Tên lửa DF-21D Trung Quốc không hề dễ đánh chìm được tàu sân bay Mỹ
- Hải quân TQ chuẩn bị chiến tranh trên biển để chống hạm đội Mỹ?
- TQ và Mỹ - Nhật Bản sẽ xảy ra chiến tranh quy mô lớn trước năm 2030?
- Quân đội Trung Quốc trang bị vũ khí chuẩn bị chiến tranh quy mô lớn?
- Báo Mỹ: Trung Quốc không thể chịu nổi "chiến tranh nóng" trên biển
- NATO thực sự lo ngại tin tặc từ TQ, muốn hợp pháp hóa chiến tranh mạng
- Báo cáo Mỹ kiến nghị đề phòng xảy ra chiến tranh với Trung Quốc
- Báo Nhật: Muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh
- Báo Mỹ cảnh báo Ấn Độ về bài học trong chiến tranh năm 1962 với TQ
Hạm đội tàu sân bay Mỹ ở biển Nhật Bản |
Truyền thông Mỹ gần đây phỏng đoán, tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay của Quân đội Trung Quốc không chỉ đã đưa vào triển khai, mà còn đã bắt đầu phát triển phiên bản tăng cường.
Trong tương lai, nếu quân Mỹ còn muốn điều tàu sân bay tiến hành răn đe ở xung quanh Trung Quốc, thì phải làm tốt công tác chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên tàu. Theo báo Trung Quốc thì Mỹ lấy cớ như vậy để tiếp tục mở rộng lực lượng tác chiến triển khai ở khu vực xung quanh Trung Quốc.
Đông Phong -21D có thể thay đổi hướng bay?
"China in Brief" của Quỹ Jamestown Mỹ phỏng đoán, tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Đông Phong -21D Trung Quốc có thể đã đưa vào triển khai. Kế tiếp, Quân đội Trung Quốc có thể nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm khác có đặc điểm khác, đóng vai trò bổ sung.
Tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản thì phỏng đoán, mặc dù phần lớn báo cáo (trong đó có báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ) đều dự đoán, tầm phóng của tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc "khoảng 1.500 km", nhưng xét việc Trung Quốc có thể đã giải quyết được vấn đề nan giải ngắm chuẩn và tấn công tàu di động trên biển, Trung Quốc có thể đã bắt đầu tìm cách tăng tầm phóng cho tên lửa đạn đạo chống hạm.
Trang mạng Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng, một khi "sát thủ tàu sân bay" tầm phóng xa hơn ra đời, sách lược sử dụng cụm chiến đấu tàu sân bay đe dọa Trung Quốc của quân Mỹ sẽ bị tác động nghiêm trọng.
Hai năm gần đây, các tàu sân bay USS Washington, USS Carl Vinson và USS Nimitz đều đã xuất hiện ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc, điều này cho thấy trong tương lai quân Mỹ có thể cân nhắc triển khai 3 cụm tàu sân bay ở khu vực xung quanh Trung Quốc để ứng phó với "tình hình căng thẳng".
Nhưng, xét tới năng lực đáp trả của tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay của Trung Quốc, tàu sân bay quân Mỹ triển khai ở Tây Thái Bình Dương sẽ gặp phải mối đe dọa.
Tàu sân bay Carl Vinson CVN-70 Hải quân Mỹ |
Cơ quan nghiên cứu Mỹ cho rằng, tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay triển khai trên đất liền của Trung Quốc có thể bắn trúng tàu sân bay di động trên biển.
Điều này làm cho tàu sân bay quân Mỹ hoạt động ở vùng biển Đông Á đối mặt với mối đe dọa. Bài báo cho rằng, loại "sát thủ tàu sân bay" này còn có thể thay đổi hướng bay, vì vậy càng khó đánh chặn.
Ngoài ra, Quân đội Trung Quốc còn có thể sử dụng tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và máy bay chiến đấu trang bị tên lửa hành trình chống hạm, phối hợp với tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay để tác chiến, tàu sân bay quân Mỹ sẽ rơi vào tình trạng rất bị động.
Quân Mỹ có 1 "bí mật công khai"
Trên thực tế, Mỹ thổi phồng uy lực của "sát thủ tàu sân bay" Trung Quốc để mượn cớ tiếp tục mở rộng sức mạnh trên biển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tạp chí "Chính sách ngoại giao" Mỹ cho rằng, để ứng phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Trung Quốc, Lầu Năm Góc có kế hoạch tăng cường chế tạo tàu sân bay cỡ vừa và nhẹ, phát triển máy bay chiến đấu tầm xa mới.
Ngoài ra, để bảo đảm an toàn cho 3 hạm đội tàu sân bay triển khai ở các vùng biển Đông Á, quân Mỹ muốn triển khai nhiều tàu chiến Aegis hơn ở vùng biển này, đồng thời tiếp tục xây dựng mạng lưới phòng thủ tên lửa ở khu vực Đông Á.
Tàu sân bay USS Nimitz CVN-68 huấn luyện trên biển Đông |
Tạp chí "Kính tiềm vọng-2" Nga chỉ ra, quân Mỹ có một "bí mật công khai": Tất cả các hạm đội tàu sân bay quân Mỹ có thể đều mang theo vũ khí hạt nhân chiến thuật, từ đó trở thành công cụ trên biển có sức răn đe hạt nhân.
Lầu Năm Góc nhấn mạnh mối đe dọa tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Trung Quốc là có ý đồ chứng minh quân Mỹ không thể dễ dàng từ bỏ vũ khí hạt nhân trang bị cho tàu chiến. Nếu Quân đội Trung Quốc sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác đe dọa biên đội tàu sân bay Mỹ, quân Mỹ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trên tàu chiến tiến hành đáp trả.
"Cuộc chiến truy đuổi" 14 phút
Tờ "Kính tiềm vọng-2" cho rằng, quân Mỹ giả định mỗi quả tên lửa chống tàu sân bay Trung Quốc đều có thể bay đến tàu sân bay một cách chính xác, nhưng hiện còn chưa thể thực hiện.
Bài báo chỉ ra, hiện nay trên thế giới không có một loại radar có thể "khóa" chính xác tàu sân bay xa ngoài 1.500-2.000 km (bởi vì tàu sân bay không ngừng di chuyển), càng không thể tiến hành bám theo tàu sân bay bởi đội hình tàu hộ tống cực mạnh đi kèm.
Quân đội Trung Quốc có muốn như vậy cũng phải đồng thời sử dụng nhiều loại trang bị như máy bay do thám, tàu ngầm và vệ tinh mới có thể phối hợp radar tiến hành định vị tàu sân bay ở ngoài 1.000-2.000 km.
Sau khi định vị thành công, tên lửa Đông Phong-21D có thể bay tới mục tiêu với tốc độ bình quân khoảng 2,38 km/giây. Nếu tàu sân bay cách căn cứ phóng 2.000 km, quá trình bay của tên lửa cần 840 giây. Tốc độ của tàu sân bay Mỹ khoảng 32 hải lý/giờ, trong vòng 14 phút, nó hoàn toàn có thể chạy khỏi khu vực mục tiêu.
Tên lửa đạn đạo tầm trung dòng DF-21 Trung Quốc |
Theo bài báo, điều này hoàn toàn không phải là nói tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc không đe dọa được tàu sân bay. Nếu lắp đầu đạn hạt nhân cho tên lửa, bom bi và đạn xung điện từ có tính sát thương diện tích lớn, thì mối đe dọa của nó sẽ tăng mạnh.
Theo suy đoán, tên lửa đạn đạo DF-21D có khả năng mang theo 900 kg, có thể lắp rất nhiều đạn, bán kính sát thương của nó có thể đạt 300-500 m. Các trang bị như radar tàu chiến và một bộ phận máy bay hải quân của tàu sân bay Mỹ trong phạm vi này có thể bị bắn trúng, nhưng tàu sân bay có thể sẽ không bị tiêu diệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét