử dụng.

   Huế, ngày 19 tháng 12 năm 2010
ThS. Nguyễn Quang Trung Tiến

(ĐH Khoa học Huế)

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Bị nghi sát hại Lý Tiểu Long, mỹ nhân kêu oan

http://dantri.com.vn/van-hoa/bi-nghi-sat-hai-ly-tieu-long-my-nhan-keu-oan-757574.htm

Bị nghi sát hại Lý Tiểu Long, mỹ nhân kêu oan

Bốn mươi năm trước, Lý Tiểu Long đã đột ngột qua đời trên giường của Đinh Bội khiến nữ diễn viên này chịu tiếng oan trong suốt một thời gian dài.
Ngày 20/7 cách đây 40 năm, huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long đã chết một cách bí ẩn, kỳ lạ hơn, nam diễn viên này lại tắt thở ngay trên giường của người tình Đinh Bội.

Chính điều này khiến nữ diễn viên Đinh Bội phải chịu áp lực lớn từ dư luận trong suốt hàng chục năm. Nín lặng trong suốt thời gian dài, năm 2008, Đinh Bối xuất bản một cuốn tự truyện, trong đó, bà tiết lộ những sự thật mà người ngoài cuộc hoàn toàn chưa hề biết.


Lý Tiểu Long đột ngột qua đời để lại nỗi oan cho người tình.

Thừa nhận là kẻ thứ ba

Đinh Bội không phủ nhận mình là kẻ thứ ba đã xen vào giữa cuộc hôn nhân của Lý Tiểu Long: 'Tôi là người thứ ba, nhưng tình yêu vốn không có tội, mọi sự chủ động đều thuộc về Lý Tiểu Long, anh ấy đã tìm đến tôi trước'.

Nữ diễn viên nói rằng, Lý Tiểu Long lấy Linda Emery chỉ vì cô đã lỡ mang bầu. Cuộc sống của hai vợ chồng không mấy hạnh phúc, hai người thậm chí còn không ngồi ăn chung bàn, mỗi khi ở nhà, Lý Tiểu Long thường chỉ ngồi ở phòng đọc sách.


Nữ diễn viên Đinh Bội.

Đinh Bội quen biết Lý Tiểu Long năm 1972 qua sự giới thiệu của Trâu Văn Hoài. Sau đó, bà được mời tham gia bộ phim Lãnh diện hổ của Lý Tiểu Long. Đinh Bội cho rằng đó chỉ là cái cớ, Lý Tiểu Long muốn lấy lý do để tiếp xúc và theo đuổi bà.

Bà kể lại: 'Lý Tiểu long đã nắm tay và nhìn chằm chằm vào tôi, anh ấy muốn nói rằng anh ấy thích tôi'. Lý Tiểu Long đối xử rất tốt với bà, rất lịch thiệp và chú ý đến từng hành động nhỏ nhất.

'Tôi thấy rất vui khi cả hai ở bên nhau, vì vậy tôi không hề từ chối khi Lý Tiểu Long theo đuổi mình. Tuy nhiên tôi không bao giờ nghĩ đến việc phá hoại hạnh phúc gia đình Lý Tiểu Long, chỉ cần làm hồng nhan tri kỷ của anh ấy là tôi hạnh phúc rồi'.


Lý Tiểu Long và Đinh Bội.

Chỉ qua lại với Lý Tiểu Long hơn một năm, song đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời bà. 'Lý Tiểu long là người hiểu tôi, là người tôi yêu, người thân thiết nhất của tôi'.

'Anh ấy thích tôi vì biết nhu – cương đúng lúc, ở tôi luôn có sự dịu dàng nữ tính, đồng thời vẫn mạnh mẽ, quyết đoán. Lý Tiểu Long từng dạy tôi kungfu, đến nay tôi vẫn còn nhớ, rồi sẽ có một ngày tôi biểu diễn cho mọi người xem'.

Từng bị ép tự tử

Ba mươi năm sau ngày mất của người tình, Đinh Bội xuất bản Lý Tiểu Long tự truyện kể về cuộc tình của mình với huyền thoại này. Trong dịp kỉ niệm 35 năm ngày mất của Lý Tiểu Long, Đinh Bội tiếp tục tiết lộ thêm một số chuyện để vén màn toàn bộ sự thật.

'Đối diện với những đàm tiếu của dư luận, tôi vẫn nghĩ rằng 'im lặng là vàng', nhưng hết người này đến người khác muốn truy đến cùng chân tướng sự việc, có vẻ như tôi không giải thích thì không yên'.




Năm 1973, Lý Tiểu Long đột tử trên giường của Đinh Bội khiến mối tình vụng trộm của hai người bị phát hiện, Đinh Bội bị gọi là 'hồ ly tinh' hại chết Lý Tiểu Long, sự nghiệp bị hủy hoại hoàn toàn trong chớp mắt.

Việc Lý Tiểu Long chết trên giường của người tình khiến thanh danh của ngôi sao này bị ảnh hưởng ít nhiều. Đinh Bội kể rằng, vì muốn giữ bí mật về cuộc tình vụng trộm của hai người, giữ hình tượng cho Lý Tiểu Long, có người đã ép bà nhảy lầu tự sát.

'Lúc đó, tôi bị khủng bố tinh thần đến mức sợ hãi tột độ, họ bảo tôi nhảy lầu tự sát, nếu không có linh hồn Lý Tiểu Long âm thầm ủng hộ, có lẽ tôi đã làm điều dại dột…'




Không những thế, có người còn âm mưu hãm hại bằng cách đẩy bà sa lầy vào con đường nghiện ngập. Một năm dùng thuốc khiến Đinh Bội bị tổn thương não, tinh thần phân liệt và mất dần trí nhớ.

Đinh Bội mất ròng rã một năm để cai nghiện.'Về sau, bác sỹ chẩn đoán tôi bị tâm thần phân liệt, việc duy nhất tôi nhớ được là việc mình đã sử dụng thuốc phiện như thế nào.

Sau khi cai nghiện thành công, não tôi bị tổn thương, mất một phần trí nhớ. May mắn, về sau, với sự chữa trị của bác sỹ và nỗ lực của bản thân, trí nhớ của tôi đã được khôi phục'.

Nhận ra âm mưu thâm độc này, Đinh Bội không chịu im lặng nữa, bà quyết phơi bày sự thật, chứ không muốn đem theo sự thật cái chết của anh hùng màn ảnh Trung Hoa xuống mồ.

Sự thật về ngày định mệnh

Theo lời kể của Đinh Bội trong cuốn tự truyện, cái chết của Lý Tiểu Long hoàn toàn không liên quan gì đến bà. Khoảng 13h ngày định mệnh đó, Linda Emery - vợ của Lý Tiểu Long rời nhà đi mua sắm.

Lý Tiểu Long nói rằng sẽ đi gặp Văn Hoài – giám đốc công ty điện ảnh Gia Hòa để bàn về kịch bản bộ phim The Game of Death và sẽ không về nhà ăn cơm tối. Linda không thể ngờ được đó là lần cuối cùng bà gặp chồng.




Lý Tiểu Long và Văn Hoài tới nhà của Đinh Bội để bàn công chuyện (Đinh Bội cũng đảm nhiệm một vai trong phim). Cả ba người cùng đi ăn ở một nhà hàng, sau khi quay về nhà nữ diễn viên, Lý Tiểu Long cảm thấy nhức đầu, Đinh Bội liền cho ông uống vài viên thuốc giảm đau.

Uống thuốc xong, Lý Tiểu Long nằm nghỉ trên giường. Khoảng 22h, Văn Hoài vẫn cần bàn bạc với Lý Tiểu Long, liền đến gọi nhưng không thấy ông phản ứng. Cảm thấy có gì đó bất ổn, Văn Hoài liền gọi điện thoại cho bác sỹ, nhưng Lý Tiểu Long đã vĩnh viễn không tỉnh lại nữa.


Đinh Bội trong lễ kỷ niệm ngày mất Lý Tiểu Long.

Cái chết của Lý Tiểu Long đã làm chấn động dư luận, không những bởi danh tiếng của Lý Tiểu Long mà còn bởi sự bí ẩn trong cái chết của ông. Một ngôi sao võ nghệ tuyệt đỉnh, không hề chịu bất cứ đòn đánh nào mà đột nhiên lăn ra chết không rõ nguyên do, để lại nhiều nghi vấn và thắc mắc.

Đinh Bội kêu oan với tờ Apple Daily: 'Cả thế giới cho rằng tôi đã hại chết Lý Tiểu Long, và muốn tôi chết đi, thật nực cười! Sao tôi làm vậy được! Tôi có bắt anh ta lại đâu, anh ấy có chân có tay, tự tìm đến chỗ tôi. Thế giới này thật kỳ lạ, tất cả đều chỉ trích, chửi bới tôi'.


Đinh Bội đứng cạnh tượng đồng Lý Tiểu Long tại Hong Kong.

Bốn mươi năm đã trôi qua song hình ảnh và những ký ức về Lý Tiểu Long vẫn còn nguyên trong đầu Đinh Bội. Vật kỷ niệm mà bà lưu giữ được là ba chiếc quần của Lý Tiểu Long, trong đó, bà tặng một cái cho Châu Tinh Trì – một fan trung thành của huyền thoại võ thuật. Hiện tại, vẫn chưa thấy Đinh Bội xuất hiện trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày mất Lý Tiểu Long.
 

Đinh Bội sinh ngày 19/2/1947, tên thật là Đường Mỹ Lệ, diễn viên nổi tiếng Đài Loan thập niên 70. Bà từng tham gia bộ phim Lý Tiểu Long và tôi. Đinh Bội kết hôn với Hoa Cường nhưng ly hôn cách đây 20 năm, Hiện tại, nữ diễn viên sống một mình nuôi con gái.


 
 
Theo Hoàng Nhi 
VTC

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

New Technology For Making Drinking Water From Sea Water

http://www.redorbit.com/news/science/1112885030/new-technology-drinking-water-from-sea-water-062713/

Making Drinking Water From Sea Water Simply And Cheaply

June 27, 2013




674





76









64




Image Caption: A prototype "water chip" was developed by researchers at the University of Texas at Austin in collaboration with Okeanos Technologies. Credit: Courtesy Okeanos Technologies

[ Watch the Video: Desalting the Ocean ]

Michael Harper for redOrbit.com – Your Universe Online

Researchers at the University of Texas at Austin (UT) and the University of Marburg in Germany have created a simple and efficient way to desalinate ocean water. Once completed, the water can be used as drinking water or to irrigate crops. Current desalination methods take the salt from seawater using a membrane as a filter. The new method, called electrochemically mediated seawater desalination, uses a small electronic chip filled with seawater. This chip is so efficient at removing salt from that water that it only needs the power of a small, store-bought battery.

The need for fresh drinking water is a pressing one. A 2011 study from Yale University and the University of Notre Dame found that desalination will play an important role as water supplies become limited. The teams in Germany and Texas have described their process in the journal Angewandte Chemie (Applied Chemistry) and are now using the patented technology to create their own startup company called Okeanos Technologies.

"The availability of water for drinking and crop irrigation is one of the most basic requirements for maintaining and improving human health," said Richard Crooks with the University of Texas.

"Seawater desalination is one way to address this need, but most current methods for desalinating water rely on expensive and easily contaminated membranes. The membrane-free method we've developed still needs to be refined and scaled up, but if we can succeed at that, then one day it might be possible to provide fresh water on a massive scale using a simple, even portable, system."

The new plastic chip works by separating the salt from the water and directing it along a different path. There's only a small amount of voltage (3.0 volts) required to power this separation. As saltwater passes through the chip, a small amount of voltage is applied which neutralizes some of the chloride ions in the salt water. This creates what the team calls an "ion depletion zone" which increases the amount of electricity in that spot. Salt then separates from the water when it approaches this depletion zone, sending salt along one channel and fresh water along another.

At its present stage, the chip is very small and the team has only been able to achieve a 25-percent desalination rate in their tests. However, they believe that they'll soon be able to achieve 99 percent desalination, the necessary amount to create drinking water, when they ramp up the scale.

"This was a proof of principle," said Kyle Knust, a graduate student who works under Crooks in his lab and co-author of the paper.

"We've made comparable performance improvements while developing other applications based on the formation of an ion depletion zone. That suggests that 99 percent desalination is not beyond our reach."

Tony Frudakis, the founder of Okeanos Technologies also believes the team will be able to achieve 99 percent desalination with their new invention, thereby delivering essential freshwater to areas that desperately need it. Frudakis also said this technology could scale very well and work in applications as small as a soda machine or something large enough to provide disaster relief.


Source: Michael Harper for redOrbit.com – Your Universe Online


Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Quản trị tri thức: Chất xám - tài nguyên vô giá

http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/quan-tri/2010/03/1217879/quan-tri-tri-thuc-chat-xam-tai-nguyen-vo-gia/
Thứ Hai, 01/03/2010 (GMT+7)

Quản trị tri thức: Chất xám - tài nguyên vô giá

Đánh giá



Nếu một tổ chức không biết tận dụng và lưu giữ "chất xám" của các cá nhân thì tổ chức đó có nguy cơ bị tổn thất tri thức hoặc "trao tặng" tri thức của mình cho những tổ chức khác.

Tài sản vô hình dễ tổn thất

Trong một tổ chức nói riêng và xã hội nói chung, mỗi cá nhân sẽ tự mình hấp thụ thông tin và có những tri thức riêng, không ai giống ai. Tri thức riêng của mỗi một người (tacit knowledge) chỉ có người đó mới sử dụng được. Khi người đó thể hiện tri thức ra bên ngoài (explixit knowledge) dưới dạng thông tin bằng cách viết tài liệu, viết sách, hướng dẫn trực tiếp… người khác mới có thể tiếp nhận và hiểu được tri thức ấy và biến thành tri thức của mình.

Điều gì xảy ra nếu một cá nhân làm việc lâu năm, đảm nhận vị trí quan trọng, sau khi tích lũy một lượng tri thức lớn lại rời bỏ tổ chức? Và khi một cán bộ cấp cao sắp đến tuổi về hưu thì tổ chức nên mời người đó ở lại làm việc thêm, cộng tác hay tuyển nhân sự trẻ với tri thức mới? Đó là những nguy cơ về tổn thất tri thức cần đến công việc quản trị tri thức (QTTT) - tài sản vô hình. Ngoài ra, QTTT còn cần được thực hiện bởi những lý do sau:

Quá tải thông tin

Quá tải thông tin xảy ra khi:
Không hiểu hay không nhận biết thông tin hiện có
Số lượng thông tin quá nhiều đến mức không kiểm soát được
Không biết tìm thông tin cần thiết
Biết nguồn thông tin nhưng không biết cách tiếp cận.
Thông tin có thể được coi như một loại hàng hoá đặc biệt có thể được mua, bán, trao đổi, tích lũy và lưu trữ. Tuy nhiên, sự quá tải thông tin đôi khi lại xảy ra vì chất lượng thông tin mới quan trọng chứ không phải số lượng.

Quá tải thông tin nhưng không có tri thức thường đi đôi với nhau. Người hiểu biết vấn đề thường đưa ra những thông tin ngắn gọn, súc tích. Ngược lại người không nắm rõ hoặc không hiểu vấn đề thường trình bày dài dòng, ý tứ vay mượn, thông tin quá tải nhưng không hình thành được tri thức nào cho người dùng tin.

Nhiễu thông tin

Hiện tượng nhiễu thông tin còn tác hại hơn quá tải vì thông tin được đưa ra sai lệch do vô tình hay cố ý. Một khi thông tin bị nhiễu được phổ biến rộng rãi sẽ mang lại một sự nhìn nhận, đánh giá sai lầm.

Yêu cầu chia sẻ và truyền tải

Yếu tố quan trọng nhất trong QTTT là chia sẻ và truyền tải tri thức. Con người thường coi tri thức là sức mạnh. Mỗi người đều muốn giữ một cái gì đó là điểm mạnh của riêng mình, không muốn chia sẻ với người khác. Do vậy, điều tiên quyết là phải tạo ra môi trường hay văn hóa chia sẻ tri thức (knowledge sharing culture).

Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia về QTTT, từng được đào tạo tại Italy và Hàn Quốc cho rằng: "Để xây dựng được một môi trường chia sẻ tri thức, vai trò của người lãnh đạo có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Không chỉ khuyến khích, ghi nhận chia sẻ tri thức, nhà quản lý phải chủ động chia sẻ một cách tích cực bên cạnh việc hướng nhân viên cùng phát triển các nguồn tri thức nội bộ như: cộng đồng chia sẻ, hội thảo nội bộ... Quá trình này không chỉ làm giàu tri thức của cá nhân mà còn là động lực cho việc không ngừng học hỏi".

Cần có cơ chế để tri thức được nuôi dưỡng, chia sẻ, phát triển và sử dụng phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Cơ chế này cũng phải thể hiện sự ghi nhận, tưởng thưởng (có thể vật chất hay tinh thần) đối với việc chia sẻ (của cá nhân hay bộ phận). Về hình thức, cơ chế có thể được thể hiện dưới dạng các quy trình hay hướng dẫn, được công bố rộng rãi trong toàn tổ chức.

Điều quan trọng là những nỗ lực QTTT đều hướng vào mục tiêu tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra, giảm thiểu lãng phí khi tri thức không được chia sẻ, những thất bại không được phân tích, đúc rút kinh nghiệm, các lỗi bị lặp lại... Đó chính là quá trình ứng dụng và biến tri thức thành giá trị có ích cho tổ chức.

Một số yếu tố quan trọng trong QTTT:

• Chính sách và các quy trình

Xây dựng hệ thống quản lý, hướng dẫn, quy trình và chính sách phù hợp có ý nghĩa rất lớn: tránh hiểu lầm không đáng có, dễ dàng phát hiện sai lầm xảy ra ở giai đoạn nào. Ngoài ra, cần có kế hoạch dự phòng những sự kiện bất thường và đánh giá tổn thất tri thức có thể xảy đến. Đôi khi tổ chức cần mạnh dạn chấp nhận những rủi ro có tính toán trước trong quá trình theo đuổi mục tiêu mới. Chính sách đúng đắn sẽ mang lại hệ thống QTTT hợp lý. Do đó, cần có chính sách QTTT càng sớm càng tốt.

Trong tổ chức có nhiều cá nhân sẵn sàng chia sẻ tri thức và đón nhận tri thức từ người khác, nhưng đôi khi họ không biết phải chia sẻ với ai, khi nào cần chia sẻ và chia sẻ như thế nào.

• Tài liệu thống nhất: Có kế hoạch xây dựng hệ thống tài liệu nội bộ từ nguồn trong tổ chức hoặc tham khảo bên ngoài, coi đó là nền tảng của hệ thống tri thức. Tri thức của người này không dễ truyền đạt cho người khác, do vậy, hãy thể hiện tri thức đó qua hệ thống tài liệu. Thông qua trao đổi, tổ chức sẽ hoàn thiện hệ thống tài liệu được đông đảo mọi người chấp nhận. CNTT giúp xây dựng hệ thống tài liệu hoặc kho cơ sở dữ liệu tri thức linh hoạt và dễ dàng hơn rất nhiều.

• Chú trọng đào tạo, chuyển giao tri thức: Có thể đào tạo nội bộ (vì không ai hiểu nhu cầu của tổ chức mình hơn chính người của tổ chức) và đào tạo hợp tác với tổ chức khác. Văn hóa chia sẻ rất cần thiết trong hệ thống đào tạo. Nên khuyến khích những người có kinh nghiệm để họ tự thấy có trách nhiệm chia sẻ, hướng dẫn người ít kinh nghiệm hơn. Tổ chức có thể tận dụng lượng tri thức của tổ chức khác nếu tri thức đó không được sử dụng đúng, nhưng song song đó phải biết cách bảo vệ tri thức riêng của tổ chức mình.

• Cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm: Thế giới ngày càng xích lại gần nhau, không tổ chức nào có thể tự mình phát triển mà không học hỏi, chia sẻ các bài học thực tế với những tổ chức khác. Bản thân thông tin tồn tại độc lập với ý nghĩ chủ quan. Nếu không chủ động nắm bắt những thông tin mới nhất thì sẽ tự mình cản trở mình. Hệ thống tri thức chỉ được cập nhật khi đã nắm bắt được thông tin mới.

• Chú trọng nhân tố con người: Con người tạo ra tri thức mới và chỉ có con người mới vận dụng tri thức đó để tiếp tục tạo ra tri thức mới hơn. Tổ chức cần chú trọng đến nhân lực ngay từ khi định hình thông qua bộ khung nhân sự, tuyển dụng nhân lực trẻ, có chính sách hợp lý để người sắp về hưu cống hiến, tạo điều kiện để người có kinh nghiệm làm việc với người mới, có chế độ đãi ngộ phù hợp… Phải luôn chú ý rằng tri thức của một người vốn nhiều hơn những gì anh ta đã thể hiện

Quản trị tri thức là...
QTTT là việc kiểm soát và cấu trúc một cách có hệ thống và hiệu quả một cơ chế cho phép sử dụng đúng người vào đúng công việc và đúng thời điểm, chia sẻ và sử dụng thông tin một cách thông suốt, hướng tới việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Một cách có hệ thống ở đây có nghĩa là từng bước chọn lọc, tìm hiểu, phân tích, chia sẻ và sử dụng thông tin để tạo ra giá trị.
Theo Hiệp hội QTTT Nhật Bản (JKMA)
Hơn 80% trong số 158 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu đã và đang tích cực phát triển các chương trình QTTT (Knowledge Management - KM) trong nội bộ tập đoàn của họ. Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu phục vụ KM chính là CNTT.
Theo tạp chí Business Week, Mỹ
QTTT là quá trình kiến tạo, thu nhận, lưu giữ, chia sẻ, phát triển, sử dụng và biến tri thức tồn tại trong tổ chức thành những giá trị vật chất. Hoạt động này bao gồm những nỗ lực biến tri thức cá nhân thành tài sản tri thức của toàn tổ chức, mọi người đều có thể khai thác, sử dụng phục vụ cho sự phát triển chung. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa không ngừng tiếp nhận tri thức từ bên ngoài, có thể qua đào tạo, học hỏi từ bạn hàng, đối tác, nhà cung ứng, khách hàng, thậm chí đối thủ cạnh tranh... thông qua việc xây dựng mô hình tổ chức luôn học hỏi
Theo bà Trần Thu Lan, cán bộ lâu năm của một đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

Kết hợp CNTT và QTTT

Để các hoạt động chia sẻ diễn ra hiệu quả thì không thể thiếu vai trò của CNTT. Tri thức được kiến tạo liên tục làm cho lượng tri thức của DN ngày càng khổng lồ mà chỉ có CNTT mới cho phép lưu giữ, phân loại, cập nhật, chia sẻ, sử dụng và phát triển một cách kịp thời và ổn định.

Theo ông Nguyễn Thanh Hà, cán bộ tại Viện Nghiên cứu Kinh tế châu Âu, : "CNTT cho phép ta xây dựng hệ thống lưu trữ và phân phối thông tin hiệu quả. Bằng cách kết hợp CNTT với chính sách QTTT một cách hiệu quả, công ty có thể tạo ra các yếu tố cạnh tranh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dài của mình".

Theo nghiên cứu của Ernst & Young, các công cụ QTTT tiết kiệm 30% nỗ lực hỗ trợ khách hàng, tăng 50% chất lượng quyết định đưa ra, tốc độ và khả năng thích nghi với thay đổi thị trường cũng được cải thiện đáng kể. Vòng đời phát triển sản phẩm mới bình quân giảm 20%.

Bút toán nào cho tri thức?

Nhiều tổ chức nhận thấy khi nhân viên hay nhà quản lý cấp cao rời bỏ công ty vì bất cứ lý do gì đều có ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, thậm chí có thể làm đình trệ một công đoạn mà anh ta đảm nhiệm. Lý do đơn giản là anh ta mang theo cả những kinh nghiệm và tri thức để thực hiện công việc. Do vậy, nhiều nhà quản trị nhân lực đang xem QTTT chính là chìa khóa quan trọng để hạn chế những rủi ro do tình trạng chuyển việc mang lại.

Lấy ví dụ từ một công ty kiểm toán. Trong bảng cân đối kế toán của công ty, có cả những bút toán chỉ có giá trị vài chục đồng cho một tài sản cố định nhỏ. Vài chục đồng còn được coi là tài sản của công ty, trong khi tri thức của một kiểm toán viên giỏi, người có thể thực hiện những hợp đồng trị giá hàng triệu đồng, lại không được hạch toán vào? Rõ ràng, chính những kiểm toán viên mới thực sự là tài sản quý giá của công ty. Họ tạo ra thu nhập cho công ty bằng chất xám của mình.

Thực tế rất nhiều tổ chức đã nhận thấy vai trò quan trọng của chất xám, nhưng hẳn không dễ trả lời câu hỏi: làm thế nào để phát huy, sử dụng và gìn giữ những tri thức quý giá đó. Nhiều tổ chức dành hàng trăm triệu đồng đào tạo nhân viên mỗi năm. Thế nhưng, những tri thức mà nhân viên thu nhận từ đào tạo có mang lại giá trị cho công ty hay không thì rất ít tổ chức tính toán được. Sự lãng phí còn thể hiện rõ khi một lượng lớn thời gian bỏ ra để tìm kiếm những tri thức mà thực tế đã tồn tại trong tổ chức.

Rõ ràng là tổn hại về tri thức còn nghiêm trọng và lâu dài hơn so với tổn thất vật chất trước mắt. Điều đó đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu và ứng dụng QTTT và hoạt động của mọi tổ chức.

Công cụ CNTT QTTT khi đưa vào ứng dụng cần đáp ứng các yêu cầu:

• Phù hợp nhu cầu của nhiều người dùng khác nhau

• Cấu trúc nội dung rõ ràng. thuận lợi và đơn giản khi tìm kiếm, tiết kiệm thời gian và công sức

• Chất lượng dữ liệu/thông tin phải được đảm bảo

• Có khả năng tích hợp nhiều hệ thống

• Có khả năng mở rộng do tri thức biến đổi không ngừng

• Tương thích phần cứng - phần mềm. Đây là điều cần phải tính đến trước khi quyết định lựa chọn phần cứng và phần mềm quản lý.

• Khả năng đồng bộ của công nghệ với năng lực người sử dụng để khai thác triệt để lợi ích của các công cụ QTTT.

 Nguyễn Lê

Nguồn tham khảo:
http://en.wikipedia.org/wiki/Knowledge_management
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3n_tr%E1%BB%8B_tri_th%E1%BB%A9c
http://www.iaea.org/inisnkm/nkm/nkmPublications.html
http://www.web-site-scripts.com/knowledge-management/overview.html
http://www.systems-thinking.org/kmgmt/kmgmt.htm
http://knowledgemanagement.ittoolbox.com/
http://bx.businessweek.com/knowledge-management/
http://iso-vn.com/?topic=news&id=51



Quản trị tri thức – Tầm nhìn lớn của lãnh đạo

http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/quan-tri/2008/10/1193036/quan-tri-tri-thuc-tam-nhin-lon-cua-lanh-dao/
Thứ Hai, 27/10/2008 17:17 (GMT+7)

Quản trị tri thức – Tầm nhìn lớn của lãnh đạo





Tri thức - tài sản của công ty nếu không được nhìn nhận và quản lý tốt sẽ vô tình thất thoát, tạo những khoảng trống phát triển thiếu bền vững không dễ gì lấp đầy.

Tri thức là tài sản

Rất nhiều lãnh đạo đã nhìn nhận được giá trị của công ty nằm ở chính mỗi nhân sự giỏi mà họ có chứ không phải những cỗ máy sản xuất hữu hình hay những tòa nhà lớn... Chính xác hơn, tri thức (knowledge) của mỗi nhân sự mới thực sự là tài sản quan trọng nhất của công ty. Tri thức, ở đây là sự hiểu biết, kiến thức, kỹ thuật cá nhân và kinh nghiệm của nhân sự trong công việc, quan hệ đối tác... Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng nắm bắt được ý nghĩa của việc quản lý, phát huy nguồn tài sản tri thức đó.

Ông Hoàng Tô, chủ tịch HĐQT công ty Cổ Phần Công Nghệ Tinh Vân cho biết: Công ty đã không ít hơn một lần phải đối mặt với sự ra đi của những nhân sự quan trọng. Những sản phẩm họ làm ra tuy đã được quản lý tốt, được kế thừa và phát triển nhưng đó chưa phải là tài sản quan trọng nhất. Cái quan trọng nhất là khi đi họ mang theo tri thức, để lại cho công ty một lỗ hổng không dễ gì lấp đầy, đôi khi là kiến thức về cả một lĩnh vực.

Nhiều tổ chức dành hàng trăm triệu đồng đào tạo nhân viên mỗi năm. Thế nhưng, tri thức mà nhân viên thu nhận từ đào tạo có mang lại giá trị cho công ty hay không thì rất ít tổ chức tính toán được. Sự lãng phí còn thể hiện rõ hơn khi lượng thời gian bỏ ra để tìm kiếm những tri thức mà thực tế đã tồn tại trong tổ chức là rất lớn.

Ông Tô nhấn mạnh: nếu mỗi tổ chức không biết cách quản trị (QT) tri thức tốt thì tài sản của công ty sẽ rất nhỏ bé và ngược lại, nếu tri thức được tích lũy, phát triển và quản lý tốt sẽ giúp cho khối tài sản của công ty tăng trưởng không ngừng. Nói cách khác, nếu trước đây vấn đề phát triển của doanh nghiệp (DN) phụ thuộc vào thế mạnh quản lý kinh tế thì nay, trong nền kinh tế tri thức, sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi DN phụ thuộc vào chính thế mạnh QT tri thức (Knowledge Management - KM).

Quản lý tài sản tri thức thế nào?

Trong thực tế, tri thức thường tồn tại riêng rẽ trong mỗi cá nhân thông qua quá trình hấp thụ thông tin của riêng họ và chỉ có người đó mới sử dụng được. Không ai ở bên ngoài có thể vận dụng tri thức đó nếu họ không chia sẻ. Để tri thức của mỗi cá nhân biến thành tài sản tri thức của tổ chức, để mọi người có thể cùng khai thác, sử dụng cho sự phát triển chung đòi hỏi phải có một cơ chế, quá trình kiến tạo, lưu giữ, chia sẻ, phát triển (tri thức) trong mỗi tổ chức. Để thực hiện điều này, vai trò của người lãnh đạo có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Không chỉ khuyến khích, ghi nhận việc chia sẻ tri thức, nhà quản lý phải chủ động tham gia chia sẻ tri thức một cách tích cực bên cạnh việc hướng nhân viên cùng phát triển các nguồn tri thức nội bộ như cộng đồng chia sẻ, hội thảo nội bộ... Quá trình này không chỉ làm giàu tri thức của các cá nhân mà còn là động lực cho việc không ngừng học hỏi của từng nhân viên.

Các tổ chức lớn trên thế giới đã đúc kết một số kinh nghiệm về KM như sau:

Các chính sách và quy trình QT tri thức cần được văn bản hóa để tránh những hiểu lầm không đáng có đồng thời dễ dàng cho việc phát hiện sai lầm xảy ra ở giai đoạn nào.

Xây dựng hệ thống tài liệu thống nhất để nắm bắt tri thức. Như đã nói ở trên, tri thức của một người không dễ truyền đạt cho người khác. Bằng cách thể hiện tri thức đó qua viết tài liệu, trao đổi... tổ chức sẽ hoàn thiện được hệ thống tài liệu và kho cơ sở dữ liệu tri thức chung.

Chú trọng đào tạo, chuyển giao tri thức. Văn hoá chia sẻ rất cần thiết trong hoạt động đào tạo. Những người có kinh nghiệm nên được khuyến khích và tự mình thấy có trách nhiệm trong việc chia sẻ, hướng dẫn những người ít kinh nghiệm hơn. Bên cạnh đó, tổ chức có thể tận dụng lượng tri thức của tổ chức khác nếu tri thức đó không được sử dụng đúng nhưng phải biết cách bảo vệ tri thức riêng của tổ chức mình.

Liên tục cập nhật thông tin mới và học hỏi kinh nghiệm từ những việc đã làm và kinh nghiệm của tổ chức khác

• Chú trọng đến nhân tố con người. Con người có thể tạo ra tri thức mới và chỉ có con người mới có khả năng vận dụng tri thức đó để tiếp tục tạo ra những tri thức mới hơn. Tổ chức cần có chính sách tuyển dụng nhân lực trẻ, tạo điều kiện để những người có kinh nghiệm làm việc với những người mới. Có chế độ đãi ngộ phù hợp... Phải luôn chú ý rằng tri thức của một người vốn nhiều hơn những gì anh ta thể hiện.

Để tri thức của mỗi cá nhân biến thành tài sản tri thức của tổ chức, để mọi người có thể cùng khai thác, sử dụng cho sự phát triển chung đòi hỏi phải có một cơ chế, quá trình kiến tạo, lưu giữ, chia sẻ, phát triển trong mỗi tổ chức.

Ứng dụng CNTT. Cuối cùng, để các hoạt động chia sẻ, diễn ra một cách hiệu quả thì không thể thiếu vai trò của CNTT. CNTT đóng vai trò hỗ trợ, làm cho việc chia sẻ, lưu giữ, cập nhật và sử dụng tri thức được thực hiện dễ dàng hơn. Hơn nữa, tri thức được kiến tạo liên tục làm cho lượng tri thức của DN ngày càng khổng lồ mà chỉ CNTT mới cho phép lưu giữ, phân loại, cập nhật, chia sẻ, sử dụng và phát triển một cách kịp thời và ổn định. CNTT là công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu/tri thức của tổ chức, cho phép nhân viên truy cập phục vụ việc ra quyết định kịp thời cũng như xây dựng mạng lưới KM theo chiều sâu và chiều rộng.

Điều khó khăn nhất để triển khai KM có lẽ chính là vấn đề nhận thức. Chỉ khi nhìn nhận tri thức là tài sản thì lãnh đạo tổ chức đó mới có ý thức bảo vệ, giữ gìn, đầu tư và tôn tạo chúng thành những khối tài sản lớn hơn. Nhận thức còn nằm ở văn hóa công ty, trong mỗi nhân sự của tổ chức. Bởi việc xây dựng bộ máy KM, bản thân nó không phải một dự án mà là một quá trình tích lũy không ngừng nghỉ của rất nhiều cá nhân. Do vậy nếu không bắt đầu ngay từ bây giờ xây dựng KM, có thể một ngày nào đó chính tổ chức, DN này sẽ trở thành những bộ máy rỗng, nghèo nàn và thất bại trên thương trường.

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...