Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Yakhont, S-300 phá tan âm mưu vùng cấm bay

http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Yakhont-S300-pha-tan-am-muu-vung-cam-bay/20135/52574.vnd

Yakhont, S-300 phá tan âm mưu vùng cấm bay

VietnamDefence - Moskva đã gửi cho Damascus một lô tên lửa chống hạm Yakhont cải tiến, 4 tiểu đoàn S-300 cùng các chuyên gia Nga cũng đã yên vị ở Syria.

Tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont. Tên lửa chống hạm 3M55 Oniks (Yakhont chính là biến thể xuất khẩu của Oniks) được đưa vào trang bị cho hải quân Nga theo nghị quyết của chính phủ Nga ngày 23/9/2002. Tên lửa được sản xuất tại Liên hiệp Strela ở thành phố Orenburg. Tên lửa này tác chiến theo nguyên lý bắn-quên với biên dạng bay cao-thấp-cao và có thể phóng từ nhiều phương tiện mang trên biển, trên không và mặt đất. Tên lửa và hệ thống Oniks (biến thể xuất khẩu là Yakhont) dùng để trang bị cho các tàu nổi và tàu ngầm (biến thể xuất khẩu là Yashma). Hệ thống này còn có các tên gọi P-800 và P-100. Còn Yakhont được trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ biển K-300P Bastion-P đã được xuất khẩu cho Syria và Việt Nam.

Nga đang thể hiện sự sẵn sàng chi viện vũ khí cho chính phủ Syria. Nếu như Nga muồn để không ai biết việc chuyển giao tên lửa chống hạm thì không ai có thể biết được.

Tờ New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ đưa tin, Nga đã gửi các tên lửa chống hạm sang Syria. Quyết định này cho thấy Moskva quyết tâm ủng hộ chế độ Bashar al-Assad đến thế nào.

Đây là các tên lửa Yakhont trang bị hệ dẫn cải tiến. Theo các chuyên gia Mỹ, các tên lửa này sẽ cho phép Damascus đối phó hiệu quả hơn với hải quân phương Tây một khi họ mưu toan phong tỏa đường biển Syria. Quân đội Syria sẽ có thêm khả năng để đánh bại mọi mưu toan của phương Tây trợ giúp lực lượng đối lập bằng cách phong tỏa đường biển, áp đặt vùng cấm bay hoặc hạn chế các đòn không kích.

Syria đặt mua Bastion-P với Yakhont từ năm 2007 theo hợp đồng trị giá 300 triệu USD và nhận được các đại đội đầu tiên vào năm 2011.  Người ta cho rằng, Syria đã mua ít nhất 2 hệ thống Bastion-P (36 tên lửa/1 hệ thống). Theo Jane's International Defense Review, Syria đã nhận được 72 tên lửa Yakhont. Yakhont có tầm bắn ngoài đường chân trời và bắn quên, ứng dụng công nghệ tàng hình nên khó bị radar hiện đại phát hiện. Bastion có thể bảo vệ bờ biển có chiều dài đến 600 km và có thể tiêu diệt mục tiêu mặt ước ở cự ly 300 km khi phóng tên lửa với nhịp phóng 2,5 s/quả.

Báo chí phương Tây mô tả Yakhont như một loại vũ khí vô địch, là "sát thủ tàu chiến đích thực", có uy lực hủy diệt khủng khiếp, không thể theo dõi và bắn hạ, radar của tên lửa không thể chế áp. Đây là các hệ thống cơ động nên khó bị tiêu diệt.

Sơ đồ tác chiến của Yakhont: (1) Chỉ thị mục tiêu; (2) Phóng loạt các tên lửa Yakhont; (3) Các tên lửa tăng tốc và leo lên cao; (4) Giai đoạn bay hành trình; (5) Hạ xuống độ cao nhỏ; (6) Bật đầu tự dẫn, phát hiện mục tiêu; (7) Bay ở độ cao nhỏ" (8) Tên lửa tự dẫn vào các mục tiêu đã chọn

Mấy hôm trước, báo chí Israel, Arab và phương Tây cũng tíu tít đưa tin Nga đã cung cấp cho Syria các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 theo hợp đồng ký năm 2010.

Một số tờ báo còn khẳng định, S-300 đã có mặt ở Syria cùng các chuyên gia quân sự Nga, nhưng chưa được đưa vào trực chiến. Các chuyên gia có mặt ở Syria đang chuẩn bị để đưa 4 tiểu đoàn S-300 vào chiến đấu. S-300 đã được chuyển đến Syria rất bí mật trong hai năm qua. Và hiện nay cả 4 tiểu đoàn S-300 (một hệ thống) mua theo hợp đồng năm 2010 đã đến Syria.

Báo chí còn cho hay, sác đơn vị S-300 được ngụy trang và phân tán ở các khu vực mà dân cư chủ yếu là người Shiite trung thành với Bashar al-Assad. Và không loại trừ thông tin này đã được chính Tổng thống Nga Putin thông báo cho Thủ tướng Israel Netanyahu.

Báo chí nước ngoài bắt đầu đưa tin về khả năng Nga cung cấp S-300 cho Syria từ tháng 11/ 2011. Nhưng rõ ràng là việc giao hàng đã được đẩy mạnh trong nửa năm nay, khi sự hiện diện của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải trở nên thường xuyên và các tàu đổ bộ cỡ lớn của các hạm đội Biển Đen, Baltic và Phương Bắc bắt đầu thực hiện các chuyến đi đến cảng Tartus ở Syria. Theo các chuyên gia, để chở một tiểu đoàn S-300, chỉ cần 3 tàu đổ bộ cỡ lớn.

Thông tin về việc Nga cung cấp S-300 cho Syria lại rộ lên sau khi Israel không kích Syria vào đầu tháng 5/2013 và các nước phương Tây bắt đầu đề xuất thiết lập các hành lang nhân đạo và áp đặt vùng cấm bay đối với Syria.

Ông Marat Musin, lãnh đạo hãng tin Anna-news vốn có phòng viên hoạt động thường xuyên trong các đội hình chiến đấu của quân đội Syria, cho biết, trong những năm gần đây, Nga đã giúp Syria nâng cấp các hệ thống vũ khí phòng không cung cấp trước đây như S-125 Pechora, Buk... Ông Musin cũng cho rằng, nhiều khả năng S-300 đã có mặt ở Syria và có thể các cố vấn quân sự Nga đang làm việc trong các đơn vị phòng không Syria. Nhiều khả năng, các cố vấn này có mặt nhiều hơn trong các đơn vị S-300 vì đây là loại vũ khí tinh vi, trong khi binh sĩ Syria chỉ được huấn luyện sử dụng ở Nga vào tháng 12/2012.

Đại tá phòng không Vladimir Popov cho rằng, Israel sẽ khó liều lĩnh tiêu diệt S-300 trên lãnh thổ Syria, nhưng có thể chỉ đạo lực lượng đối lập Syria tấn công các trận địa S-300. Phiến quân chỉ có thể sử dụng được các hệ thống tên lửa phòng không vác vai nên các hệ thống tinh vi hơn họ sẽ phá hủy, do đó cần tăng cường bảo vệ các trận địa tên lửa phòng không và chuyên gia quân sự Nga.

Chủ tịch Hội cựu chiến binh Syria của Nga, ông Valesy Anisimov cho rằng, sau khi S-300 có tầm bắn 75-150 km bước vào trực chiến, không phận Syria, Israel, Li-băng, Jordanie và vùng biển Địa Trung Hải sẽ lọt vào khu vực sát thương của phòng không Syria.

Các loại vũ khí đáng sợ như Yakhont và S-300 đang khiến cho Mỹ và phương Tây thêm đau đầu tính toán một khi âm mưu can thiệp bằng quân sự vào Syria.

Giám đốc Trung tâm An ninh Quốc tế, thuộc Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế (IMEMO), Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Aleksei Arbatov cho rằng, việc Nga chuyển giao vũ khí phòng thủ cho Syria cho thấy, Moskva không chỉ trên lời nói mà cả trên thực tế không có ý định cho phép áp đặt vùng cấm bay ở Syria giống như đã xảy ra ở Libya mà cuối cùng đã dẫn tới việc lật đổ chế độ của Gaddafi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

(Chơi cho vui) AIRDROP CHAINGE FINANCE - dự án xây dựng ứng dụng ngân hàng số cho mọi người

 Không hiểu lắm về cái này, tuy nhiên thấy quảng cáo khá nhiều, lại chỉ cung cấp vài thông tin cá nhân (mà mấy ông lớn như facebook với goog...