Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Lợi thế của IBM cho các chuẩn kiến trúc SOA

http://www.ibm.com/developerworks/vn/library/webservices/201301/ws-soa-ref-arch/

Lợi thế của IBM cho các chuẩn kiến trúc SOA

Các tiêu chuẩn SOA của IBM

Heather Kreger, Kỹ sư xuất sắc, Trưởng ban công nghệ Các tiêu chuẩn quốc tế, IBM Australia
Vince Brunssen, Kỹ sư phần mềm cao cấp, IBM Australia
Robert Sawyer, Lãnh đạo tiếp thị SOA, IBM Australia
Ali Arsanjani, Ph.D., Kỹ sư xuất sắc của IBM, Trưởng ban công nghệ Các công nghệ mới nổi SOA, IBM Australia
Rob High, IBM Fellow, Phó chủ tịch - BPO Foundation, IBM Australia

Tóm tắt:  Bài này mô tả kiến trúc tham khảo SOA đã được IBM phát triển và sử dụng như thế nào để giúp các khách hàng gia tăng tính linh hoạt trong kinh doanh cũng như tính linh hoạt trong Công nghệ thông tin (CNTT). Kiến trúc tham khảo SOA RA đang được sử dụng để giúp các tổ chức phát triển nhanh trong kinh doanh và đạt được tính linh hoạt trong CNTT thông qua việc tích hợp dịch vụ, đặc biệt phù hợp với các mục tiêu kinh doanh SOA duy nhất của họ. IBM cũng đang sử dụng một kiến trúc tham khảo SOA cùng với kiến trúc tham khảo Đám mây để giúp các tổ chức định nghĩa các giải pháp đám mây của họ.

Ngày:  31 01 2013
Mức độ:  Trung bình Bản gốc tiếng Anh  tại đây
Hoạt động:  1309 lần đọc
Góp ý kiến:   0 (Xem | Thêm bình luận - Đăng nhập)

Điểm trung bình (2 Biểu quyết)
Chấm điểm bài này

Giới thiệu

Một kiến trúc hướng dịch vụ (SOA - Service Oriented Architecture) tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các tài sản linh hoạt, có thể sử dụng lại để cho phép các giải pháp nghiệp vụ đầu cuối. Khi các công ty bám sát các nguyên tắc của SOA và các kỹ thuật liên quan đến SOA để dùng cho các kiểu dự án khác nhau trong các ngành nghề khác nhau trên toàn thế giới, thì nhu cầu về một kiến trúc tham khảo đã trở nên rõ ràng hơn. Việc sử dụng Kiến trúc tham khảo của SOA là động lực chính để đạt được các đề xuất có giá trị về một SOA.

Tiêu chuẩn SOA RA (Kiến trúc tham khảo SOA) mới của Tập đoàn Open (Open Group) cung cấp các hướng dẫn và các tùy chọn để thực hiện các quyết định kiến trúc, thiết kế và triển khai thực hiện trong kiến trúc của các giải pháp hướng dịch vụ, bao gồm cả kiến trúc của các giải pháp đám mây. Mục tiêu của tiêu chuẩn SOA RA là cung cấp một kế hoạch chi tiết để tạo và đánh giá kiến trúc. Ngoài ra, nó cung cấp những hiểu biết, các mẫu và các khối xây dựng để tích hợp các phần tử cơ bản của một SOA vào một giải pháp hay kiến trúc doanh nghiệp.

Giá trị của SOA

Phong cách kiến trúc này đã được biết đến như là kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), ở đó việc thực hiện các thành phần không được trưng ra và biết đến, chỉ các dịch vụ được cung cấp mới được công bố và nhà cung cấp cách ly những người tiêu dùng khỏi các chi tiết thực hiện cơ sở. Về cơ bản, việc tách phần giao diện ra khỏi việc hiện thực ở mức lập trình đã được nâng lên đến mức kiến trúc bằng cách ghép lỏng giao diện của một dịch vụ được sử dụng bởi một Người tiêu dùng dịch vụ với việc thực hiện nó bởi một Nhà cung cấp dịch vụ cũng như tách việc thực hiện khỏi việc kết buộc của nó.

SOA cho phép hội tụ CNTT và hoạt động kinh doanh thông qua thỏa thuận dựa trên một (hợp đồng bao gồm một) tập hợp các dịch vụ CNTT phù hợp với hoạt động kinh doanh, cùng nhau hỗ trợ cho các quy trình nghiệp vụ và mục tiêu kinh doanh của tổ chức. Nó không chỉ cung cấp chức năng tách rời linh hoạt có thể được sử dụng lại, mà còn cung cấp các cơ chế để thể hiện ra bên ngoài các biến thể chất lượng dịch vụ trong các đặc tả khai báo như Chính sách Các dịch vụ web (WS-Policy) và các tiêu chuẩn liên quan. Việc ghép lỏng này cho phép một tổ hợp các thành phần phần mềm linh hoạt hơn trong một giải pháp phần mềm. Tổ hợp này cho phép các nhà phát triển ứng dụng sửa đổi các giải pháp của họ nhanh hơn để đáp ứng với những thay đổi về các yêu cầu nghiệp vụ. Các giải pháp mới có thể được chuyển giao nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ mới khi sử dụng chính các cấu kiện thành phần này: tức là bằng cách sử dụng lại các thành phần được tạo ra trong các ứng dụng trước đó. Các thành phần có thể được thiết kế để gắn chặt hơn với các nhu cầu hoạt động nghiệp vụ rời rạc dành cho các tình huống khác nhau.

Các lợi ích kinh doanh chính của SOA

Là một khung công tác kiến trúc linh hoạt và có thể mở rộng được, SOA có các khả năng xác định sau đây:

  • Giảm Chi phí: Cung cấp cơ hội để củng cố các chức năng ứng dụng dư thừa và tách chức năng khỏi các ứng dụng đã lỗi thời và ngày càng tốn kém trong khi tận dụng các khoản đầu tư hiện có.
  • Tính nhanh nhẹn: Cấu trúc các giải pháp nghiệp vụ dựa trên một tập hợp các nghiệp vụ và dịch vụ CNTT theo cách sao cho tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấu trúc lại và cấu hình lại nhanh chóng các quy trình nghiệp vụ và các giải pháp sử dụng chúng.
  • Tăng lợi thế cạnh tranh: Cung cấp cơ hội để tham gia vào các thị trường mới và tận dụng các khả năng kinh doanh hiện có theo những cách mới và sáng tạo bằng cách sử dụng một tập hợp các dịch vụ CNTT ghép lỏng với nhau. Có tiềm năng gia tăng thị phần và giá trị kinh doanh bằng cách đưa ra các dịch vụ kinh doanh mới và tốt hơn.
  • Thời gian tới thị trường: Chuyển giao các giải pháp phù hợp với hoạt động kinh doanh nhanh hơn bằng cách cho phép doanh nghiệp quyết định các hướng chính của một giải pháp và cho phép CNTT nhanh chóng hỗ trợ và thực hiện các hướng đó.
  • Hợp nhất: Tích hợp xuyên qua nhiều giải pháp và nhiều tổ chức được lưu trữ trong một tháp cao (Silo), giảm số lượng các hệ thống vật lý và cho phép hợp nhất các nền tảng theo một chương trình "chuyển tiếp trơn tru" từ các phụ thuộc thừa kế hỗn độn sang một tập hợp các hệ thống cùng tồn tại tích hợp và có tổ chức hơn.
  • Liên kết: Cho phép các tổ chức liên kết tốt hơn các mục tiêu kinh doanh với CNTT, cho phép doanh nghiệp gắn CNTT với các khả năng mà một tổ chức muốn đạt được khi liên kết với kế hoạch chiến lược của mình, dẫn đến cả khả năng nhanh nhẹn và khả năng sử dụng lại được duy trì theo thời gian.

Mục đích và cách sử dụng một kiến trúc tham khảo

Mục đích của một kiến trúc tham khảo là cung cấp cho các kiến trúc sư giải pháp và doanh nghiệp một kế hoạch chi tiết được tiêu chuẩn hóa để từ đó kiến trúc các giải pháp cho các hoạt động kinh doanh của họ. Như hiển thị trong Hình 1, các kiến trúc, như các kiến trúc tham khảo, có một miền liên tục từ dạng rất trừu tượng, ở đây các quyết định kiến trúc và các giả định được xác định rõ nhưng chưa được thực hiện, đến dạng rất cụ thể, ở đó hầu hết các giả định và các quyết định kiến trúc đã được thực hiện.

Trên miền liên tục này có các kiến trúc tham khảo cho vùng, ngành công nghiệp, doanh nghiệp và giải pháp. Để hiểu trọn vẹn sơ đồ này, bạn có thể tham khảo Sách Trắng về Định hướng toàn cảnh các tiêu chuẩn mở SOA xung quanh kiến trúc (Navigating the SOA Open Standards Landscape Around Architecture White Paper), có thể tìm thấy nó tại http://www.opengroup.org/soa/source-book/stds/index.htm.


Hình 1. Miền liên tục của Kiến trúc tham khảo

Có thể sử dụng kiến trúc tham khảo để thiết lập bối cảnh cho một kiến trúc, để cung cấp một nền tảng hiểu biết chung cho các nhà cung cấp và các khách hàng để ánh xạ các sản phẩm với kiến trúc và thiết kế các dịch vụ cho kiến trúc và để khớp một tập hợp các khối xây dựng dùng cho các giải pháp lại với nhau.

Đối với SOA, các kiến trúc sư sử dụng các kiến trúc tham khảo theo nhiều kịch bản bao gồm các tổ chức bắt đầu khởi nghiệp, đang chọn dùng một SOA, giúp các nhà tích hợp đang cung cấp các dịch vụ trong việc xây dựng một SOA, giúp các nhà cung cấp sản phẩm SOA đang xây dựng (các) thành phần SOA để định vị các sản phẩm của họ theo một cách tiêu chuẩn có thể giúp cho khách hàng của họ hiểu được và giúp các tổ chức đang xây dựng các đặc tả và các tiêu chuẩn SOA khác.

Giá trị của một kiến trúc tham khảo SOA chuẩn hóa

Việc chuẩn hóa SOA RA cung cấp một điểm xuất phát trung lập với nhà cung cấp, được ngành công nghiệp phần mềm chấp thuận cho các khách hàng đang tạo ra các giải pháp SOA. Như vậy có thể sử dụng nó trong các tình huống, ở đó có nhiều công ty đang hợp tác, bất kể có các thay đổi về các nhà cung cấp hoặc các nhà tích hợp hệ thống, v.v. SOA RA cung cấp một nguyên tắc phân loại và thuật ngữ chung để thiết kế, xây dựng và mô tả các giải pháp SOA. Điều này có thể tiết kiệm tiền của và thời gian và cải thiện các kết quả.

Đối với các tổ chức đang chọn dùng SOA, SOA RA giúp tạo ra các giải pháp được thúc đẩy bởi các quy trình nghiệp vụ, các công cụ nghiệp vụ, trao đổi thông báo, tích hợp dịch vụ, truy cập dữ liệu và đóng gói phần mềm và các thành phần thừa kế. Khi các kiến trúc sư áp dụng mô hình hóa SOA và chuyển giao các phương pháp luận, mọi phần tử của một SOA đã xác định sẽ được ánh xạ trở lại SOA RA để cung cấp một cái nhìn về giải pháp SOA đang tiến triển ra sao. Điều này cũng cung cấp một công cụ truyền thông rất có ích cho các bên liên quan đến CNTT và kinh doanh trong một công ty hoặc ngành nghề cụ thể.

SOA RA cũng được sử dụng để định nghĩa các khả năng và tính khả thi của các giải pháp. Điều này được thực hiện thông qua một danh sách kiểm tra các phần tử chính phải được xem xét khi kiến trúc một giải pháp SOA. SOA RA cung cấp danh sách này thông qua một định nghĩa của các tầng và các khối xây dựng kiến trúc trong các tầng đó. Thậm chí khi đi sâu hơn vào các tầng và các khối xây dựng kiến trúc, có các điểm quyết định thiết kế và các mẫu tương tác giúp định nghĩa giải pháp SOA đó. Ví dụ, từ góc độ kỹ thuật, kiến trúc sư cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Những điều cần xem xét và tiêu chuẩn để tạo ra một giải pháp SOA là gì?
  • Một giải pháp SOA có thể được tổ chức ra sao khi một khung công tác kiến trúc có các khả năng chuyển đổi và các kiến trúc được nối với nhau?
  • Một giải pháp SOA có thể được thiết kế ra sao theo cách để tối đa hóa việc sử dụng lại tài sản?

Để giải quyết những vấn đề này, tiêu chuẩn Kiến trúc tham khảo SOA của Tập đoàn Open trình bày một kiến trúc tham khảo cho các giải pháp dựa trên SOA. Nó cung cấp một sự trừu tượng hóa mức cao của một SOA được phân chia thành các tầng và được xem như một nhân tố trong các tầng, mà mỗi tầng trong đó cung cấp một tập hợp các khả năng cần thiết để cho phép hoạt động của một giải pháp SOA. Mỗi tầng giải quyết một tập con cụ thể các đặc điểm và các trách nhiệm có liên quan đến các đề xuất giá trị duy nhất trong một SOA.

Bên dưới kiến trúc phân tầng này là một siêu mô hình gồm có các tầng, các khả năng, các khối xây dựng kiến trúc (các ABB), các mẫu tương tác, các tùy chọn và các quyết định kiến trúc và các mối quan hệ giữa các khả năng, các ABB và các tầng. Những thứ này sẽ hướng dẫn kiến trúc sư trong việc tạo và đánh giá kiến trúc.

Cái gì đang xảy ra trong thế giới thực với việc sử dụng Kiến trúc tham khảo SOA

Con đường dẫn đến việc chọn dùng các dịch vụ và SOA thường yêu cầu các tổ chức xử lý các mục tiêu và các hạn chế duy nhất của dự án. Nhiều tổ chức thử nghiệm bằng các dịch vụ Web (bằng cách gói các ứng dụng hiện có) như là một phương tiện để khám phá thế giới tích hợp dịch vụ, sử dụng các kết quả để xác định làm thế nào để tiến xa hơn một giai đoạn ban đầu. Một số tổ chức tham gia vào việc chuyển đổi nghiệp vụ trên toàn doanh nghiệp. Các tổ chức khác định nghĩa các lộ trình, tầm nhìn, chiến lược và các tiêu chí của mình để đánh giá và quản trị. Đối với bất kỳ các tổ chức nào, điều có ích là có một tiêu chuẩn khách quan dựa vào đó để đo sự hoàn thiện của Dịch vụ và SOA hiện tại và để tạo ra một lộ trình để đạt được các mức độ hoàn thiện mong muốn không chỉ vì một mình sự hoàn thiện, mà còn để thực hiện các kết quả kinh doanh khác nhau, có thể do đạt được một mức độ hoàn thiện cụ thể.

IBM đã công nhận và đã dẫn đầu việc tách riêng các cách tiếp cận công nghệ cụ thể như các dịch vụ Web khỏi SOA như là một kiến trúc hoạt động nghiệp vụ và giải pháp. Thông qua sự cam kết với hàng ngàn khách hàng và chính phủ, IBM đã thiết lập vai trò lãnh đạo ngành công nghiệp phần mềm tầm cỡ thế giới trong việc phát triển các giải pháp SOA và phân phối các sản phẩm để thực hiện những giải pháp đó. IBM đã phát triển các tài sản hàng đầu của ngành công nghiệp phần mềm trên thế giới để hỗ trợ những cam kết đó. Một số trong các tài sản then chốt, đúng đắn và đã qua thử thách này đã được sử dụng làm cơ sở của các tiêu chuẩn SOA mới đây của Tập đoàn Open về quản trị, các mô hình hoàn thiện, thuật ngữ và bây giờ là Kiến trúc tham khảo SOA. Có sẵn nhiều tài liệu khác để giải thích cách IBM đã giúp đỡ phát triển và bây giờ hỗ trợ các tiêu chuẩn này về quản trịchọn dùng dịch vụ như thế nào. Bài này sẽ tập trung vào sự hỗ trợ của IBM về Kiến trúc tham khảo SOA tiêu chuẩn của Tập đoàn Open, bây giờ có sẵn ở đây (http://www.opengroup.org/projects/soa-ref-arch/).

Tổng quan về Kiến trúc tham khảo SOA

Kiến trúc tham khảo SOA (SOA RA) bao gồm một tập hợp các trừu tượng hóa cùng nhau cung cấp một thiết kế logic của một SOA. Như vậy, nó trả lời câu hỏi "SOA là gì?" bằng cách cung cấp một tập hợp các khối xây dựng kiến trúc để cùng nhau trả lời câu hỏi đó một cách chi tiết. Trong lúc đánh giá về các kiến trúc hoặc thiết kế của một kiến trúc giải pháp hoặc kiến trúc doanh nghiệp, SOA RA cho phép các kiến trúc sư sử dụng các nội dung của nó chẳng hạn như các khối xây dựng làm một danh sách kiểm tra các phần tử: các khối xây dựng kiến trúc và các mối quan hệ của chúng trong mỗi tầng, các tùy chọn có sẵn, các quyết định cần được thực hiện tại mỗi tầng. Các tầng cung cấp một điểm khởi đầu cho việc phân chia các mối quan tâm cần thiết để xây dựng một SOA. Mỗi nhóm các mối quan tâm tách riêng được biểu diễn trong "tầng" riêng của chúng.

Thiết kế SOA RA cung cấp cho các kiến trúc sư một kế hoạch chi tiết bao gồm các khuôn mẫu và các hướng dẫn được sử dụng trong vòng đời phát triển phần mềm. Những thứ đó tạo điều kiện thuận lợi và cuối cùng cho phép tự động hóa và sắp xếp trơn tru quá trình mô hình hóa và viết tài liệu các tầng kiến trúc, các khả năng và các khối xây dựng kiến trúc (các ABB) bên trong chúng, các tùy chọn cho các tầng và các ABB, ánh xạ các sản phẩm với các ABB và các quyết định kiến trúc và thiết kế góp phần vào việc tạo ra SOA.

SOA RA được dùng để hỗ trợ cho các tổ chức đang chọn dùng SOA, các nhà cung cấp sản phẩm đang xây dựng các thành phần cơ sở hạ tầng SOA, các nhà tích hợp đã tham gia vào việc xây dựng các giải pháp SOA và các cơ quan tiêu chuẩn đã tham gia vào phát triển thêm các đặc tả cho SOA.


Hình 2. Khung nhìn giải pháp logic của SOA RA

Chức năng của danh mục SOA được thực hiện tại tầng các hệ thống vận hành và tầng thành phần. Các giao diện để trưng ra được cung cấp ở tầng các dịch vụ. Lưu ý rằng các tầng này có một tập hợp các mối quan tâm xuyên suốt như Tích hợp, Thông tin, Chất lượng dịch vụ và Quản trị được tính đến như là các vấn đề cần xem xét trong mỗi một tầng nói trên. Như vậy, ba tầng trong số đó giải quyết việc thực hiện và kết nối với một dịch vụ (Tầng Các hệ thống vận hành - Operational Systems Layer, Tầng Thành phần dịch vụ - Service Component Layer và Tầng Các dịch vụ - Services Layer). Ba tầng trong số đó hỗ trợ sử dụng các dịch vụ (Tầng Quy trình nghiệp vụ - Business Process Layer, Tầng Người tiêu dùng - Consumer Layer và Tầng Tích hợp - Integration Layer). Và bốn trong số các tầng hỗ trợ các mối quan tâm xuyên suốt có bản chất phụ thêm (đôi khi được gọi là không theo chức năng hoặc bổ sung), đó là Tầng kiến trúc thông tin - Information Architecture Layer, Tầng Chất lượng dịch vụ - Quality of Service Layer, Tầng Tích hợp và Tầng Quản trị - Governance Layer). Nói chung SOA RA cung cấp một khung công tác để hỗ trợ cho tất cả các phần tử của một SOA, bao gồm tất cả các thành phần hỗ trợ các dịch vụ và các tương tác của chúng.

Bên trong từng tầng được mô tả trong Hình 2 có các khối xây dựng kiến trúc (các ABB) biểu diễn một phần tử cơ bản của chức năng có thể sử dụng lại được và hoàn thành các trách nhiệm chính của tầng đó. Mỗi ABB nằm trong một tầng, hỗ trợ các khả năng và có các trách nhiệm. Các ABB cũng được kết nối với nhau xuyên qua các tầng và cung cấp một liên kết tự nhiên giữa các tầng. Nếu một kết nối cụ thể giữa các ABB luôn xuất hiện nhất quán qua các tầng để giải quyết một vấn đề nào đó thì kết nối này định nghĩa một mẫu của các ABB cũng như các chuỗi tương tác hợp lệ giữa các ABB.

Cũng có những khả năng mà các ABB hỗ trợ cùng với các ABB. Một khả năng được Tập đoàn Open định nghĩa trong TOGAF 9, là "một khả năng mà một tổ chức, cá nhân hoặc hệ thống sở hữu". Vì vậy, khi mở rộng định nghĩa đó, các ABB cung cấp tài nguyên kỹ thuật để cho phép một tổ chức, cá nhân hoặc hệ thống có thể cung cấp khả năng đã định nghĩa của chúng. Một ABB, đang cung cấp sự hỗ trợ cho một hoặc nhiều khả năng, có thể do một hoặc nhiều thành phần hoặc sản phẩm thực hiện; các ví dụ về các trách nhiệm của một ABB gồm: định nghĩa dịch vụ, trung gian, định tuyến, ....

Tóm tắt về các tầng:

Các tầng được định nghĩa trong một SOA RA như sau:

  • Tầng các hệ thống vận hành - Tầng các hệ thống vận hành và hệ thống CNTT nắm giữ cơ sở hạ tầng của tổ chức, cả mới và hiện có, cần thiết để hỗ trợ giải pháp SOA lúc thiết kế, triển khai và thời gian chạy.

    Tầng này biểu diễn điểm giao nhau giữa cơ sở hạ tầng thời gian chạy thực tế và phần còn lại của SOA chạy trên cơ sở hạ tầng đó. Ngoài ra, nó là điểm tích hợp cho một cấu kiện Cơ sở hạ tầng là một Dịch vụ (IaaS) cơ bản và phần còn lại của SOA trong bối cảnh rộng lớn hơn của điện toán đám mây. Các yêu cầu then chốt đối với tầng này được nêu lên trong phần khả năng, mô tả các khả năng được cung cấp để thực hiện các yêu cầu đó.
  • Tầng Thành phần dịch vụ - Tầng Thành phần dịch vụ có chứa các thành phần phần mềm, mỗi một trong số đó cung cấp việc triển khai thực hiện hoặc "thực hiện" một dịch vụ hoặc một hoạt động của một dịch vụ. Tầng này cũng chứa các thành phần chức năng và kỹ thuật giúp cho một Thành phần dịch vụ thực hiện một hoặc nhiều dịch vụ dễ dàng. Các thành phần dịch vụ phản ánh định nghĩa của dịch vụ mà chúng đại diện, cả về chức năng của nó và việc quản lý của nó lẫn các tương tác chất lượng dịch vụ. Chúng "kết buộc" hợp đồng dịch vụ với việc thực hiện các dịch vụ trong tầng các hệ thống vận hành và hệ thống CNTT. Các thành phần dịch vụ được lưu trú trên máy chủ trong các thùng chứa có hỗ trợ một đặc tả dịch vụ.

    Tầng thành phần dịch vụ cho phép linh hoạt về CNTT thông qua việc đóng gói và bằng cách cho phép ghép lỏng. Việc tách biệt các mối quan tâm được thực hiện sao cho người tiêu dùng giả định rằng việc thực hiện dịch vụ trung thành với mô tả đã công bố của nó (sự tuân thủ dịch vụ) và các nhà cung cấp bảo đảm đạt được sự tuân thủ này. Các chi tiết của việc thực hiện thường không có gì quan trọng với người tiêu dùng. Kết quả là, tổ chức của Nhà cung cấp có thể quyết định thay thế một thành phần này bằng thành phần khác có mô tả tương tự mà không ảnh hưởng đến những người tiêu dùng Dịch vụ đó.
  • Tầng Dịch vụ - Tầng Dịch vụ gồm có tất cả các dịch vụ logic được định nghĩa trong SOA. Lớp này chứa các mô tả về các dịch vụ, các khả năng nghiệp vụ và bản khai CNTT được sử dụng/được tạo ra trong lúc thiết kế cũng như các hợp đồng dịch vụ và các mô tả được sử dụng trong thời gian chạy.

    Tầng Dịch vụ là một trong các tầng nằm ngang cung cấp chức năng nghiệp vụ được hỗ trợ trong một SOA và mô tả các khả năng chức năng của các dịch vụ trong một SOA.
  • Tầng Quy trình nghiệp vụ - Tầng Quy trình bao gồm biểu diễn quy trình, các phương thức tổ hợp và các khối xây dựng để gộp chung các dịch vụ được ghép lỏng như một quy trình được phân đoạn, phù hợp với các mục tiêu kinh doanh. Luồng dữ liệu và luồng điều khiển được sử dụng để cho phép các tương tác giữa các dịch vụ và các quy trình nghiệp vụ. Sự tương tác này có thể tồn tại trong một doanh nghiệp hoặc giữa nhiều doanh nghiệp.

    Tầng quy trình nghiệp vụ trong Kiến trúc tham khảo SOA đóng vai trò điều phối trung tâm trong việc kết nối các yêu cầu mức nghiệp vụ và các thành phần giải pháp mức-CNTT thông qua sự cộng tác với tầng tích hợp, tầng chất lượng dịch vụ, tầng kiến trúc thông tin cũng như tầng các dịch vụ.
  • Tầng Người tiêu dùng - Tầng Người tiêu dùng là nơi những người tiêu dùng, cho dù đó là một người, chương trình, trình duyệt hoặc máy tự động hóa, tương tác với SOA. Nó cho phép một giải pháp SOA hỗ trợ một tập hợp chức năng độc lập với khách hàng, không cần biết rõ kênh, được tiêu dùng và được biểu hiện tách biệt thông qua một hoặc nhiều kênh (các nền tảng và các thiết bị của khách). Vì vậy, nó là điểm nhập vào cho tất cả người tiêu dùng tương tác bên trong và bên ngoài (con người và các ứng dụng/các hệ thống khác) và các dịch vụ (ví dụ như các kịch bản B2B - các kịch bản Doanh nghiệp với Doanh nghiệp).

    Tầng này cung cấp khả năng để nhanh chóng tạo ra một mặt trước của quy trình nghiệp vụ và các ứng dụng phức hợp để đáp ứng với những thay đổi trên thị trường. Nó cho phép sự truy cập độc lập với kênh tới những quy trình nghiệp vụ được các ứng dụng và các nền tảng khác nhau hỗ trợ. Sự tách rời này giữa người tiêu dùng và phần còn lại của SOA bên dưới cung cấp cho các tổ chức khả năng hỗ trợ sự nhanh nhẹn, nâng cao khả năng sử dụng lại và cải thiện chất lượng và tính nhất quán.
  • Tầng Tích hợp - Tầng Tích hợp là một mối quan tâm xuyên suốt, cho phép và cung cấp khả năng làm trung gian, bao gồm biến đổi, định tuyến và chuyển đổi giao thức để truyền tải các yêu cầu dịch vụ từ người yêu cầu dịch vụ đến nhà cung cấp dịch vụ phù hợp. Nó hỗ trợ các khả năng cần thiết để cho phép thực hiện một SOA như định tuyến, hỗ trợ và chuyển đổi giao thức, truyền thông báo/ kiểu dáng tương tác, hỗ trợ cho môi trường đa dạng, các bộ điều hợp, tương tác dịch vụ, hỗ trợ dịch vụ, ảo hóa dịch vụ, tạo thông báo dịch vụ, xử lý và chuyển đổi thông báo. Tầng tích hợp cũng có trách nhiệm duy trì sự gắn kết chặt chẽ của giải pháp trong một hệ thống ghép lỏng.

    Việc tích hợp xảy ra ở đây chủ yếu là tích hợp các tầng thành phần dịch vụ, dịch vụ và quy trình (các tầng "chức năng"). Ví dụ, chính đây là nơi xảy ra việc kết buộc (muộn hoặc theo cách khác) các dịch vụ để thực hiện quy trình. Điều này cho phép một dịch vụ luôn được trưng ra nhất quán trên nhiều kênh hướng về phía khách hàng.
  • Tầng Chất lượng dịch vụ - Tầng Chất lượng dịch vụ là một mối quan tâm xuyên suốt, hỗ trợ các yêu cầu không theo chức năng (NFR) liên quan đến các mối quan tâm của SOA và cung cấp một tiêu điểm để xử lý chúng theo bất kỳ giải pháp đã cho nào. Nó cung cấp phương tiện bảo đảm rằng một SOA đáp ứng các yêu cầu của nó về: việc giám sát, độ tin cậy, tính sẵn sàng để dùng, khả năng quản lý, khả năng giao tác, khả năng bảo trì, khả năng mở rộng, bảo mật, an toàn, vòng đời, v.v. Nó có phạm vi giống như FCAPS truyền thống (Lỗi - Fault, Cấu hình - Configuration, Tính cước - Accounting, Hiệu năng - Performance, Bảo mật - Security) của ITIL hoặc RAS (Độ tin cậy - Reliability, Tính sẵn sàng - Availability, Tính tiện lợi - Serviceability). Các kiểu quản lý và giám sát tương tự, áp dụng cho các doanh nghiệp ngày nay rất quan trọng để quản lý các dịch vụ và các giải pháp SOA và có thể cần các phần mở rộng để xử lý bản chất hướng dịch vụ và các ranh giới giữa các lĩnh vực của nhiều giải pháp SOA.
  • Tầng Kiến trúc thông tin - Tầng Kiến trúc thông tin là một mối quan tâm xuyên suốt, chịu trách nhiệm thể hiện một biểu diễn thống nhất về khía cạnh thông tin của một tổ chức, khi được cung cấp bởi các dịch vụ, các ứng dụng và các hệ thống CNTT của nó, cho phép các nhu cầu và các quy trình nghiệp vụ và phù hợp với bảng từ vựng nghiệp vụ - bảng chú giải thuật ngữ và các thuật ngữ.

    Tầng này gồm có kiến trúc thông tin, các phân tích nghiệp vụ và kinh doanh thông minh, các xem xét về siêu dữ liệu và bảo đảm đưa vào các nhận xét quan trọng liên quan đến các kiến trúc thông tin, có thể cũng được sử dụng làm cơ sở cho việc tạo ra các phân tích nghiệp vụ và kinh doanh thông minh thông qua các quầy dữ liệu và các kho dữ liệu. Nó bao gồm nội dung siêu dữ liệu được lưu trữ trong tầng này. Tầng này cũng hỗ trợ năng lực cho một khả năng dịch vụ thông tin, cho phép một khả năng về tầng dữ liệu thông tin ảo hóa. Điều này cho phép SOA hỗ trợ sự nhất quán dữ liệu và sự nhất quán về chất lượng dữ liệu.
  • Tầng Quản trị - Tầng Quản trị là một mối quan tâm xuyên suốt, bảo đảm rằng các dịch vụ và các giải pháp SOA trong một tổ chức đang tuân theo các chính sách, các hướng dẫn và các tiêu chuẩn đã xác định, được định nghĩa như là một hàm của các mục tiêu, các chiến lược và các quy định được áp dụng trong tổ chức và bảo đảm rằng một giải pháp SOA đang cung cấp giá trị nghiệp vụ mong muốn. Các hoạt động quản trị SOA cần tuân thủ theo các nguyên tắc và các tiêu chuẩn quản trị của Doanh nghiệp, của CNTT và của Kiến trúc doanh nghiệp. Tầng Quản trị sẽ được điều chỉnh để phù hợp và hỗ trợ mức hoàn thiện SOA đích của tổ chức đó.

Các kiểu Dịch vụ:

Lẽ tự nhiên, các dịch vụ là một khái niệm then chốt trong bất kỳ kiến trúc hướng dịch vụ nào và điều quan trọng cần nhận ra là có thể có nhiều thể loại khác nhau. Kiến trúc tham khảo SOA định nghĩa một lược đồ phân loại tiêu chuẩn cho các dịch vụ. Ở đây các dịch vụ được phân loại theo những gì chúng làm, tức là theo chức năng hoặc mục đích của chúng (mặc dù các thể loại không loại trừ lẫn nhau) để hỗ trợ trong việc bảo đảm vừa bao quát và vừa hiểu biết chung. Tất nhiên, có thể có các lược đồ phân loại khác và chúng có ích.

Việc phân vùng các dịch vụ thành các nhóm là một hoạt động phổ biến trong việc phát triển các dịch vụ và danh mục dịch vụ trong một kiến trúc định hướng dịch vụ. Các thể loại và các nhóm dịch vụ ảnh hưởng đến cách kinh doanh lẫn CNTT xem xét và hiểu kiến trúc và danh mục các dịch vụ hỗ trợ nó.

Hình dưới đây cho thấy một lược đồ phân loại chức năng cho các dịch vụ trong một doanh nghiệp điển hình.


Hình 3. Các kiểu Dịch vụ

Các thể loại dịch vụ được chia nhỏ trong Hình 3. Các dịch vụ được kết nối tới 'Các dịch vụ tích hợp dịch vụ' ('Service Integration Services), chẳng hạn như các dịch vụ tương tác (interaction services), các dịch vụ quy trình (process services), các dịch vụ thông tin (information services), v.v, được coi là lĩnh vực cụ thể. Chúng là giải pháp cụ thể và yêu cầu triển khai thực hiện riêng cho lĩnh vực hoặc giải pháp đang được phát triển. Có thể mua các dịch vụ cụ thể về từng lĩnh vực, nhưng nói chung chúng đòi hỏi tùy chỉnh hoặc mở rộng khá nhiều.

Các thể loại các dịch vụ còn lại được coi là độc lập về lĩnh vực. Các thể loại độc lập về lĩnh vực bao gồm các dịch vụ phát triển (development services), các dịch vụ quản lý ( management services), v.v. Có thể sử dụng trực tiếp các dịch vụ của thể loại này trong nhiều lĩnh vực hoặc các giải pháp khác nhau. Nhìn chung các dịch vụ độc lập về lĩnh vực được sử dụng để lập kế hoạch, phát triển, hỗ trợ và quản lý các dịch vụ cụ thể của từng lĩnh vực trong giải pháp. Thường thì các dịch vụ độc lập về lĩnh vực có thể mua được và sử dụng được mà không cần tuỳ chỉnh nhiều.

Lưu ý rằng các thể loại dịch vụ Tương tác, Quy trình và Thông tin hỗ trợ mẫu Mô hình-Khung nhìn -Trình điều khiển (MVC hay Model-View-Controller). Giá trị của việc tách biệt các khía cạnh này trong khung nhìn kiến trúc truyền thống vẫn còn đúng với SOA.

Các thể loại dịch vụ là:

  • Các dịch vụ trung gian - chịu trách nhiệm kết buộc những người tiêu dùng dịch vụ với các nhà cung cấp dịch vụ - phân giải các vị trí một cách trong suốt để đạt được sự định tuyến tối ưu các yêu cầu trên toàn mạng và đáp ứng các mục tiêu nghiệp vụ. Các trung gian thường thêm giá trị gia tăng bằng cách thực hiện một số hoạt động có ích, như ghi nhật ký hoặc dịch, ngoài việc đảm bảo khả năng kết nối.
  • Các dịch vụ Tương tác – cung cấp các logic trình bày của các thiết kế nghiệp vụ và hỗ trợ sự tương tác giữa các ứng dụng và những người dùng cuối.
  • Các dịch vụ quy trình - bao gồm nhiều dạng khác nhau của logic kết hợp, đặc biệt là luồng quy trình nghiệp vụ.
  • Các dịch vụ Thông tin - cung cấp logic dữ liệu của thiết kế nghiệp vụ. Việc triển khai cung cấp quyền truy cập vào các dữ liệu lưu trữ lâu bền của doanh nghiệp, hỗ trợ tổ hợp dữ liệu của doanh nghiệp và cung cấp kiến trúc con riêng của chúng để quản lý luồng dữ liệu trong toàn tổ chức.
  • Các dịch vụ Truy cập - tích hợp các ứng dụng và các chức năng thừa kế vào trong một giải pháp kiến trúc hướng dịch vụ.
  • Các dịch vụ Bảo mật - giải quyết việc bảo vệ chống lại các mối đe dọa trên các chiều dễ bị tổn thương của một SOA. Chúng có trách nhiệm bảo vệ các tương tác giữa những người tiêu dùng dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ cũng như bảo vệ tất cả các phần tử đóng góp vào kiến trúc.
  • Các dịch vụ Đối tác - nắm bắt ngữ nghĩa của khả năng tương thích giữa các đối tác có một đại diện trực tiếp trong thiết kế nghiệp vụ.
  • Dịch vụ Vòng đời – hỗ trợ quản lý vòng đời của các giải pháp SOA và tất cả các phần tử bao gồm chúng qua việc phát triển và quản lý trải rộng từ chiến lược đến cơ sở hạ tầng.
  • Các dịch vụ Tài sản và Đăng ký - cung cấp quyền truy cập đến các tài sản là một phần của kiến trúc tổng thể. Việc này bao gồm các mô tả dịch vụ, các dịch vụ phần mềm, chính sách, tài liệu và các tài sản hoặc các tạo phẩm khác cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.
  • Các dịch vụ Cơ sở hạ tầng - cung cấp việc sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo đảm tính toàn vẹn của môi trường vận hành và cân bằng tải công việc để đáp ứng các mục tiêu mức dịch vụ, cô lập công việc để tránh nhiễu, thực hiện bảo trì, truy cập có bảo mật tới các quy trình nghiệp vụ và các dữ liệu mật và đơn giản hóa toàn bộ việc quản trị hệ thống.
  • Các dịch vụ Quản lý - cung cấp tập hợp các công cụ và các số liệu quản lý, được sử dụng để giám sát các luồng dịch vụ, sức khỏe của hệ thống bên dưới, việc sử dụng tài nguyên, việc nhận biết sự cố dừng hệ thống và các nghẽn cổ chai, việc đạt được các mục tiêu dịch vụ, buộc tuân thủ các chính sách quản trị và phục hồi khỏi các hư hỏng.
  • Các dịch vụ Phát triển – hỗ trợ toàn bộ bộ các công cụ kiến trúc, các công cụ mô hình hóa, các công cụ phát triển, các công cụ tổ hợp trực quan, các công cụ lắp ráp, các phương pháp luận, các hỗ trợ gỡ lỗi, các thiết bị đo và phát hiện các phần mềm đại lý cần thiết để xây dựng một giải pháp SOA..
  • Các dịch vụ Chiến lược và Lập kế hoạch - hỗ trợ việc tạo ra tầm nhìn, kế hoạch chi tiết và kế hoạch chuyển tiếp để cải thiện kết quả kinh doanh, cùng với các dịch vụ xử lý các chiến lược của doanh nghiệp để tạo ra một lộ trình thực hiện bao gồm cả kinh doanh lẫn CNTT.
  • Các dịch vụ Ứng dụng nghiệp vụ - thực hiện logic nghiệp vụ cốt lõi, ở đây việc triển khai được tạo ra cụ thể trong một mô hình nghiệp vụ.
  • Các dịch vụ Nghiệp vụ - nắm bắt các chức năng nghiệp vụ và được cung cấp như các dịch vụ chưa chia nhỏ (mức thô) cho những người tiêu dùng bên ngoài.

SOA RA cung cấp phạm vi và chi tiết toàn diện. Nó cho phép các kiến trúc sư tin chắc không có gì bị bỏ sót khi nghĩ về các dịch vụ và các khối xây dựng giải pháp. Dựa trên kinh nghiệm sâu rộng từ các dự án thế giới thực, IBM là người duy nhất được trang bị để cung cấp bề rộng kinh nghiệm và các sản phẩm cần thiết để hỗ trợ SOA và tiêu chuẩn SOA RA này.

IBM hỗ trợ Tiêu chuẩn SOA RA như thế nào

Các sản phẩm dịch vụ

IBM không chỉ có một tập hợp toàn diện các sản phẩm chào hàng về các dịch vụ đã được thử lửa, mà còn là người lãnh đạo thị trường SOA, có kinh nghiệm giúp đỡ khách hàng với SOA.

Có lẽ bạn đã bắt đầu chuyển đổi SOA của mình rồi nhưng bạn muốn có một đánh giá về cách bạn đang làm. Có thể bạn đang có vấn đề về hiệu năng và muốn có một đánh giá về thiết kế, cơ sở hạ tầng hoặc việc thực hiện. Có lẽ bạn cần giúp đỡ trong việc định cỡ giải pháp SOA của mình và bảo đảm giải pháp đó sẽ hoạt động với các tải lớn nhất. Các dịch vụ của IBM có thể giúp đánh giá các kế hoạch và các cải tiến được khuyến cáo của bạn để có giá trị kinh doanh lớn hơn. SOA Diagnostic (Chẩn đoán SOA) xem xét toàn bộ chiến lược SOA, việc quản trị (kể cả bảo mật), tính sẵn sàng của cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển SOA đang tiến hành. Ngoài ra chúng tôi tập trung vào các đánh giá khả năng và hiệu năng để bảo đảm cho SOA của bạn sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu kinh doanh và CNTT của bạn.

Tiêu chuẩn SOA RA của Tập đoàn Open dựa trên Chồng giải pháp SOA (SOA Solution Stack) của IBM, một tài sản quan trọng là một phần của các dịch vụ được đề cập ở trên, cũng như SOMA (Kiến trúc và Mô hình hóa hướng dịch vụ), phương pháp nổi tiếng trên thế giới của IBM để xác định các dịch vụ đúng đắn cho giải pháp của bạn.

Bây giờ, IBM đang sử dụng bề dày kinh nghiệm này trong việc áp dụng SOA cho các giải pháp Đám mây cho tổ chức của bạn. Hãy xem http://www-935.ibm.com/services/us/index.wss/offerfamily/gbs/a1028751.

Các sản phẩm phần mềm

IBM có một phạm vi rộng lớn nhất về các sản phẩm trong ngành công nghiệp phần mềm để thực hiện giải pháp SOA đúng đắn cho bạn. Tại mỗi bước theo lộ trình của bạn, trong mỗi tầng kiến trúc của bạn, bạn có thể sử dụng các sản phẩm của IBM để cung cấp cho bạn các công cụ và cơ sở hạ tầng đúng đắn dùng cho SOA của bạn ở bất kỳ giai đoạn nào trong vòng đời của nó – lập kế hoạch, phát triển, triển khai, quản lý. IBM sử dụng sơ đồ sau đây làm một mô hình tham khảo kiến trúc để minh họa cho các khía cạnh của việc thực hiện một SOA.

Các sản phẩm và các dịch vụ của IBM cũng có thể được ánh xạ tới các kiểu dịch vụ chung mà Kiến trúc tham khảo SOA chuẩn hóa:


Hình 4. Ánh xạ sản phẩm phần mềm của IBM, Phần 1


Hình 5. Ánh xạ sản phẩm phần mềm của IBM, Phần2

Các nhãn hàng của IBM hỗ trợ Mô hình hóa/Lắp ráp/Triển khai/Quản lý vòng đời của giải pháp SOA của bạn:

  • Rational hỗ trợ Mô hình hóa và Lắp ráp bằng cách cung cấp các công cụ để mô hình hóa giải pháp SOA và các quy trình nghiệp vụ của bạn. Nó cũng cung cấp các sản phẩm để hỗ trợ các dịch vụ phát triển.
  • WebSphere hỗ trợ Triển khai bằng cách cung cấp thời gian chạy để triển khai thực hiện các dịch vụ, các máy khách dịch vụ và các quy trình nghiệp vụ. Nó cũng cung cấp các sản phẩm để hỗ trợ các dịch vụ vận hành cần thiết để triển khai các giải pháp SOA của bạn.
  • Tivoli hỗ trợ Quản lý bằng cách cung cấp việc giám sát và quản lý vận hành các dịch vụ, giải pháp và cơ sở hạ tầng của bạn. Nó cũng cung cấp các sản phẩm để hỗ trợ các dịch vụ Quản lý.
  • Lotus cung cấp các công cụ để tích hợp truy cập tới mọi người và cộng tác với các quy trình nghiệp vụ của bạn. Nó cung cấp sự hỗ trợ của các dịch vụ Tương tác. Khi xem xét kiến trúc tham khảo SOA của IBM nói trên, đây là một mẫu ví dụ về các mảng rộng lớn của các sản phẩm của IBM có sẵn cho một trong số các khía cạnh của một SOA.
  • Information Management (Quản lý thông tin) hỗ trợ Triển khai bằng cách cung cấp các dịch vụ quản lý thông tin trong suốt chuỗi cung cấp thông tin.

Các sản phẩm của IBM cung cấp sự hỗ trợ cả cho các tầng lẫn cho các dịch vụ trong SOA RA.

  • Các dịch vụ Chiến lược và Lập kế hoạch do dịch vụ Global Business Service's Component Business Modeling (Mô hình hóa nghiệp vụ thành phần của Dịch vụ nghiệp vụ toàn cầu) cung cấp để giúp bạn xem xét cẩn thận hoạt động nghiệp vụ của mình và nhận biết tập hợp các dịch vụ và các thành phần nghiệp vụ đúng đắn cho mình. Các dịch vụ và các công cụ SOMA (Kiến trúc và Mô hình hóa hướng dịch vụ) giúp bạn nhận biết các dịch vụ đúng đắn với nhu cầu của chúng ta. Rational Unified Process (RUP – Quy trình thống nhất Rational) với SOMA cung cấp đề xuất hướng dẫn thực hành tốt nhất làm tăng tốc quy trình này, đặc biệt dùng để hiện đại hóa các hệ thống cũ. Ngoài ra, Rational của IBM bán Rational Systems Architect (Kiến trúc sư các hệ thống Rational) và Rational Focal Point (Tiêu điểm Rational) làm các công cụ cho các kiến trúc sư doanh nghiệp, những người cung cấp các hệ thống hỗ trợ quyết định cho sản phẩm và quản lý danh mục phần mềm dựa vào thị trường. Rational RequisitePro dò vết theo các yêu cầu nghiệp vụ cho tới các mục tiêu và các bước trong vòng đời phát triển dịch vụ.
  • Các dịch vụ và các sự kiện nghiệp vụ giúp các nhà phân tích nghiệp vụ nắm bắt thiết kế nghiệp vụ của bạn dùng cho tài liệu, sự tuân thủ, mô phỏng và tối ưu hóa. WebSphere Business Monitor (Trình giám sát nghiệp vụ WebSphere) giúp bạn tạo ra các bảng đồng hồ để hiển thị trực quan hiệu năng của nghiệp vụ của bạn để giúp bạn hiểu cách thiết kế nghiệp vụ của bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình và khuyến cáo các cách tối ưu hóa. Cognos Business Intelligence (Kinh doanh thông minh Cognos) cung cấp việc phân tích, lập báo cáo kinh doanh và các bảng đồng hồ trên SOA của bạn. WebSphere Operational Decision Management (Quản lý quyết định vận hành WebSphere) nâng cao các cơ sở hạ tầng BPM và SOA để có sự hiểu biết sâu sắc và nhận thức nghiệp vụ xung quanh các điều kiện kinh doanh dựa vào sự kiện.
  • Các dịch vụ Phát triển được Rational cung cấp qua Rational Software Architect, cung cấp cho bạn một môi trường phát triển với các dịch vụ nghiệp vụ của mình trên Windows, Linux, các hệ thống i và z. Rational Team Concert (Phối hợp nhóm Rational) cho phép phát triển hợp tác trong những môi trường này. Rational ClearCaseClearQuest tự động hóa và thực thi các quy trình phát triển để có sự hiểu biết sâu sắc, khả năng dự báo, quản lý và kiểm soát vòng đời phát triển phần mềm tốt hơn. Để bổ sung cho điều này, IBM Integration Designer (Trình thiết kế tích hợp của IBM) giúp bạn tạo ra các luồng quy trình nghiệp vụ, các máy trạng thái và các quy tắc nghiệp vụ.
  • Các dịch vụ Tài sản và Đăng ký do Rational Asset Manager (Trình quản lý tài sản Rational) cung cấp để giúp tạo, chỉnh sửa, quản trị, tìm kiếm và sử dụng lại bất kỳ kiểu tài sản phát triển nào bao gồm cả những thứ dùng cho giải pháp SOA của bạn. WebSphere Service Registry và Repository (Kho lưu trữ và Đăng ký dịch vụ WebSphere) đưa ra các công cụ để cung cấp cho việc đăng ký và định vị các dịch vụ nhằm hỗ trợ kết buộc muộn tới các dịch vụ.
  • Các dịch vụ Tích hợp dịch vụ, về cơ bản, là khả năng của Enterprise Service Bus (ESB - Bus dịch vụ doanh nghiệp) và được hỗ trợ bởi WebSphere Enterprise Service Bus để cung cấp một cấu trúc cơ bản dùng để kết nối trong suốt giữa các dịch vụ trên một mạng phân tán của doanh nghiệp. Nó được WebSphere Message Broker (Trình môi giới thông báo WebSphere) mở rộng để cung cấp các chuyển đổi thông báo cho các kiểu dữ liệu không là XML và cung cấp sự tích hợp dựa trên thông báo. WebSphere Message Queue (Hàng đợi thông báo WebSphere) cho phép trao đổi thông tin tin cậy, có thể điều chỉnh được trên các nền tảng khác nhau. Các thiết bị SOA của WebSphere DataPower tăng cường và đẩy mạnh ứng dụng SOA của bạn, cụ thể là, WebSphere DataPower Integration Appliance XI52 (Thiết bị tích hợp WebSphere DataPower XI52) và WebSphere DataPower XML Accelerator XA35 Appliance (Thiết bị bộ gia tốc XML WebSphere DataPower XA35) đỡ tải cho việc xử lý dịch vụ Web và xử lý XML, tương ứng.
  • Business Application Services (Các dịch vụ Ứng dụng nghiệp vụ) được lưu trữ trong WebSphere Application Server (Máy chủ ứng dụng WebSphere), một môi trường được lưu trên máy chủ luôn có sẵn cho các dịch vụ nghiệp vụ SOA cơ bản và một nền tảng cho WebSphere Portal (Cổng thông tin WebSphere), IBM Business Process Management (BPM - Quản lý quy trình nghiệp vụ của IBM) và WebSphere ESB. Các mô hình lập trình dựa trên các tiêu chuẩn cho SOA, SCA, SIP, Web 2.0 và JPA cũng được hỗ trợ. WebSphere Application Server được tăng cường thêm để điều chỉnh quy mô theo WebSphere eXtended Deployment (XD - Triển khai mở rộng WebSphere) và WebSphere Network Deployment (Triển khai mạng WebSphere) mở rộng mô hình lập trình cho các yêu cầu điện toán cao cấp phổ biến. WebSphere eXtended Deployment Compute Grid (Lưới điện toán của WebSphere eXtended Deployment) cho phép chia sẻ logic nghiệp vụ trên các mẫu xử lý theo bó và giao dịch. WebSphere eXtreme Scale cung cấp lưu trữ trong bộ nhớ nhanh phân tán rất cần thiết cho khả năng điều chỉnh co giãn và các môi trường đám mây và SOA của thế hệ tiếp theo. Các ứng dụng nghiệp vụ được trợ giúp bằng các hệ thống quản lý dữ liệu có hiệu năng cao: CICS, một máy chủ ứng dụng và giao dịch và IMS, một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phân cấp và giao dịch. Cả CICSIMS đều đã được cho phép để sử dụng SOA.
  • Các dịch vụ Quy trình được IBM Business Process Management hỗ trợ đầy đủ, BPM là một môi trường lưu trữ chính trên máy chủ dành cho xử lý nghiệp vụ - cả các luồng lẫn các máy trạng thái nghiệp vụ. WebSphere Operation và Decision Management (Quản lý quyết định và vận hành WebSphere) cung cấp một hệ thống quản lý các quy tắc nghiệp vụ để kiểm soát và quản lý các chính sách và các quy trình nghiệp vụ. WebSphere Business Events (Các sự kiện nghiệp vụ WebSphere) giúp phát hiện, đánh giá nghiệp vụ và đáp ứng với tác động của các sự kiện nghiệp vụ dựa trên việc phát hiện ra các mẫu sự kiện hành động.
  • Các dịch vụ Tương tác được hỗ trợ bởi WebSphere Portal là một môi trường lưu trữ trên máy chủ dành cho logic tương tác người dùng với các ứng dụng SOA của bạn và cho phép các giao diện được gộp chung vào một trang người dùng duy nhất. Lotus Sametime, một nền tảng truyền thông hợp nhất, cho phép gọi các dịch vụ và sự tham gia của mọi người trong các quy trình nghiệp vụ. IBM Mashup Center (Trung tâm ứng dụng hỗn hợp của IBM) cho phép bạn sử dụng các ứng dụng tình huống động để kết nối những người dùng với các dịch vụ nghiệp vụ.
  • Các dịch vụ Thông tin được cung cấp bởi các sản phẩm kho dữ liệu và tích hợp thông tin. InfoSphere Master Data Management (Quản lý toàn bộ dữ liệu của InfoSphere) quản lý tập trung toàn bộ dữ liệu nghiệp vụ quan trọng trên các lĩnh vực khách hàng, sản phẩm và kế toán trái ngược với IBM Information Server (Máy chủ thông tin của IBM) là một nền tảng tích hợp dữ liệu dùng cho thông tin phân tán, đa dạng, phức tạp. Cognos Business Integrator (Trình tích hợp nghiệp vụ Cognos) cho phép bạn khám phá và tương tác với bất kỳ dữ liệu nào, theo bất kỳ tổ hợp nào và bao trùm toàn bộ dải thời gian.
  • Các dịch vụ Đối tác được hỗ trợ thông qua Sterling B2B IntegrationWebSphere DataPower Appliance (Thiết bị WebSphere DataPower và Tích hợp B2B xuất sắc) cho phép tích hợp doanh nghiệp với doanh nghiệp với các đối tác thương mại thông qua một nền tảng quản lý giao dịch và đối tác thương mại hợp nhất và tập trung để tích hợp dữ liệu và quy trình.
  • Các dịch vụ Truy cập được hỗ trợ thông qua WebSphere Adapters (Các bộ tiếp hợp WebSphere) để cung cấp các bộ tiếp hợp cho một loạt các hệ thống thông tin thừa kế.
  • Các dịch vụ Cơ sở hạ tầng được WebSphere Virtual Enterprise (Doanh nghiệp ảo WebSphere) hỗ trợ để cung cấp ảo hóa ứng dụng với chi phí thấp hơn và tăng tính linh hoạt, tính nhanh nhẹn, tính sẵn sàng và độ tin cậy. Phần mềm ảo hóa quản lý việc sử dụng các phần mềm trung gian và phần cứng của IBM và các nhà cung cấp khác. IBM là một nhà cung cấp tin cậy các hệ thống, máy chủ và lưu trữ cho doanh nghiệp của bạn, điều này gồm cả nền tảng tích hợp mũi nhọn Power Systems chạy AIX hoặc Linux và BladeCenter có khả năng mở rộng và khả năng quản lý dựng sẵn. IBM nổi tiếng với công xuất xử lý vô địch và tính sẵn sàng cao của System z Series (Các loạt Hệ thống z) của mình.
  • Các dịch vụ Quản lý bao gồm cả quản lý thời gian chạy lẫn bảo mật. Bảo mật được cung cấp bởi Tivoli Identity Manager (Trình quản lý định danh Tivoli), Tivoli Federated Identity Manager (Trình quản lý định danh liên hợp Tivoli), Tivoli Security Policy Manager (Trình chính sách bảo mật Tivoli) còn Tivoli Access Manager (Trình quản lý truy cập Tivoli) cung cấp một điểm quản trị thống nhất của những người dùng, hợp nhất thông tin người dùng và quản lý đặc quyền. Tivoli Compliance Insight Manager (Trình quản lý nhận thức tuân thủ Tivoli) cung cấp việc giám sát tự động hóa người dùng về việc tuân thủ bảo mật. WebSphere DataPower XML Security Gateway XS40 và XG45 (Cổng kết nối bảo mật XML của WebSphere DataPower XS40 và XG45) tích hợp các dịch vụ định danh hợp nhất, bảo mật và thư mục của Tivoli vào việc xử lý mạng SOA của bạn. Việc giám sát, cung cấp và tự động hóa được hỗ trợ bởi Tivoli Composite Application Manager (ITCAM - Trình quản lý ứng dụng hỗn hợp Tivoli), một bộ sản phẩm tích hợp (bao gồm ITCAM cho SOA) cho phép quản lý các dịch vụ CNTT trên tất cả các tầng của SOA RA, Tivoli Intelligent Orchestrator (TIO - Trình điều phối hoạt động thông minh Tivoli) cung cấp sự hỗ trợ quản lý và tự động hóa các luồng công việc quản trị và quản lý của bạn và bắt đầu các luồng công việc để đáp ứng với các sự kiện trong hệ thống thông tin và Tivoli Provisioning Manager (Trình quản lý cung cấp Tivoli) mở rộng TIO với các luồng công việc để tự động hoá môi trường triển khai cho việc cung cấp phần cứng và phần mềm. Tivoli Change và Configuration Management DataBase (CCMDB - Cơ sở dữ liệu quản lý cấu hình và thay đổi Tivoli) là nền tảng để tự động hóa và hỗ trợ các quy trình quản lý cấu hình và thay đổi như ITIL mô tả, Tivoli Application Dependency Discovery (TADDM - Phát hiện phụ thuộc ứng dụng Tivoli) cung cấp các khả năng phát hiện tự động và dò vết cấu hình để xây dựng các bản đồ ứng dụng nhằm cung cấp khả năng hiển thị thời gian thực về sự phức tạp của ứng dụng. Tivoli Usage and Accounting Manager (Trình quản lý kế toán và sử dụng Tivoli) đánh giá cách sử dụng và các chi phí về tài nguyên điện toán chia sẻ. Tivoli Business Service Manager (TBSM - Trình quản lý dịch vụ kinh doanh Tivoli) cung cấp tính sẵn sàng, khả năng hiển thị và tin tức về dịch vụ thời gian thực trên các bảng đồng hồ, cũng như hiển thị trực quan sức khỏe của các dịch vụ nghiệp vụ quan trọng và các SLA liên quan. IBM Systems Director (Trình giám đốc các hệ thống của IBM) cung cấp việc quản lý nền tảng của các hệ thống vật lý và ảo trên các môi trường đa hệ thống giúp làm đơn giản việc ảo hóa.
  • Các dịch vụ Vòng đời được hỗ trợ bởi Rational Method Composer (Trình soạn phương thức Rational), một nền tảng quy trình phát triển phần mềm linh hoạt với một thư viện hướng dẫn thực hành tốt nhất sẽ giúp bạn đưa ra các hướng dẫn quy trình nhất quán tùy chỉnh cho nhóm dự án của bạn. Rational Requirements Composer (Trình soạn yêu cầu Rational) cung cấp các kỹ thuật hình ảnh và văn bản để nắm bắt các mục tiêu kinh doanh và soạn thảo các yêu cầu trong môi trường cộng tác. Rational Build Forge (Xưởng xây dựng Rational) tự động hóa và tăng tốc quá trình xây dựng và phát hành.

SOA đặt nền tảng cho Đám mây như thế nào

SOA RA, như được Tập đoàn Open chuẩn hóa, áp dụng cho kiến trúc Đám mây và là kiến trúc cơ bản cho IBM Cloud Computing Reference Architecture (Kiến trúc tham khảo điện toán đám mây của IBM) và đã được đệ trình lên Tập đoàn Open (IBM CCRA). Phần này sẽ giải thích có các nhận xét mới cho kiến trúc đám mây ở đâu và cho thấy SOA RA hỗ trợ chúng như thế nào.

Các mối quan tâm về chức năng: các hệ thống vận hành, các thành phần dịch vụ, các dịch vụ, các quy trình nghiệp vụ và các giao diện của người tiêu dùng, tất cả đều tồn tại trong Đám mây và liên quan với Đám mây.


Hình 6. Kiến trúc nền tảng đám mây

Đối với kiến trúc Đám mây, cần tập trung đặc biệt cho:

  • Tầng Vận hành: Cơ sở hạ tầng là một phần của tầng các hệ thống vận hành, nhưng thường được nhấn mạnh trong các kiến trúc Đám mây vì Đám mây áp đặt các yêu cầu mới về cơ sở hạ tầng để cho phép truy cập mạng rộng lớn, tạo nhóm tài nguyên, khả năng co giãn nhanh, ảo hóa và khả năng mở rộng.
  • Tầng Dịch vụ: Các kiểu dịch vụ đám mây chung, *aaS, nằm trong tầng các dịch vụ. Các kiểu dịch vụ đám mây này, giống như các dịch vụ khác, sử dụng và đôi khi trưng ra các tài sản trong tầng các hệ thống vận hành. Đối với các dịch vụ đám mây, các kiểu tài sản được trưng ra thường là tiêu điểm của kiểu dịch vụ, tức là trong các hệ thống vận hành, cơ sở hạ tầng phần cứng được trưng ra như là IaaS và phần mềm trung gian được trưng ra như là PaaS và quy trình nghiệp vụ như là BPaaS.
  • Quy trình nghiệp vụ: Các quy trình nghiệp vụ tham gia vào một giải pháp đám mây giống như chúng làm trong các giải pháp SOA, chúng có thể được cung cấp như một dịch vụ (BPaaS) hoặc là người tiêu dùng các dịch vụ (cho dù chúng có là các dịch vụ đám mây hay không). Thêm vào đó, các quy trình nghiệp vụ trong một tổ chức của nhà cung cấp đám mây cần được cấu trúc lại và sắp xếp hợp lý theo các cách mới lạ để đáp ứng các mục tiêu thời gian tới chuyển giao, thời gian tới thay đổi nhanh hơn nhiều và chi phí ít hơn.
  • Tầng Người tiêu dùng: Tầng người tiêu dùng được tách biệt nghiêm ngặt hơn và cẩn thận hơn khỏi các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ để cho phép tạo nhóm và thay thế các dịch vụ hoặc nhà cung cấp đám mây.

Các mối quan tâm xuyên suốt trong SOA RA: tích hợp, chất lượng dịch vụ, thông tin và quản trị: là các vấn đề quan trọng cho tất cả các kiến trúc và các giải pháp đám mây, giống như với SOA. Sự thực là chúng là các phương tiện xuyên suốt mà mỗi một tầng chức năng có thể có các tương tác với các khả năng trong các tầng xuyên suốt.

Với kiến trúc Đám mây, phải có sự tập trung đặc biệt vào:

  • Tầng Chất lượng dịch vụ (QOS): Mối quan tâm xuyên suốt về Chất lượng dịch vụ có các yêu cầu bổ sung đáng kể đối với Đám mây dùng để quản lý và bảo mật, nhằm cho phép các yêu cầu dịch vụ đo được và các yêu cầu tự phục vụ theo yêu cầu cũng như các yêu cầu quan trọng của khách hàng về tính co giãn, bảo mật, hiệu năng, quản lý tự động hóa, hỗ trợ nghiệp vụ và vận hành. Sự hỗ trợ quản lý có thể được biểu diễn như là một Common Cloud Management Platform (Nền tảng quản lý Đám mây chung) trong lớp QOS của SOA RA, bao gồm sự hỗ trợ cho các dịch vụ hỗ trợ nghiệp vụ và vận hành, hay còn gọi là OSS và BSS. Điều này rất quan trọng để thúc đẩy việc giảm bớt chi phí sản xuất bằng cách phân phối nhiều dịch vụ đám mây dựa trên cùng một nền tảng.
  • Quản trị cho các giải pháp đám mây cũng sẽ có một số mẫu các yêu cầu duy nhất cần thiết để hỗ trợ quản trị xuyên qua các ranh giới tổ chức. Các nhà cung cấp và những người tiêu dùng thường sẽ cần phải thương lượng với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây về cách thực thi trên một quá trình quản trị theo vòng lặp, bảo đảm rằng giải pháp và các dịch vụ đám mây được phân phối thích hợp và tiếp tục phù hợp với với các yêu cầu kinh doanh.

Đối với hệ sinh thái đám mây, những người tiêu dùng, các nhà cung cấp và những người tạo dịch vụ đám mây có các vai trò chung ở mức cao được xác định trong các kiến trúc đám mây.

Điều quan trọng là phải xem xét Đám mây trong bối cảnh của SOA và các giải pháp Đám mây trong bối cảnh các giải pháp SOA lớn hơn làm cơ sở cho chúng.

Các mối quan tâm xuyên suốt đối với việc tích hợp và thông tin vẫn còn quan trọng và phải được xem xét trong sự phát triển của bất kỳ kiến trúc giải pháp Đám mây nào. Tuy nhiên, đám mây không đưa vào bất kỳ các nguyên tắc hoặc vấn đề mới nào với những tầng xuyên suốt này.

Để làm cho dễ tập trung hơn vào các vấn đề Đám mây chứ không phải là vấn đề SOA, chúng ta có thể đưa các vấn đề Đám mây vào sơ đồ riêng của mình, như chúng ta thấy trong Hình 7.


Hình 7. Kiến trúc tham khảo điện toán đám mây của IBM

Các khái niệm và các phần tử kiến trúc không được mô tả trong CCRA vẫn còn được ngụ ý và trình bày thông qua di sản SOA RA của nó.

Kết luận: Tại sao bạn lại chọn IBM để xây dựng giải pháp SOA của mình

Một bài viết gần đây của Gartner (Tổng quan về sáng kiến chính của các nền tảng ứng dụng và tích hợp, 22 07.2011) khuyên các khách hàng, "làm cho SOA trở thành một kiến trúc tiên quyết".

IBM được công nhận là người dẫn đầu thị phần SOA trong 7 năm và vẫn còn tăng thêm. Tài liệu về các dự báo, cổ phiếu và thị trường phần mềm SOA được phát hành mới đây của Wintergreen quy 78% của thị trường cho IBM, so với đối thủ cạnh tranh gần nhất của IBM chỉ có 4% ít ỏi.

IBM sở hữu:

  • Cơ sở khách hàng lớn nhất với hơn 8000 khách hàng và hơn 100 câu chuyện thành công trên ibm.com
  • Hệ sinh thái mạnh nhất, bao gồm hơn 7400 đối tác kinh doanh.
  • Mức đầu tư và tri thức chuyên môn cao nhất trong ngành công nghiệp phần mềm với hơn 13000 tài sản trong danh mục kinh doanh về SOA và các dịch vụ và danh mục giải pháp sâu nhất và rộng nhất.
  • Dẫn đầu liên tục trong cả các đánh giá của Forrester SOA Wave (Làn sóng SOA của Forrester) lẫn Gartner SOA Magic Quadrant (Thước đo độ kỳ diệu SOA của Gartner).

Quan trọng hơn, chiến lược SOA của IBM được xây dựng trên các tiêu chuẩn mở - có khả năng tương thích và chuẩn hóa. Sự dẫn đầu của IBM về tiêu chuẩn hóa của SOA RA (Kiến trúc tham khảo SOA), SOA Ontology, OSIMM và SOA Governance Framework (Khung công tác quản trị SOA) trong Tập đoàn Open là những ví dụ về cam kết của chúng tôi với các tiêu chuẩn dành cho các kiến trúc sư SOA.


Tài nguyên

Học tập

Lấy sản phẩm và công nghệ

  • Đánh giá các sản phẩm của IBM theo cách phù hợp với bạn nhất: Tải về một bản dùng thử sản phẩm, dùng thử một sản phẩm trực tuyến, sử dụng một sản phẩm trong một môi trường đám mây, hoặc dành một vài giờ trong SOA Sandbox để học cách thực hiện Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) có hiệu quả.

Đôi nét về các tác giả

Heather Kreger là Trưởng ban công nghệ (CTO) về Tiêu chuẩn quốc tế của IBM và là kiến trúc sư trưởng về Các tiêu chuẩn SOA trong Nhóm phần mềm. Bà có 15 năm kinh nghiệm về các tiêu chuẩn và đã lãnh đạo phát triển về các tiêu chuẩn cho các dịch vụ SOA, Đám mây (Cloud), Web, Quản lý và Java ở ISO/IEC, W3C, OASIS, DMTF, Tập đoàn Open. Heather là tác giả của rất nhiều bài báo, đặc tả, sách "Java và JMX, Xây dựng Hệ thống dễ quản lý" và biên tập viên của 'Định hướng toàn cảnh các tiêu chuẩn mở SOA xung quanh kiến trúc'.

Vince Brunssen là kỹ sư phần mềm cao cấp tại IBM đang làm việc trong Tổ chức Standards. Ông hiện đang điều hành nhân lực ở OASIS để chuẩn hóa S-RAMP (SOA Repository Artifact Model and Protocol). Ông cũng có công đóng góp cho các tiêu chuẩn SOA ở Tập đoàn Open.

Robert Sawyer là giám đốc tiếp thị sản phẩm cho IBM WebSphere, tập trung vào Các giải pháp SOA. Trước khi nhận vai trò này, ông đã làm việc trong lĩnh vực xử lý sự kiện, giúp hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường và gửi thông báo quy trình sự kiện kinh doanh của IBM. Trước đây ông cũng từng đảm nhiệm vai trò kỹ sư phần mềm trong một số nhóm và sản phẩm IBM, bao gồm ECM, hệ thống quản lý phương tiện truyền thông điện tử (EMMS) và SCORE (Giải pháp về Tuân thủ trong môi trường có kiểm soát) của IBM, một giải pháp của ngành công nghiệp chăm sóc sức khoẻ và khoa học đời sống.

Tiến sĩ Ali Arsanjani là Trưởng ban công nghệ (CTO) của SOA Emerging Technologies trong IBM Global Services. Ông quản lý một nhóm phụ trách phát triển năng lực toàn cầu về SOA và gia tăng cung cấp các giải pháp SOA xuất sắc thông qua việc sử dụng các công cụ của IBM, của nhà cung cấp khác và các đề xuất SOA, mà ông là đồng phát triển hầu hết trong số đó. Ông chịu trách nhiệm về tầm nhìn, chiến lược của IBM và thực hiện chiến lược đó trong lĩnh vực SOA về các công nghệ mới nổi và các dịch vụ SOA. Ông là kiến trúc sư thực hành, được săn đón trên toàn thế giới trên các khách hàng lớn nhất của IBM. Để thực hiện điều này Tiến sĩ Arsanjani làm việc với bộ phận Nghiên cứu của Tập đoàn phần mềm IBM cũng như các bộ phận khác của IBM Global Business Services (Các dịch vụ kinh doanh toàn cầu của IBM) để phân phối Các giải pháp SOA cho các khách hàng đang sử dụng các công cụ, các công nghệ và các dịch vụ SOA mới nhất của IBM. Trong vai trò là kiến trúc sư trưởng về SOA và Web Services Center of Excellence (Trung tâm xuất sắc về Các dịch vụ Web và SOA) trong IBM Global Services, ông và nhóm của mình nổi tiếng về thu thập và phát triển các hướng dẫn thực hành tốt nhất để mô hình hóa, phân tích, thiết kế và thực hiện Các dịch vụ Web và SOA. Ông đã lãnh đạo Cộng đồng thực hành Các dịch vụ Web và SOA toàn thế giới trong nội bộ IBM (với hơn 6000 thành viên) và là tác giả chính của phương pháp SOMA (Kiến trúc và Mô hình hóa hướng dịch vụ) cho SOA cũng như các tài sản, các dịch vụ và các công cụ khác xung quanh SOA. Ông đã chú tâm vào Tạo công cụ SOA với một phần mở rộng và plugin cho Rational Software Architect có tên là SOMA-ME (Môi trường mô hình hóa SOMA) để cung cấp sự hỗ trợ tạo công cụ cho Các phương thức SOA của IBM và các tài sản để phát triển Giải pháp SOA. Điều này đã được mô tả trong ấn bản 08.2008 của Tạp chí Các hệ thống IBM. Tiến sĩ Arsanjani đã tham gia vào việc phát triển khả năng SOA trên toàn thế giới trong nhiều ngành công nghiệp và nhiều nước, làm việc không chỉ nhằm phát triển các nhóm công tác để hỗ trợ triển khai các công cụ và các tài sản của IBM trong vùng SOA, mà còn tham gia hàng ngày với các khách hàng lớn nhất của IBM. Tiến sĩ Arsanjani không chỉ làm về thực hiện một chiến lược toàn cầu cho GBS, mà còn làm về đánh giá và phát triển các công cụ hỗ trợ cho các đề xuất của IBM. Ông đại diện cho IBM trong các cơ quan tiêu chuẩn như Tập đoàn Open và chịu trách nhiệm đồng lãnh đạo các tiêu chuẩn Mô hình hoàn thiện SOA và Kiến trúc tham khảo SOA trong cơ quan đó. Bên trong IBM, ông lãnh đạo các nỗ lực nghiên cứu về các công nghệ mới nổi, các công cụ và các dịch vụ tư vấn kết hợp các dịch vụ với các phần mềm cần thiết để phân phối thành công các dịch vụ đó, có hiệu quả, theo mô hình có thể mở rộng và có thể lặp lại trên toàn thế giới với hơn 6000 người đang sử dụng.

Rob High là kiến trúc sư trưởng đại diện cho Quỹ SOA, là ủy viên hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch và thành viên của Học viện công nghệ của IBM. Ông chịu trách nhiệm về bảo đảm một định nghĩa kiến trúc ngành công nghiệp mở của các nguyên tắc về liên kết kinh doanh và Công nghệ thông tin được hỗ trợ bởi Business Process Optimization (Tối ưu hóa quá trình kinh doanh) và SOA, cũng như việc bảo đảm danh mục phần mềm và các dịch vụ của IBM được xây dựng về mặt kiến trúc để cho phép các giải pháp dựa trên SOA có hiệu quả. Trách nhiệm này mở rộng đến hầu hết danh mục phần mềm của IBM, bao gồm các sản phẩm WebSphere, Rational, Tivoli, Lotus và Quản lý thông tin liên quan đến việc thực hiện SOA.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...